Axit dạ dày mạnh cỡ nào? Các nghiên cứu cho thấy, độ mạnh của axit dạ dày khá cao, dao động từ 1-3 theo thang độ pH nên có thể dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Nếu được duy trì ở mức độ này, axit dạ dày sẽ không gây hại dạ dày. Nhưng nếu tăng cao vượt mức bình thường kéo dài, axit dạ dày có thể gây trào ngược axit, loét, thủng, xuất huyết, thậm chí là ung thư dạ dày.
Mục lục
I. Axit dạ dày là gì?
Axit dạ dày là một chất lỏng không màu, dạng nước được sản xuất bởi niêm mạc dạ dày. Axit dạ dày là sự kết hợp của axit clohydric (HCL), kali clorua, natri clorua và các enzyme tiêu hóa khác.
Axit dạ dày đảm nhận một số chức năng quan trọng trong quá trình liên quan đến dạ dày, bao gồm phân tách thức ăn, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn và hỗ trợ quá trình đồng hóa protein. Điều này giúp cơ thể bạn hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn khi thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa.
Không chỉ vậy, axit dạ dày cũng hoạt động như tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại mầm bệnh và vi khuẩn có thể gây bệnh.
II. Axit dạ dày mạnh cỡ nào? Tại sao?
Để thực sự hiểu axit dạ dày mạnh đến cỡ nào, trước tiên bạn cần hiểu cách đo nồng độ axit trong chất lỏng.
1. Thang đo độ mạnh axit
Độ axit được đo trên thang độ pH, nằm trong khoảng từ 0 đến 14. Độ pH càng thấp thì mức độ axit của chất lỏng càng mạnh. Ví dụ:
- Axit có độ pH bằng 0, nghĩa là axit rất mạnh
- Axit có độ PH bằng 7 là trung tính, giống như nước tinh khiết.
- Axit có độ pH bằng 14 là là axit yếu nhất, được gọi là chất lỏng có tính kiềm hoặc bazơ (không axit).
2. Độ mạnh của axit dạ dày khá cao
Theo các nghiên cứu, axit dạ dày ở người thường có độ pH từ 1 đến 3. Điều này cho thấy nó có tính axit khá cao. Chỉ số này xếp axit dạ dày vào cùng loại với axit trong pin.
Ở mức mạnh nhất, độ pH của axit dạ dày chỉ thấp hơn một chút so với axit pin. Đó là lý do tại sao nó có thể phân hủy thức ăn trong dạ dày thành chất dinh dưỡng nhanh chóng.
Axit dạ dày rất mạnh là lý do tại sao mọi người có thể bị loét hoặc các loại bỏng khác ở bên trong cơ thể. Việc sản xuất quá nhiều axit dạ dày gây ra tình trạng loét dạ dày tràng.
Hãy nhớ rằng axit trong pin có thể hòa tan các vật liệu như kim loại và xương. Axit dạ dày, với độ cân bằng pH chỉ cao hơn một hoặc hai bậc, cũng có thể làm hỏng các vật liệu rất chắc chắn, như xương và răng.
3. Lý do nồng độ axit dạ dày mạnh
Axit dạ dày có tính axit mạnh phần lớn là do một thành phần cấu thành: axit clohidric (HCl). Tuy nhiên, chỉ có một lượng rất nhỏ HCl trong axit dạ dày. Các thành phần khác bao gồm kali clorua (KCl) và natri clorua (NaCl).
Các tế bào lót của thành dạ dày tiết ra bộ ba chất này. Đồng thời, các tế bào cũng tiết ra một số enzym và chất nhầy. Chất nhầy này đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nó giúp bảo vệ niêm mạc dạ để axit và các dịch vị khác không làm hỏng các cơ quan lân cận nhạy cảm.
III. Tại sao axit dạ dày phải mạnh?
Như vậy bạn đã viết axit dạ dày mạnh cỡ nào? Axit dạ dày của con người có tính axit cao, với mức độ pH thường dao động từ 1 đến 3 trên thang pH. Độ mạnh và tính axit cao của axit dạ dày của con người cao để phục vụ một số chức năng quan trọng trong quá trình tiêu hóa:
1. Tiêu hóa protein
Tính axit mạnh của axit dạ dày giúp phân hủy protein thành các mảnh peptide nhỏ hơn, giúp chúng dễ tiêu hóa hơn trong đường tiêu hóa.
2. Tiêu diệt vi sinh vật có hại
Axit dạ dày hoạt động như một cơ chế phòng vệ bằng cách tiêu diệt vi khuẩn, vi-rút và ký sinh trùng có khả năng gây hại có thể có trong thực phẩm chúng ta tiêu thụ.
3. Kích hoạt enzyme
Độ pH thấp của axit dạ dày là cần thiết để kích hoạt pepsin, một loại enzyme đóng vai trò chính trong việc phân hủy protein.
4. Phân hủy thức ăn
Môi trường axit dạ dày mạnh giúp phân hủy các hạt thức ăn thành hỗn hợp bán lỏng gọi là chyme, có thể được giải phóng dần vào ruột non để tiêu hóa và hấp thụ thêm.
5. Hấp thụ khoáng chất
Môi trường axit dạ dày mạnh còn hỗ trợ hấp thụ một số khoáng chất như canxi, sắt và magie.
6. Bảo vệ niêm mạc dạ dày
Mặc dù axit dạ dày có tính axit cao nhưng niêm mạc dạ dày vẫn được bảo vệ khỏi tác động ăn mòn của axit này bằng một lớp chất nhầy, ngăn không cho dạ dày tự tiêu hóa chính nó.
IV. Điều gì xảy ra nếu axit dạ dày mạnh quá mức bình thường?
Việc sản xuất axit dạ dày được cơ thể điều chỉnh chặt chẽ để duy trì sự cân bằng giữa chức năng tiêu hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Axit dạ dày rất mạnh và có chức năng quan trọng, nhưng việc tiếp xúc quá mức hoặc kéo dài có thể dẫn đến khó chịu ở đường tiêu hóa, trào ngược axit và các vấn đề về đường tiêu hóa khác.
Các nghiên cứu cho thấy, nếu nồng độ axit trong dịch dạ dày quá cao, chất nhầy trong dạ dày có thể ngừng hoạt động. Hậu quả là có thể dẫn đến một số biến chứng dưới đây:
- Triệu chứng nồng độ HCL cao: buồn nôn hoặc nôn, đầy hơi, khó chịu ở bụng (trầm trọng hơn khi đói), tiêu chảy, ợ nóng, giảm thèm ăn, giảm cân không rõ lý do…
- Loét dạ dày.
- Trào ngược axit.
- Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
- Thủng dạ dày.
- Chảy máu dạ dày.
- Ung thư dạ dày.
Một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ nồng độ axit dạ dày cao. Chúng bao gồm:
– Sản xuất quá mức một số hormone được biết là gây ra sản xuất axit dạ dày.
– Phục hồi sản xuất axit dạ dày sau khi ngừng thuốc làm giảm axit dạ dày.
– Nhiễm trùng vi khuẩn H.pylori/HP.
– Tắc nghẽn đường ra dạ dày.
– Khối u, nhưng hiếm gặp.
Nếu bạn cho rằng mình đang gặp phải các triệu chứng của nồng độ axit dạ dày cao hoặc thấp, hãy hẹn gặp bác sĩ. Axit dạ dày cao thường được điều trị bằng thuốc. Thuốc ức chế bơm proton (PPI) có tác dụng hạ axit dạ dày. Bác sĩ của bạn có thể tự kê toa PPI. Đôi khi, PPI được kê đơn cùng với các loại thuốc khác.
Các phương pháp điều trị khác sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân nghi ngờ gây ra nồng độ axit cao này. Những phương pháp điều trị này có thể bao gồm: kháng sinh, thay đổi chế độ ăn uống; phẫu thuật cắt bỏ khối u, một phần dạ dày (cắt dạ dày) hoặc một phần dây thần kinh phế vị (cắt dây thần kinh phế vị).
Khi gặp phải tình trạng axit dạ dày tăng mạnh quá mức bình thường, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Thuốc chữa dạ dày chữ Y – Yumangel là sản phẩm của Công ty Dược phẩm Yuhan Corporation Hàn Quốc và được nhập khẩu về Việt Nam bởi Công ty Đại Bắc.
Thành phần chính của Yumangel là Almagate có công dụng trung hòa axit dạ dày. Từ đó giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm dạ dày, trào ngược dạ dày, loét dạ dày, loét tá tràng, viêm dạ dày; các chứng bệnh do tăng tiết axit dạ dày (ợ nóng, buồn nôn, nôn, đau dạ dày); ức chế hoạt động của men pepsin, ngăn ngừa tái phát đau dạ dày.
V. Lời khuyên giúp axit dạ dày luôn duy trì được độ mạnh tối ưu
Không chỉ axit mạnh quá mức bình thường mới gây hại. Nếu nồng độ axit dạ dày ở mức thấp hơn so với bình thường, bạn có thể gặp các triệu chứng như: ợ hơi, đầy hơi, đầy bụng, ợ nóng, tiêu chảy, khó tiêu, buồn nôn kèm theo nôn mửa, rụng tóc. Axit dạ dày thấp nếu không được điều trị có thể làm hỏng hệ thống tiêu hóa, tăng nguy cơ nhiễm trùng và các vấn đề sức khỏe mãn tính.
Do đó, để cơ thể sản xuất axit dạ dày đạt độ mạnh tối ưu, các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý đến những vấn đề sau trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày:
- Ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (5-6 bữa/ngày) thay vì những bữa ăn lớn, giàu calo.
- Tránh nằm trong 2 đến 3 giờ sau khi ăn và tránh ăn 2 đến 3 giờ trước khi đi ngủ.
- Tránh mặc quần áo chật gây áp lực lên bụng.
- Tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống.
- Giảm số lượng calo ăn mỗi bữa.
- Tránh hút thuốc, nếu bạn đang hút thuốc.
- Ăn chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt.
- Ngủ đủ giấc và trước 23h, nghỉ ngơi thư giãn.
- Duy trì cân nặng vừa phải, tránh thừa cân hoặc béo phì.
Tóm lại, axit dạ dày mạnh cỡ nào? Nồng độ pH của axit dạ dày nằm trong khoảng từ 1 – 3, tức là khá cao nên có thể phân hủy thức ăn thành chất dinh dưỡng nhanh chóng. Tuy nhiên, nếu vượt quá mức bình thường và liên tục tiếp xúc với axit dạ dày trong thời gian dài có thể gây dẫn đến chứng ợ nóng, trào ngược axit và loét dạ dày. Vì vậy, việc sinh hoạt và ăn uống khoa học để duy trì nồng độ pH dạ dày ở mức ổn định tối ưu là điều quan trọng để bạn có hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Tài liệu tham khảo:
https://www.wonderopolis.org/wonder/how-powerful-is-stomach-acid
https://www.healthline.com/health/how-strong-is-stomach-acid#takeaway
https://famy.vn/tin-tuc/axit-da-day-la-gi#manh-khong
https://www.quora.com/How-powerful-are-peoples-stomach-acids
https://zoe.com/learn/stomach-acid-facts
https://www.healthline.com/health/how-strong-is-stomach-acid#takeaway
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/axit-trong-da-day-manh-co-nao-chung-co-vai-tro-gi.html
https://vienyhocungdung.vn/acid-da-day-manh-toi-muc-nao-20201008102236479.htm
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...