Có những thực phẩm giúp cải thiện triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày nhưng cũng có thực phẩm lại khiến tình trạng nặng hơn.Vậy viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để nhanh khỏi? Cùng Yumangel khám phá trong bài viết này nhé!
Mục lục
I. Ăn uống không hợp lý làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, các vết loét sâu xuống lớp cơ niêm mạc khiến người bệnh đau bụng âm ỉ, ợ hơi, ợ chua rất khó chịu…
Các triệu chứng có thể tăng lên sau khi ăn, đặc biệt là nếu người bệnh ăn các loại thức ăn, đồ uống gây kích thích niêm mạc dạ dày như: tỏi, ớt, rượu bia; món ăn nhiều chất béo, chiên xào; thực phẩm gây đầy hơi như nước giải khát có gas…
Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân gây viêm loét dạ dày rất đa dạng, trong đó thường gặp nhất là các yếu tố như: Chế độ ăn uống không khoa học, lối sống sinh hoạt không hợp lý, nhiễm vi khuẩn HP, lạm dụng quá nhiều thuốc…
Trong ăn uống hàng ngày, người bị viêm loét dạ dày nếu không biết loại thực phẩm nào nên ăn, loại thực phẩm nào nên kiêng có thể khiến tình trạng viêm loét thêm nghiêm trọng và điều trị không hiệu quả. Vì vậy việc nắm được viêm loét dạ dày nên kiêng gì, ăn gì là hết sức quan trọng.
II. Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì? Nguyên tắc ăn uống
“Người bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?” là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để chọn được thực phẩm phù hợp thì phải nắm được nguyên tắc ăn uống của người bị viêm loét dạ dày. Các nguyên tắc bao gồm:
- Thái thức ăn nhỏ và nấu chín mềm: Thức ăn nhỏ và nấu chín mềm sẽ giúp dạ dày dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ.
- Ăn chậm và nhai kỹ: Ăn chậm nhai kỹ giúp nghiền nhỏ thức ăn, giúp dạ dày tiêu hoá thức ăn dễ dàng và nhanh chóng hơn.
- Loại bỏ các thói quen ăn uống không tốt cho dạ dày: Cụ thể là vừa ăn vừa đọc báo, xem phim, xem điện thoại, lướt facebook; đi nằm, đi tắm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.
- Ăn các bữa ăn nhỏ: Người bị viêm loét dạ dày dạ dày nên chia thành các bữa ăn nhỏ thay vì chỉ ăn 1 bữa chính với lượng thức ăn nhiều. Điều này giúp giảm gánh nặng cho dạ dày.
- Uống đủ nước: Uống đủ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày vừa giúp đào thải độc tố trong cơ thể ra ngoài, vừa kích thích hệ tiêu hoá hoạt động tốt hơn giúp phòng ngừa táo bón. Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên uống nước thay vì uống nước lạnh.
- Không hút thuốc lá, dùng chất kích thích, đồ uống có cồn: Thuốc lá, bia, rượu, cà phê hoặc các đồ uống chứa chất kích thích khi sử dụng để gây kích thích dạ dày khiến tình trạng bệnh viêm loét nặng hơn.
III. Viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì?
Vì chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày nên rất nhiều bệnh nhân muốn tìm hiểu viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì để xây dựng chế độ ăn uống phù hợp giúp nhanh chóng cải thiện bệnh.
1. Bị viêm loét dạ dày nên ăn gì?
Ở bệnh nhân viêm loét dạ dày, hệ tiêu hoá và dạ dày lúc này yếu nên cần chú ý tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho hoạt động tiêu hoá, có khả năng chống viêm, làm lành vết loét. Cụ thể:
1.1. Thực phẩm chứa lợi khuẩn
Các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn (probiotic) như sữa chua, kim chi, sauerkraut, miso, kombucha, tempeh. Bệnh nhân viêm loét dạ dày tiêu thụ nhóm thực phẩm này giúp hỗ trợ đẩy lùi vi khuẩn HP và quá trình điều trị lành vết loét thuận lợi hơn.
1.2. Thực phẩm giàu chất xơ
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn các thực phẩm giàu chất xơ vì 2 lý do sau: Thứ nhất chất xơ có thể làm giảm nồng độ acid trong dạ dày, từ đó làm thuyên giảm triệu chứng đau và chướng bụng. Thứ hai: Các nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn giàu chất xơ có khả năng hạn chế loét dạ dày.
Một số thực phẩm giàu chất xơ tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể kể đến như lê, táo, yến mạch; các loại ngũ cốc như: lúa mì, đậu, yến mạch…
1.3. Thực phẩm giàu vitamin A
Khoai lang giàu vitamin A, và đã có nghiên cứu khẳng định, tiêu thụ thực phẩm giàu vitamin A như khoai lang hỗ trợ làm lành vết loét dạ dày và phòng ngừa xuất hiện các vết loét.
Những thực phẩm giàu vitamin A khác bệnh nhân viêm loét dạ dày nên bổ sung vào các bữa ăn mỗi ngày gồm có cà rốt, rau chân vịt, dưa vàng, gan bò.
1.4. Thực phẩm vitamin C
Tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi các vết loét, thúc đẩy quá trình liền vết thương. Theo nghiên cứu, những người thiếu vitamin C có nguy cơ xuất hiện các vết loét cao hơn so với người bổ sung đầy đủ vitamin C.
Các loại thực phẩm giàu vitamin C tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể kể đến như: ớt chuông đỏ, dâu tây, kiwi, bông cải xanh….
1.5. Thực phẩm Pectin
Pectin (Xơ tan trong nước) là một loại chất xơ hòa tan được tìm thấy tự nhiên trong hoa quả. Nhóm thực phẩm Pectin vừa giúp cân bằng hệ vi sinh vừa gia tăng lợi khuẩn nên rất có lợi cho hệ tiêu hoá và sức khỏe của bệnh nhân viêm loét dạ dày. Pectin xuất hiện nhiều trong dâu tây, ổi, táo, lê… Tìm hiểu thêm các loại quả chứa pectin tại: Viêm loét dạ dày nên ăn trái cây gì
1.6. Thực phẩm chống oxy hóa
Thực phẩm chống oxy hóa có tác dụng hỗ trợ chữa lành các vết loét dạ dày nhanh chóng hơn. Chất chống oxy hoá thường tìm thấy trong đu đủ, nghệ, cà chua, bông cải xanh…
1.7. Thực phẩm nhiều Omega-3
Omega-3 khi đi vào cơ thể giúp tăng khả năng kháng viêm, hỗ trợ tiêu hóa và làm lành vết thương nên rất tốt với người bị viêm loét dạ dày. Các loại cá bệnh nhân viêm loét dạ dày nên ăn như cá hồi, cá chim…
1. 8. Thực phẩm tinh bột
Các thực phẩm được chế biến từ tinh bột như cơm, bánh mì không chỉ cung cấp năng lượng cho cơ thể mà giúp làm giảm acid trong dạ dày.
Vì vậy, nếu bệnh nhân viêm loét dạ dày đang không biết nên ăn gì để cải thiện tình trạng bệnh thì đừng bỏ qua nhóm thực phẩm làm từ tinh bột nhé.
1.9. Rau xanh
Rau xanh chứa rất nhiều chất xơ, vitamin có công dụng tốt trong việc làm giảm acid trong dạ dày và hỗ trợ hệ tiêu hoá tiêu hoá thức ăn dễ dàng hơn. Mặt khác, rau xanh còn chứa các chất chống oxy hóa hỗ trợ làm lành các tổn thương và vết loét hiệu quả.
Các loại rau tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày như: Súp lơ, rau bắp cải, cải bẹ xanh, rau chân vịt, súp lơ xanh, mồng tơi, thì là…
Xem chi tiết: viêm loét dạ dày nên ăn rau gì
1.10. Một số loại củ
Các loại củ như: củ cải, khoai tây, khoai lang giúp trung hòa acid trong dạ dày. Ngoài ra, một số loại củ khi ăn còn có khả năng phòng ngừa táo bón, tiêu chảy, hỗ trợ tốt cho hệ tiêu hóa. Khi chế biến các loại củ, bạn nên ưu tiên hấp luộc, hạn chế chiên, xoà, rán.
1.11. Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa
Sữa và các sản phẩm từ sữa rất giàu vitamin, protein và khoáng chất. Không chỉ kích thích ăn ngon miệng, tăng cường sức đề kháng và tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, sữa còn chứa axit lactic có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày và kích thích hoạt động của tiêu hóa.
Ngoài ra, protein và calo trong sữa có thể hỗ trợ thúc đẩy quá trình chữa lành những vết loét dạ dày trong dạ dày. Ngoài sữa tươi, bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể dùng các sản phẩm làm từ sữa như sữa chua, phô mai…
2. Bị viêm loét dạ dày kiêng ăn gì?
Về thắc mắc viêm loét dạ dày nên kiêng gì, theo các chuyên gia dinh dưỡng, một số thực phẩm khi ăn vào có thể khiến vết loét dạ dày nghiêm trọng hơn người bệnh không nên ăn như:
2.1. Các đồ uống chứa cồn
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nên tránh uống rượu, bia và các đồ uống có cồn hoàn toàn hoặc hạn chế tối đa. Bởi nhiều nghiên cứu đã chứng minh, nhóm đồ uống gây kích thích, thậm chí gây tổn hại tới ống tiêu hóa và khiến các vết loét trầm trọng hơn.
2.2. Các đồ ăn giàu chất béo
Khi ăn các đồ ăn giàu chất béo, dạ dày sẽ mất nhiều thời gian để tiêu hoá thức ăn hơn. Điều này dẫn đến đau bụng, chướng bụng, tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi bạn đang bị viêm loét dạ dày.
Vì vậy người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo như: đồ ăn chiên rán, bánh pizza, thịt xông khói, bánh mì kẹp thịt, bơ, sô cô la, pho mát, xúc xích…
2.3. Thực phẩm có tính cay nóng
Các thực phẩm có tính cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt… làm tăng chứng ợ nóng. Chứng ợ nóng có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày và làm trầm trọng thêm các triệu chứng viêm loét.
2.4. Thực phẩm có lượng axit cao
Thực phẩm có tính axit cao làm tăng sản xuất axit dạ dày, gây kích ứng niêm mạc dạ dày vì vậy người bị viêm loét dạ dày cũng cần kiêng ăn.
Ví dụ như cà chua có hàm lượng axit cao gây ra chứng ợ nóng ở một số người và kích thích vết loét. Hoa quả thuộc chi cam chanh chứa các acid tự nhiên có thể gây kích thích các vết loét.
2.5. Thực phẩm lên men
Bệnh dạ dày kiêng ăn gì? Các thực phẩm lên men như dưa chua muối, hành muối, kim chi có thể gây kích ứng dạ dày, khiến cơn đau nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, hàm lượng muối cao trong các món ăn này có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
2.6. Socola
Ở một số người, ăn socola có thể làm nặng thêm các vết loét dạ dày và cảm giác khó chịu do món ăn này góp phần gây ra chứng ợ nóng. Vì vậy, nếu đang bị viêm loét dạ dày bạn cắt giảm socola khỏi chế độ ăn uống.
2.7. Thực phẩm thừa để lâu
Nếu không được bảo quản đúng cách, các thực phẩm thừa để lâu rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, gây ra các chất độc hại cho cơ thể. Do đó, bạn không nên ăn thức ăn thừa để quá 24h, đặc biệt là với người bị viêm loét dạy dày.
2.8. Thịt đỏ
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, các loại thịt đỏ như thịt dê, thịt bỏ, thịt chứa nhiều các protein và có hàm lượng acid cao. Trong quá trình tiêu hoá thịt đỏ, có thể phải tăng sản xuất các loại acid trong dạ dày. Hậu quả là làm tăng acid trong dạ dày dẫn đến tổn thương dạ dày.
2.9. Rau củ có vị đắng hoặc quá nhiều xơ
Rau có vị đắng khổ qua rất tốt cho người có thể trạng khoẻ mạnh nhưng với người bị viêm loét dạ dày thì ngược lại. Ví dụ như khổ qua có tính lạnh nên khi người bệnh ăn có thể làm tổn thương dạ dày.
Các loại củ quả có hàm lượng chất xơ quá lớn như su hào nếu ăn nhiều sẽ gây khó tiêu, chướng bụng và đầy hơi.
Hy vọng sau khi đã nắm được bị viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì, người bệnh và người nhà bệnh nhân có thể xây dựng được chế độ ăn uống sinh hoạt khoa học và phù hợp với tình trạng bệnh, hỗ trợ đẩy lùi viêm loét dạ dày.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...