Uống viên sắt bị đầy bụng: Nguyên nhân và giải pháp

Một số người uống viên sắt bị đầy bụng có thể do uống loại sắt khó hấp thu, uống nhiều sắt với liều cao liên tục và uống không đúng cách. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách khắc phục hiệu quả, đồng thời được tư vấn cách uống viên sắt hiệu quả và không bị đầy bụng.

I. Nguyên nhân uống viên sắt bị đầy bụng

Sắt là một khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe. Ngoài việc vận chuyển oxy, sắt còn cần thiết cho sự tăng trưởng, sản xuất năng lượng, tổng hợp hormone và phát triển thần kinh. 

Thiếu sắt có thể dẫn đến thiếu máu, theo thời gian sẽ kéo theo nhiều vấn đề sức khỏe khác như: mệt mỏi, da nhợt nhạt, chóng mặt, chóng váng, đau đầu, tay chân lạnh; thỉnh thoảng có thể bị đau ngực, nhịp tim nhanh và khó thở. Riêng với phụ nữ mang thai, thiếu máu do thiếu sắt còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, tiền sản giật, băng huyết sau sinh…

Những người không thể hấp thụ đủ sắt thông qua chế độ ăn uống hoặc mắc một số tình trạng bệnh lý nhất định có thể cần bổ sung sắt bằng thuốc. Thuốc bổ sung sắt thường an toàn và được dung nạp tốt nếu dùng đúng liều khuyến cáo. Tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn.

Một số nghiên cứu cho thấy, việc uống sắt có thể gây ra các tác dụng phụ do lượng lớn sắt không được hấp thụ (khoảng 90%) còn lại trong ruột, bao gồm đầy hơi, đầy bụng khó tiêu, viêm dạ dày tá tràng, buồn nôn, đầy hơi, nôn mửa, táo bón, tiêu chảy, đau bụng hoặc phân sẫm màu. 

Một số người gặp phải tình trạng đầy bụng và khó tiêu khi uống viên sắt. 

Một số người gặp phải tình trạng đầy bụng và khó tiêu khi uống viên sắt.

Có nhiều yếu tố có thể đóng vai trò trong việc bạn bị đầy bụng hoặc các tác dụng phụ đường tiêu hóa khi uống sắt. Một số yếu tố phổ biến nhất bao gồm:

1. Dùng viên sắt vô cơ khó hấp thu

Theo tìm hiểu, hiện nay trên thị trường có 3 loại viên sắt chính là: sắt vô cơ, sắt hữu cơ và một loại mới là viên sắt sinh học.

Trong đó, so với sắt hữu cơ và sắt sinh học, loại sắt vô cơ có khả năng hấp thu kém hơn, khiến cơ thể không thể dung nạp hết lượng sắt đã tiêu thụ. Do đó, khi sử dụng loại sắt vô cơ, người uống có thể gặp phải tình trạng đầy bụng, khó tiêu, táo bón và nóng trong do sắt bị lắng đọng bên trong cơ thể trong thời gian dài và đào thải ra ngoài qua đường tiêu hóa.

Không chỉ gây đầy bụng, sắt vô cơ tồn đọng trong cơ thể kéo dài cò có thể làm tổn thương niêm mạc dạ dày, gây cảm giác khó tiêu, đầy bụng.

2. Uống nhiều sắt

Dùng liều lượng sắt quá nhiều hoặc uống liên tục trong thời gian dài là nguyên nhân tiếp theo gây tình trạng đầy  bụng ở một số người khi uống bổ sung sắt. 

Nguyên nhân là do khi lượng sắt bổ sung quá nhiều vượt mức khuyến nghị, cơ thể chỉ có thể hấp thụ một phần tại ruột, dạ dày và tá tràng. Lượng sắt dư thừa không thể hấp thu và lắng cặn tại niêm mạc dạ dày, làm tổn thương và gây ra cảm giác đầy bụng. 

Trường hợp sử dụng quá nhiều sắt liên tục trong thời gian dài, các tổn thương ở dạ dày có thể trở nên nghiêm trọng hơn, có thể gây viêm loét hoặc ung thư dạ dày.

Đầy bụng khi uống sắt có thể do người sử dụng uống với liều cao liên tục. 

Đầy bụng khi uống sắt có thể do người sử dụng uống với liều cao liên tục.

3. Tác dụng phụ của tá dược

Trong thành phần của các viên uống bổ sung sắt thường có thêm tá dược như: dầu đậu nành, lactose, dầu lạc, fructose, gluten, fructans, polyol và galactans.

Những thành phần kể trên giúp tăng cường khả năng hòa tan, phân tán và hỗ trợ quá trình hấp thu sắt. Nhưng cũng có thể kích thích hệ tiêu hoá gây ra các tác dụng phụ như: đầy bụng, khó tiêu, chướng hơi, tiêu chảy,…

4. Do cơ địa 

Những người dạ dày yếu, hệ tiêu hóa kém hoặc có cơ địa nhạy cảm cũng dễ gặp phải tác dụng phụ khi uống bổ sung sắt. 

Với những trường hợp này, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bổ sung sắt để được hướng dẫn cách uống phù hợp giúp hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn.

5. Uống viên sắt vào buổi tối

Buổi tối là thời điểm cơ thể nghỉ ngơi nên lúc này hoạt động của hệ tiêu hóa sẽ giảm. Nếu uống sắt vào buổi tối, khả năng hấp thu của cơ thể sẽ chậm hơn nên không thể hấp thu hết dù chỉ một lượng sắt nhỏ. 

Lượng sắt còn dư thừa trong cơ thể sẽ tích tụ, lắng cặn tại đường tiêu hóa,gây cảm giác đầy bụng, đầy hơi và khó tiêu.

Uống viên sắt vào buổi tối gây lắng đọng sắt trong cơ thể dẫn đến đầy bụng. 

Uống viên sắt vào buổi tối gây lắng đọng sắt trong cơ thể dẫn đến đầy bụng.

6. Do uống sắt cùng lúc với canxi 

Canxi khi uống cùng thời điểm với sắt có thể làm cản trở sự hấp thu của sắt. Hậu quả là khiến lượng sắt không được hấp thu lắng đọng lại dạ dày, gây đầy bụng khó tiêu. 

7. Uống sắt cùng lúc với thuốc kháng sinh

Không chỉ làm giảm hiệu quả của thuốc, uống sắt cùng lúc với thuốc kháng sinh còn gây cản trở quá trình hấp thu sắt, tăng cảm giác đầy bụng, khó tiêu và các tác dụng phụ khác.

II. Uống viên sắt bị đầy bụng phải làm sao?

Sắt là một khoáng chất quan trọng đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động của cơ thể, hỗ trợ sản xuất tế bào hồng cầu và hỗ trợ vận chuyển oxy tối ưu. Khi một người bị thiếu sắt, bác sĩ thường khuyên dùng thuốc bổ sung sắt để giúp phục hồi mức sắt thích hợp để tránh tình trạng bị thiếu máu do thiếu sắt.

Mặc dù các chất bổ sung sắt thường an toàn và hiệu quả, nhưng một số trường hợp khi sử dụng có thể gặp phải các tác dụng phụ, bao gồm đầy bụng. Khi gặp phải tình trạng uống viên sắt đầy bụng, hãy gọi cho bác sĩ để được y tư vấn nếu bạn nghi ngờ tình trạng đầy bụng là do uống sắt. Bác sĩ sẽ kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân chính xác sau đó tư vấn hướng giải quyết phù hợp cho bạn. 

Người bị đầy bụng khi uống sắt nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục hiệu quả. 

Người bị đầy bụng khi uống sắt nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn cách khắc phục hiệu quả.

III. Hướng dẫn cách uống sắt không bị đầy bụng

Để phòng ngừa uống sắt bị đầy bụng, bạn hãy tuân thủ và thực hiện một số lưu ý dưới đây khi bổ sung:

1. Sử dụng loại sắt dễ hấp thu, hạn chế lắng đọng

Sử dụng thuốc sắt dễ hấp thu không chỉ giúp việc bổ sung sắt diễn ra hiệu quả mà còn hạn chế nguy cơ đầy bụng. Bạn nên chọn các chế phẩm chứa thành phần sắt hữu cơ bởi chúng có khả năng hấp thu nhanh và không bị ion hóa, không gây kích ứng dạ dày.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể ưu tiên chọn các loại sắt nước hoặc viên nang mềm với khả năng hòa tan nhanh chóng, giúp đẩy nhanh quá trình hấp thu sắt, hạn chế sự lắng đọng tại đường tiêu hóa.

2. Uống đúng liều lượng theo nhu cầu 

Liều lượng bổ sung sắt ở mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy bổ sung theo đúng liều lượng sắt cần dùng được bác sĩ khuyến nghị.

Cơ thể con người vốn không thể hấp thu một lượng lớn sắt cùng một thời điểm. Do đó, nếu cần bổ sung sắt với liều lượng cao, bạn nên chia nhỏ liều uống thành 2-3 lần/ngày. Điều này giúp lượng sắt nạp vào được cơ thể hấp thu tối ưu, hạn chế dư thừa sắt và giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu.

Hãy bổ sung theo đúng liều lượng sắt cần dùng theo nhu cầu của cơ thể. 

Hãy bổ sung theo đúng liều lượng sắt cần dùng theo nhu cầu của cơ thể.

3. Uống nhất quán vào một thời điểm trong ngày 

Nên uống viên bổ sung sắt một cách nhất quán, có thể là trong bữa ăn hoặc vào một thời điểm cụ thể trong ngày, để đảm bảo bạn duy trì mức độ ổn định trong cơ thể. 

4. Uống đúng thời điểm

Sau đây là một số khuyến nghị về thời điểm uống sắt tốt nhất cho việc hấp thu khoáng chất này: 

– Buổi sáng: Theo các chuyên gia sức khỏe, cơ thể hấp thu khoáng chất sắt tốt hơn nếu sử dụng khi bụng đói. Vì vậy, nhiều loại viên sắt thường được khuyến khích sử dụng trước bữa sáng 30 phút. Tuy nhiên, uống sắt lúc bụng đói có thể làm tăng nguy cơ kích ứng dạ dày, vậy nên nếu có vấn đề về đường tiêu hóa bạn nên uống sắt sau bữa sáng từ 1 – 2 giờ.

Uống sắt vào buổi sáng cũng cung cấp năng lượng cho cả ngày, đặc biệt là nếu bạn có xu hướng cảm thấy mệt mỏi do thiếu sắt. 

Một số người bị buồn nôn hoặc khó chịu ở đường tiêu hóa khi uống viên sắt lúc bụng đói. Uống cùng với một bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính giúp làm giảm các tác dụng phụ này.

– Trước hoặc sau bữa ăn trưa: Bạn cũng có thể uống sắt trước hoặc sau bữa trưa khoảng 1- 2 tiếng. Nếu sử dụng sắt hữu cơ có thể uống trong hoặc ngay sau bữa ăn để tăng hiệu quả hấp thu và bổ sung sắt.

Lưu ý: Nếu bạn đang dùng các loại thuốc hoặc thực phẩm bổ sung khác, đặc biệt là những loại có thể tương tác với sắt , hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ hoặc dược sĩ về thời điểm uống thực phẩm bổ sung sắt. Một số loại thuốc này bao gồm thuốc kháng axit, enzyme tuyến tụy và hormone tuyến giáp.

5. Nên uống sắt với nhiều nước

Theo khuyến cáo, khi uống sắt, bạn nên uống với một cốc nước đầy khoảng 250 -300ml. Điều này giúp các hoạt chất trong viên sắt được hòa tan hiệu quả, cải thiện khả năng hấp thu đồng thời hạn chế lắng đọng lượng sắt dư thừa.

Bên cạnh đó, uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày còn giúp cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ tối ưu quá trình trao đổi chất, giảm hiện tượng khó tiêu và đầy bụng.

6. Tăng cường bổ sung vitamin C 

Vitamin C là người bạn đồng hành mà sắt cần, giúp cơ thể hấp thụ đủ sắt hiệu quả để duy trì sức khỏe.

Các thực phẩm giàu vitamin C bạn có thể tiêu thụ khi bổ sung sắt như cam, chanh, dâu tây, kiwi… . Các thực phẩm này có thể tạo môi trường acid trong dạ dày, giúp chuyển hóa sắt non-heme và sắt hóa trị II thành dạng dễ hấp thu hơn. Từ đó, đó giúp cơ thể hấp thu sắt hiệu quả, giảm thiểu nguy cơ lắng đọng gây đầy bụng và khó tiêu. 

Tăng cường bổ sung vitamin C để sắt được cơ thể hấp thu tối ưu. 

Tăng cường bổ sung vitamin C để sắt được cơ thể hấp thu tối ưu.

7. Không nên uống sắt vào buổi tối 

Không nên bổ sung sắt vào buổi tối, vì nếu uống vào thời điểm này, lượng sắt dư sẽ bị lắng đọng ở dạ dày, thận, gan và các cơ quan khác do không được tiêu hóa hết.

Thay vào đó, nên uống sắt vào buổi sáng hoặc trưa như các chuyên gia sức khỏe đã khuyến nghị ở trên. 

8. Không uống cùng canxi, thuốc kháng sinh

Các nghiên cứu cho thấy, dù việc bổ sung canxi, sắt an toàn và có lợi, nhưng bạn nên tránh dùng chúng cùng nhau vì canxi có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt. Bạn có thể uống canxi sau khi uống sắt được khoảng 2 tiếng.

Tương tự, nếu phải uống thuốc kháng sinh, bạn hãy dùng sắt 2 giờ trước hoặc 2 giờ sau khi dùng kháng sinh . Sắt có thể làm giảm lượng kháng sinh quinolone mà cơ thể hấp thụ từ dạ dày. Dùng sắt cùng với các loại kháng sinh này có thể làm giảm tác dụng của các loại kháng sinh.

9. Tránh dùng các thực phẩm cản trở hấp thu sắt

Khi uống bổ sung sắt, bạn nên tránh sử dụng cùng với các thực phẩm có thể làm giảm hoặc cản trở hấp thu sắt như: cà phê, trà, thức uống chứa cafein, sữa, sữa chua, ngũ cốc nguyên hạt, rau sống, soda, socola, trứng, rau chân vịt…

Cố gắng tránh ăn những thực phẩm kể trên ít nhất 1 giờ trước và sau khi bạn uống bổ sung sắt.

 Tránh uống sắt cùng lúc với canxi. 

Tránh uống sắt cùng lúc với canxi.

10. Tăng cường vận động, ngủ đủ giấc

Để cơ thể hấp thu khoáng chất sắt hiệu quả, bạn cũng nên chú ý xây dựng các thói quen sinh hoạt lành mạnh:

– Duy trì các hoạt động vận động thể chất, tập thể dục phù hợp và đều đặn  mỗi ngày để hỗ trợ quá trình trao đổi chất.

– Ngủ sớm và ngủ đủ giấc để giúp các cơ quan trong cơ thể có điều kiện hoạt động tối ưu, góp phần hấp thu sắt và dưỡng chất tốt hơn, hạn chế đầy bụng.

IV. Ngoài đầy bụng, uống viên sắt sai cách có thể gây nhiều tác dụng phụ khác

Ngoài tình trạng đầy bụng khó tiêu, uống viên sắt sai sách còn có thể gây nhiều tác dụng phụ khác không tốt cho sức khỏe như:

– Rối loạn tiêu hóa: Một trong những tác dụng phụ phổ biến nhất của thuốc bổ sung sắt là khó chịu ở đường tiêu hóa. Một số người có thể gặp các triệu chứng như buồn nôn, nôn, táo bón hoặc tiêu chảy. Nguyên nhân có thể là do kích ứng trực tiếp đường tiêu hóa do sắt gây ra. Để giảm thiểu, bạn nên bắt đầu với liều lượng thấp hơn và tăng dần, uống thuốc bổ sung cùng thức ăn hoặc chuyển sang dạng sắt khác dễ dung nạp hơn.

– Đau bụng và chuột rút dạ dày: Tác dụng phụ này phổ biến khi uống sắt lúc bụng đói. Để giảm thiểu tác dụng phụ này, nên uống thuốc bổ sung sắt cùng với bữa ăn hoặc bữa ăn nhẹ. 

– Phản ứng dị ứng: Mặc dù hiếm gặp, nhưng phản ứng dị ứng với thuốc bổ sung sắt vẫn có thể xảy ra. Các dấu hiệu của phản ứng dị ứng có thể bao gồm phát ban, ngứa, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng, khó thở hoặc tức ngực. Nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số này, cần tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

– Ngộ độc sắt: Ngộ độc sắt là tình trạng đặc trưng bởi sự tích tụ sắt quá mức trong cơ thể. Tác dụng phụ này thường xảy ra ở những người dùng thuốc bổ sung sắt mà không bị thiếu sắt thực sự hoặc những người có khuynh hướng di truyền mắc chứng rối loạn hấp thụ sắt. Quá tải sắt có thể dẫn đến tổn thương các cơ quan, đặc biệt là gan, tim và tuyến tụy. 

– Tương tác với thuốc: Thuốc bổ sung sắt có thể tương tác với một số loại thuốc, làm giảm hiệu quả hoặc gây ra tác dụng phụ. Ví dụ, sắt có thể làm giảm khả năng hấp thụ một số loại kháng sinh, thuốc tuyến giáp và levodopa, một loại thuốc dùng trong bệnh Parkinson. Để ngăn ngừa mọi tương tác tiềm ẩn, hãy thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc và thực phẩm bổ sung mà bạn đang dùng.

Tình trạng uống viên sắt bị đầy bụng có thể xảy ra khi bạn sử dụng không đúng cách hoặc dùng loại sắt không phù hợp. Để đảm bảo bổ sung sắt an toàn và hiệu quả, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung sắt và tuân thủ hướng dẫn của trong suốt quá trình sử dụng. 

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800 1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel giải đáp trực tiếp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.wikihow.com/Take-Iron-Supplements

https://ferrolip.vn/uong-vien-sat-bi-day-bung/?srsltid=AfmBOooAkPHQ_b51_cSsZDGeqO0UgMKLrBYCL88mld9Dzf7tJAiNP5A9

https://fogyma.vn/uong-sat-day-bung-phai-lam-sao-3426/

https://hantacid.vn/uong-vien-sat-bi-day-bung/

https://www.drkarunhematology.com/blog/possible-side-effects-of-iron-supplements/

https://bearaby.com/blogs/the-lay-low/can-i-take-iron-at-night?srsltid=AfmBOop_dtCbPfUfyd8pmebMO4FptUP6g-MICjy8r4j35zUKZlg4t3BT

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *