Vi khuẩn HP dương tính có chữa được không? Theo các chuyên gia y tế, dương tính vi khuẩn HP có thể chữa khỏi nhưng dễ tái nhiễm trở lại. Vì vậy, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định điều trị của bác sĩ. Cùng Yumangel tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
I. Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Sau khi xâm nhập vào đường tiêu hóa, vi khuẩn HP có thể âm thầm phát triển mà không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Vì vậy có rất nhiều người bị nhiễm khuẩn HP mà không biết.
Vi khuẩn HP dương tính có nghĩa là cơ thể đã bị nhiễm vi khuẩn HP. Các triệu chứng giúp nhận biết có vi khuẩn HP dạ dày gồm: Đau hoặc nóng rát bụng, dạ dày, đặc biệt là khi bụng rỗng; buồn nôn, nôn mửa; chán ăn; ợ hơi thường xuyên; phình bụng; giảm cân không rõ lý do…
Dương tính vi khuẩn HP tuy không quá nguy hiểm nhưng nếu để kéo dài không điều trị có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày.
- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày.
- Loét dạ dày tá tràng.
- Nguy cơ ung thư dạ dày.
II. Vi khuẩn HP dương tính có chữa được không?
Nhiễm vi khuẩn HP dương tính hoàn toàn có thể chữa được và chữa khỏi khi phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách.
Do đó, ngay khi phát hiện các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HP như đau bụng, ợ chua, cảm giác buồn nôn hoặc nôn, chán ăn, khó tiêu, rối loạn phân, người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán có hay không vi khuẩn HP ở dạ dày. Khi đã có kết luận chính xác về HP dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Một điều cần lưu ý, vi khuẩn HP sau khi đã chữa khỏi vẫn có thể tái nhiễm. Ở lần tái nhiễm sau đó, việc điều trị thường khó khăn hơn vì gặp phải tình trạng kháng thuốc và nhờn thuốc. Do vậy, bệnh nhân nhiễm khuẩn HP cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ điều trị HP của bác sĩ và chủ động phòng bệnh đúng cách ngay cả khi đã được điều trị khỏi.
III. Mất bao lâu để chữa khỏi vi khuẩn HP dương tính?
Hiện nay, phác đồ điều trị HP bằng thuốc kháng sinh thường kéo dài trong ít nhất 2 tuần. Với trường hợp bệnh nhân phát hiện bệnh lý khác có thể cần điều trị duy trì trong 4 – 8 tuần tiếp theo để chữa khỏi hẳn viêm loét dạ dày tá tràng.
Tuy nhiên, vi khuẩn HP rất dễ kháng thuốc nên việc mất bao lâu để chữa khỏi vi khuẩn HP còn phụ thuộc vào từng tình trạng bệnh cụ thể và cách bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị.
Đặc biệt, bệnh nhân bị tái nhiễm vi khuẩn HP cần lưu ý, tuyệt đối không dùng lại đơn thuốc cũ vì khả năng cao vi khuẩn HP đã hình thành đề kháng mới với kháng sinh đã dùng. Trong trường hợp bị tái nhiễm, bệnh nhân cần tiếp tục thăm khám và thực hiện theo các chỉ định bác sĩ đưa ra.
IV. Cách điều trị vi khuẩn HP dương tính hiệu quả
Nhiễm vi khuẩn HP dương tính có thể được điều trị tốt bằng thuốc kháng sinh. Căn cứ vào tình trạng bệnh cụ thể và khả năng dung nạp kháng sinh của bệnh nhân bác sĩ sẽ chỉ định nhóm kháng sinh tương thích phù hợp.
Vi khuẩn HP dạ dày có đề kháng ngày một cao với kháng sinh. Vì vậy, phác đồ điều trị HP thường có sự kết hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên để tăng hiệu quả điều trị. Dưới đây là 4 phác đồ điều trị HP Bộ Y tế ban hành:
1. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp dạ dày bậc 1: Liệu pháp trị liệu ba thuốc
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ điều trị này phù hợp cho các bệnh nhân mới điều trị lần đầu hoặc mức độ nhiễm khuẩn ở mức nhẹ.
- Thời gian áp dụng: Từ 7-14 ngày.
- Ưu điểm: Bệnh nhân bị dị ứng Penicillin có thể áp dụng phác đồ này.
- Nhược điểm: Đây là phác đồ phổ biến tại Mỹ, ít được dùng ở Việt do vi khuẩn Hp kháng Metronidazole.
Các liệu pháp trị liệu được sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày bậc 1 kết hợp 3 thuốc như sau:
1.1. Liệu pháp đầu tiên
- Tiêu chuẩn trị liệu 3: amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), clarithromycin (2 viên/ ngày), dùng đều đặn trong vòng 7 -14 ngày.
- Điều trị đồng thời: amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và PPI (2 lần/ ngày), dùng đều đặn trong 7-10 ngày.
- Liệu pháp phối hợp: 7 ngày đầu: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày). 7 ngày sau: PPI (2 lần/ ngày, amoxicillin (2 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ ngày) và clarithromycin ( 2 viên/ ngày). Liệu pháp có bốn thuốc bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), metronidazole (2 viên/ngày), bismuth (4 viên/ ngày). Dùng đều đặn trong 10-14 ngày.
1.2. Liệu pháp trị liệu lần 2
- Liệu pháp điều trị ba thuốc có Levofloxacin: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày) và levofloxacin (1 viên/ ngày) dùng trong vòng 10 ngày.
- Liệu pháp có bốn thuốc bismuth bao gồm: PPI (2 lần/ ngày), tetracycline (4 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày) và metronidazole (2 viên/ ngày). Dùng trong vòng 10- 14 ngày
1.3. Liệu pháp điều trị lần 3
- Trị liệu 4 thuốc với Levofloxacin gồm: levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày). Dùng trong 10 ngày.
- Trị liệu thuốc có bismuth gồm: PPI (2 lần/ ngày), amoxicillin (2 viên/ ngày), levofloxacin (1 viên/ ngày), bismuth (4 viên/ ngày).
2. Phác đồ điều trị vi khuẩn Hp bậc 2: Liệu pháp trị liệu 4 thuốc
- Đối tượng áp dụng: Nếu phác đồ điều trị 3 thuốc không hiệu quả hoặc hiệu quả mang lại không cao, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị tiếp theo với 4 thuốc.
- Thời gian áp dụng: 10-14 ngày.
- Ưu điểm: Khắc phục liệu pháp trị liệu 3 thuốc
- Nhược điểm: Có thể làm tăng khả năng kháng kép của vi khuẩn Hp, gây khó khăn cho việc nạp thuốc vì dùng quá nhiều loại thuốc khác nhau.
Các liệu pháp được sử dụng trong phác đồ điều trị HP dạ dày 4 được phân thành 2 loại, có hoặc không sử dụng Bismuth. Cụ thể:
- Phác đồ 4 thuốc không sử dụng Bismuth gồm: Amoxicillin (2 viên/ ngày), PPI (2 lần/ ngày), Clarithromycin (2 viên/ ngày) và Metronidazole (2 viên/ ngày).
- Phác đồ 4 thuốc có sử dụng Bismuth gồm: Kết hợp Metronidazole (hay Tinidazole) 4 viên/ngày, Tetracyclin 4 viên/ ngày và PPI (2 lần/ngày) (hoặc thay PPI bằng Ranitidin 150mg/2 lần/ ngày), Bismuth 120mg/ 4 viên/ ngày.
3. Phác đồ điều trị Hp dạ dày kế tiếp
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ nối tiếp được sử dụng khi các phương pháp điều trị trước đó không mang lại kết quả tốt.
- Thời gian áp dụng: 10 ngày.
- Kết quả điều trị: Khoảng 80-85% bệnh nhân khi áp dụng phác đồ điều trị này có thể giảm nhanh triệu chứng nhiễm khuẩn Hp và ngăn chặn bệnh phát triển và tái phát.
Giống như tên gọi, phác đồ điều trị HP dạ dày kế tiếp được chia thành 2 giai đoạn nối tiếp gồm:
- Liệu pháp trị liệu đầu tiên: PPI (2 lần/ngày), Amoxicillin 2viên/ ngày.
- Liệu pháp trị liệu tiếp theo: PPI (2 lần/ngày), Tinidazole (2 viên/ngày) và Clarithromycin (2 viên/ngày).
Các loại thuốc kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp gồm:
- Amoxicilline: Công dụng ức chế tổng hợp vách tế bào, khá bền với PH axit, hấp thu tốt ở dạ dày và niêm mạc ruột. Khi ở trong môi trường PH từ 5.5-7.5 thì hoạt tính của thuốc tăng 10- 20 lần.
- Metronidazole và Tinidazole: Thuốc có khả năng tập trung ở niêm mạc dạ dày, nồng độ cao nhất là ở trong chất nhầy dạ dày, được bài tiết ở ruột và nước bọt. 2 loại thuốc này không phụ thuộc vào nồng độ PH trong dạ dày.
- Tetracycline: Thuốc hoạt động tốt trong môi trường axit và hấp thu tốt ở niêm mạc dạ dày.
- Clarithromycin: Tác dụng ức chế tổng hợp protein ở vi khuẩn. Loại thuốc này thấm tốt trong niêm mạc dạ dày và không bị ảnh hưởng bởi dịch vị. Đặc biệt, thuốc ít gây tác dụng phụ.
- Bismuth: Ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp và củng cố thêm hàng rào phòng thủ niêm mạc dạ dày.
4. Phác đồ kết hợp liệu pháp 3 thuốc và có chứa thêm Levofloxacin
- Đối tượng áp dụng: Phác đồ trị HP dạ dày này được áp dụng khi các liệu pháp 4 thuốc và phác đồ điều trị nối tiếp không mang lại tác dụng loại bỏ HP như mong muốn.
- Nhóm thuốc được chỉ định trong phác đồ bao gồm: PPI; Levofloxacin; Amoxicillin.
- Thời gian áp dụng: Trong 10 ngày.
- Hiệu quả: Theo các chuyên gia, phác đồ kết hợp trị vi khuẩn HP 3 thuốc có chứa Levofloxacin cho hiệu quả cao hơn so với liệu pháp 4 thuốc. Tuy nhiên, phác đồ này chỉ được áp dụng đối với một số trường hợp cụ thể có chọn lọc.
Trong quá trình điều hoà vi khuẩn Hp dương tính theo phác đồ chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng cần chú ý thực hiện chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành mạnh để hỗ trợ nâng cao hiệu quả điều trị bệnh và phòng bệnh sau khi đã điều trị bệnh thành công. Cụ thể:
- Tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu chất chống oxy hoá, chất xơ, vitamin và khoáng chất như như bông cải, cải bó xôi, cải kale, các loại quả mọng, chuối, táo…
- Cung cấp lượng lợi khuẩn tốt cho tiêu hóa bằng cách ăn sữa chua, rượu kefir, miso, kim chi…
- Bổ sung một số thực phẩm hỗ trợ tốt trong việc điều trị các vấn đề ở dạ dày như: dầu thực vật các loại (dầu hạt cải, dầu olive, dầu đậu nành,..), nghệ, mật ong, gừng, cam thảo, trà xanh, nha đam,…
- Đảm bảo ăn chín, uống sôi; hạn chế tối đa việc ăn hàng quán vỉa hè không sạch sẽ, chọn mua thực phẩm có xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Không uống rượu bia, không hút thuốc lá, sử dụng chất kích thích.
- Cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi; ngủ đủ giấc; không nên thức quá khuya khiến cơ thể mệt mỏi hoặc căng thẳng kéo dài.
- Vận động thể dục thể thao đều đặn và phù hợp với sức khoẻ để nâng cao sức đề kháng và tốt cho các hoạt động trao đổi chất ở hệ tiêu hóa.
I. Cách trị HP dạ dày tại nhà bằng thảo dược
Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân dương tính với vi khuẩn HP có thể áp dụng một số biện pháp chữa trị bằng thảo dược dưới đây giúp làm giảm các triệu chứng do khuẩn HP gây ra. Cụ thể:
1. Cách trị HP dạ dày tại nhà bằng trà xanh
Hàm lượng Flavonoid, Polyphenol có trong cao trà xanh giúp kháng khuẩn, làm lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch và chống lại các tác nhân gây bệnh hiệu quả. Từ đó làm suy yếu vi khuẩn HP.
- Nguyên liệu: 50g lá trà xanh tươi.
- Thực hiện: Rửa sạch lá trà xanh rồi hãm với 1,5 lít nước sôi trong khoảng 7 phút. Rót nước trà xanh uống hàng ngày, có thể uống trước hoặc sau bữa ăn.
2. Cách trị HP dạ dày dương tính bằng trà gừng
Gừng có đặc tính chống viêm, diệt khuẩn, chống oxy hóa và cũng là một loại thuốc kháng axit tự nhiên tốt. Cách trị HP dạ dày bằng gừng như sau:
- Nguyên liệu: 300 ml nước, 30g gừng.
- Thực hiện: Đun sôi 300ml nước rồi cho gừng đã thái miếng vào. Đun trong lửa nhỏ khoảng vài phút thì tắt bếp. Chia nước làm 2 lần uống hết trong ngày.
3. Nước hương thảo trị Hp dạ dày
Hương thảo hỗ trợ tốt cho quá trình trị HP dạ dày tại nhà vì có khả năng cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón và loại bỏ khí. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 30g lá hương thảo, 500ml nước.
- Thực hiện: Đổ nước vào nồi đun sôi, khi nước sôi thì cho lá hương thảo vào và đun trong 4 phút. Chắt lấy nước và uống khi còn ấm.
4. Trà gừng nghệ
Không chỉ có đặc tính kháng khuẩn và chống viêm, nghệ còn chứa các chất chống oxy hóa, cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột nên hỗ trợ tốt quá trình điều trị HP dạ dày tại nhà.
- Chuẩn bị: Nghệ, gừng, mật ong.
- Thực hiện: Cho vào lát gừng và nghệ vào hãm với nước sôi trong khoảng 5 phút. Khi uống bạn cho mật ong vào trà gừng nghệ.
5. Tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả chanh với đặc tính kháng khuẩn giúp chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Chuẩn bị: 250ml nước, 30 giọt tinh dầu sả chanh.
- Thực hiện: Pha loãng 30 giọt dầu sả chanh với nước ấm. Có thể uống sau mỗi bữa ăn.
Vi. Giải đáp thắc mắc khác về vi khuẩn HP dương tính
Dưới đây là một số thắc mắc khác về vấn đề vi khuẩn HP dương tính giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý này:
1. Vi khuẩn HP có tái phát không?
Tình trạng tái nhiễm vi khuẩn HP là rất cao, xuất hiện dưới hai dạng:
- Tái nhiễm: Xảy ra khi đã điều trị thành công, bệnh khỏi hoàn toàn sau đó bệnh nhân nhiễm những vi khuẩn HP mới
- Tái phát: Sau khi uống thuốc điều trị, số lượng vi khuẩn HP giảm thấp đến mức không thể phát hiện. Tuy nhiên, một thời gian sau vi khuẩn lại nhân lên và có thể phát hiện thông qua xét nghiệm.
Nguyên nhân tái phát dương tính vi khuẩn HP có thể là do bệnh nhân không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, lối sống không lành mạnh và phản khoa học.
2. Vi khuẩn HP có tự hết không?
Vi khuẩn HP không thể tự khỏi nếu không được điều trị. Các phương pháp chăm sóc và điều trị tại nhà chỉ giúp cải thiện tình trạng đau và các triệu chứng khó chịu tức thời.
Để điều trị vi khuẩn HP dứt điểm, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng chỉ dẫn kết hợp với lối sống khoa học, để tiêu diệt triệt để vi khuẩn đồng thời ngăn ngừa tái phát.
3. Nhiễm vi khuẩn HP do đâu?
Tất cả mọi người đều có nguy cơ nhiễm khuẩn HP. Vi khuẩn HP thường xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn uống. Vì vậy, những người có môi trường sống kém vệ sinh, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm có nguy cơ bị dương tính HP cao hơn.
4. Vi khuẩn HP dạ dày có lây không?
Vi khuẩn HP dạ dày có khả năng lây truyền từ người sang người. Người khỏe mạnh có thể bị nhiễm HP nếu tiếp xúc với nước bọt, chất nôn hoặc phân của người mắc bệnh.
Các con đường lây truyền của vi khuẩn HP là: qua đường miệng – miệng (sử dụng chung vật dụng cá nhân; hôn, trò chuyện gần, ăn uống chung…) ; tiếp xúc trực tiếp với phân của người bệnh; sử dụng dụng cụ y tế đảm bảo vệ sinh…
Như vậy thắc mắc vi khuẩn HP dương tính có chữa được không đã được giải đáp là CÓ. Bệnh nhân khi nghi ngờ bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày cần chủ động thăm khám sớm để được bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác và điều trị đúng phác đồ.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!