Skip to main content

 Dược sĩ giải đáp: Uống tinh dầu thông đỏ có hại dạ dày không?

Uống tinh dầu thông đỏ có hại dạ dày không – câu trả lời là không nếu bạn dùng đúng cách với liều lượng hợp lý. Khi được sử dụng đúng, tinh dầu thông đỏ còn giúp chống viêm, chống oxy hóa và bảo vệ mô cũng như tế bào dạ dày. Cùng đọc bài viết này của Thuốc dạ dày chữ Y để hiểu rõ hơn nhé!

I. Tìm hiểu tinh dầu thông đỏ là gì và công dụng với sức khỏe 

Cây thông đỏ có tên khoa học là Taxus wallichiana, xuất xứ từ Bắc Mỹ, được trồng nhiều ở những nơi có khí hậu ôn đới như Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga… Ở nước ta, cây thông đỏ được tìm thấy ở một số vùng núi cao Việt Nam như: Đức Dương, Đơn Dương, Lạc Dương và thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng).

Tinh dầu thông đỏ được chiết xuất từ ​​bộ phận lá của cây thông đỏ bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Hầu hết tinh dầu thông đỏ được làm từ Pinus densiflora, một loại cây thông đỏ có lá kim có nguồn gốc từ Nhật Bản và Hàn Quốc.  

Tinh dầu thông đỏ được chiết xuất từ ​​lá của cây thông đỏ.
Tinh dầu thông đỏ được chiết xuất từ ​​lá của cây thông đỏ.

Loại tinh dầu này chứa hơn nhiều hợp chất hữu cơ có nguồn gốc tự nhiên như amino acid, flavonoid, polyphenol, tecpen và các dược chất quý như docetaxel, paclitaxeel, taxos. Vì vậy, tinh dầu thông đỏ được coi là một loại thảo dược mạnh mẽ có thể hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng sức khỏe liên quan.

1. Chất khử trùng tự nhiên

Tinh dầu thông đỏ là chất khử trùng tự nhiên có đặc tính kháng khuẩn nên có thể tiêu diệt vi khuẩn, vi-rút và nấm hiệu quả.

2. Hỗ trợ hô hấp

Tinh dầu thông có đặc tính long đờm giúp làm giảm các tình trạng hô hấp như ho, cảm lạnh và nghẹt xoang. Nó giúp làm loãng đờm và chất nhầy, giúp tống chúng ra khỏi cơ thể dễ dàng hơn. 

Hít tinh dầu thông cũng có thể giúp làm thông đường thở và thúc đẩy quá trình thở dễ dàng hơn.

3. Giảm đau

Tinh dầu thông đỏ có đặc tính giảm đau nên có thể giúp làm giảm đau và khó chịu. Có thể bôi tại chỗ lên các cơ và khớp bị đau để giảm viêm và giảm các tình trạng như viêm khớp và thấp khớp. 

Xoa bóp tinh dầu thông pha loãng lên các vùng bị ảnh hưởng có thể giúp thư giãn cơ và cải thiện lưu thông máu.

Tinh dầu thông đỏ có tác dụng khử trùng, giảm đau và hỗ trợ hô hấp. 
Tinh dầu thông đỏ có tác dụng khử trùng, giảm đau và hỗ trợ hô hấp.

4. Cải thiện tâm trạng

Hương thơm của tinh dầu thông đỏ được biết là có tác động tích cực đến tâm trạng và cảm xúc. Hít mùi hương của tinh dầu thông có thể giúp nâng cao tinh thần, giảm căng thẳng và làm dịu cảm giác lo lắng và trầm cảm. 

Khuếch tán tinh dầu thông trong phòng hoặc thêm một vài giọt vào bồn tắm có thể tạo ra bầu không khí thư giãn và sảng khoái.

5. Chăm sóc da

Tinh dầu thông đỏ có đặc tính sát trùng có thể có lợi cho da. Nó có thể giúp làm sạch và thanh lọc lỗ chân lông, hữu ích trong việc điều trị mụn trứng cá và các tình trạng da khác. 

Dầu thông cũng có thể được thêm vào nước tắm hoặc sử dụng trong dầu massage để giúp làm dịu da khô và ngứa.

6. Tăng cường hệ thống miễn dịch

Tinh dầu thông đỏ chứa các hợp chất có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch. Nó kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu, rất cần thiết để chống lại nhiễm trùng và bệnh tật. 

Hít mùi thơm của tinh dầu thông hoặc sử dụng nó trong máy khuếch tán có thể giúp hỗ trợ cơ chế phòng vệ tự nhiên của cơ thể bạn.

7. Cải thiện chức năng nhận thức

Mùi hương của tinh dầu thông đỏ được phát hiện có tác dụng tăng cường nhận thức. Nó có thể giúp cải thiện sự tập trung, trí nhớ và sự minh mẫn về tinh thần. 

Khuếch tán tinh dầu thông trong không gian làm việc của bạn hoặc nhỏ vài giọt vào một cục bông gòn và hít vào trong khi học tập hoặc làm việc có thể giúp kích thích não bộ và tăng năng suất.

8. Giảm căng thẳng và lo âu

Với đặc tính làm dịu, tinh dầu thông đỏ có thể giúp giảm căng thẳng và lo âu. Hương thơm dịu nhẹ của tinh dầu thông có thể giúp thư giãn tâm trí và thúc đẩy cảm giác yên bình.

Thêm một vài giọt tinh dầu thông vào bồn tắm nước ấm hoặc sử dụng trong dầu massage có thể tạo ra trải nghiệm yên bình và giảm căng thẳng.

Tinh dầu thông đỏ giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng cường hệ miễn dịch. 
Tinh dầu thông đỏ giúp giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng và tăng cường hệ miễn dịch.

9. Chất khử mùi tự nhiên

Mùi hương tươi mát và sảng khoái của tinh dầu thông đỏ khiến nó trở thành chất khử mùi tự nhiên tuyệt vời. Bạn có thể sử dụng tinh dầu thông như một thành phần trong chất làm mát không khí tự chế, chất tẩy rửa quần áo hoặc bình xịt phòng để loại bỏ mùi khó chịu và tạo ra một môi trường sạch sẽ và trong lành.

10. Hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa

Tinh dầu thông có thể hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa bằng cách thúc đẩy quá trình tiêu hóa thích hợp và làm giảm các vấn đề tiêu hóa như khó tiêu, đầy hơi và đau bụng. 

Thêm một vài giọt tinh dầu thông vào dầu nền và massage lên bụng có thể giúp làm dịu chứng khó tiêu và cải thiện chức năng tiêu hóa nói chung.

11. Tăng cường năng lượng tự nhiên

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi hoặc thiếu năng lượng, tinh dầu thông đỏ có thể cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên. 

Hít mùi hương của tinh dầu thông đỏ có thể giúp tăng sự tỉnh táo và minh mẫn. Khuếch tán tinh dầu thông hoặc sử dụng trong bình xịt cá nhân có thể giúp chống lại tình trạng mệt mỏi và cung cấp nguồn năng lượng tự nhiên.

12. Chăm sóc tóc

Tinh dầu thông đỏ được phát hiện là thúc đẩy sự phát triển của tóc và ngăn ngừa rụng tóc. Thêm một vài giọt dầu thông vào dầu gội hoặc tạo mặt nạ tóc bằng dầu thông có thể giúp nuôi dưỡng và tăng cường nang tóc, giúp tóc khỏe mạnh và dày hơn.

Ngoài ra, hương thơm nồng nàn của tinh dầu thông đỏ có tác dụng xua đuổi côn trùng, bao gồm muỗi, ruồi và kiến. Bạn có thể tạo ra bình xịt xua đuổi côn trùng tự nhiên bằng cách kết hợp tinh dầu thông với nước và xịt xung quanh nhà hoặc khu vực ngoài trời để xua đuổi côn trùng gây hại.

Tinh dầu lá thông đỏ còn giúp chăm sóc tóc. 
Tinh dầu lá thông đỏ còn giúp chăm sóc tóc.

II. Uống tinh dầu thông đỏ có hại dạ dày không?

Tinh dầu lá thông đỏ thường dùng ngoài da hoặc uống (dưới dạng nhỏ giọt, viên nang, trà hoặc thêm vào các loại đồ uống). 

1. Uống tinh dầu thông đỏ có hại dạ dày không?

Khi sử dụng theo đường uống, nhiều người băn khoăn không biết, uống tinh dầu thông đỏ có hại dạ dày không? Trả lời thắc mắc này, dược sĩ Nguyễn Thị Thu – tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau cho biết: 

Uống tinh dầu thông đỏ đúng cách với lượng vừa phải không gây hại dạ dày như nhiều người vẫn lo lắng. Tính đến nay, cũng chưa có báo cáo hay nghiên cứu nào về tác hại của tinh dầu thông đỏ với dạ dày. Do đó, bạn có thể sử dụng tinh dầu thông đỏ khi cần.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được tư vấn tốt nhất về loại tinh dầu thông đỏ nên sử dụng cũng như cách dùng đúng  và an toàn cho sức khỏe.

Khi sử dụng đúng cách, tinh dầu thông đỏ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe dạ dày như:

– Chống viêm: Tinh dầu thông đỏ chứa các hợp chất có đặc tính chống viêm, như terpene và flavonoid. Đau dạ dày, đặc biệt là viêm loét dạ dày, thường liên quan đến viêm nhiễm. Các hợp chất chống viêm trong tinh dầu thông đỏ có thể giúp giảm viêm và làm dịu các mô bị tổn thương trong dạ dày.

– Chống oxy hóa và bảo vệ mô dạ dày: Tác dụng chống oxy hóa của flavonoid trong tinh dầu thông đỏ có thể giúp bảo vệ mô dạ dày khỏi tổn thương do gốc tự do. Gốc tự do là các phân tử không ổn định có thể gây hại cho các tế bào và mô, bao gồm cả các tế bào trong dạ dày.

Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu, uống tinh dầu thông đỏ đúng cách không gây hại dạ dày như nhiều người vẫn lo lắng. 
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu, uống tinh dầu thông đỏ đúng cách không gây hại dạ dày như nhiều người vẫn lo lắng.

2. Tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng tinh dầu thông đỏ 

Tinh dầu lá thông đỏ thường có độc tính thấp đối với con người và khi dùng với liều lượng nhỏ, nó được coi là an toàn cho con người sử dụng.

Tuy nhiên, có nhiều loài thông đỏ và chỉ một số loài thích hợp để làm dầu lá thông có lợi cho sức khỏe con người. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc thay thế nào vì bất kỳ ai bị dị ứng với tinh dầu lá thông cũng có thể gặp phải những tác dụng phụ nghiêm trọng hơn như:

  • Nổi mề đay.
  • Đỏ.
  • Da khô.
  • Sưng tấy.
  • Da bong tróc.
  • Ngứa.
  • Các vấn đề về hô hấp.

Lưu ý: Tinh dầu lá thông đỏ có thể gây ra phản ứng phụ kể trên ở một lượng rất nhỏ người dùng.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu cho thấy, thành phần độc tố trong tinh dầu thông đỏ cũng rất đáng kể, đặc biệt là các loại alkaloid có thể cực độc với cơ thể người. Liều gây chết người là 50-100g lá cây thông đỏ. 

Đây cũng là nguyên nhân mà chiết xuất cây thông đỏ cần được dùng ở dạng viên uống, đã qua quá trình nghiên cứu và chiết xuất để đảm bảo tính an toàn cho người dùng. 

Taxane trong thành phần vỏ và lá cây thông đỏ nếu không được sử dụng đúng cách có thể là chất có thể gây độc, khi đi vào cơ thể người sẽ gây triệu chứng:

  • Hạ huyết áp.
  • Chậm nhịp tim.
  • Ức chế hoạt động co bóp cơ tim. 

Hậu quả là dẫn đến thiếu máu đến tim, não và suy yếu nhiều cơ quan. Nếu độc tố của taxane ảnh hưởng đến hệ thần kinh sẽ gây hiện tượng run, co giật, bất tỉnh, không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến ngừng thở, tử vong.

Tinh dầu lá thông đỏ có thể gây ra phản ứng phụ kể trên ở một lượng rất nhỏ người dùng.
Tinh dầu lá thông đỏ có thể gây ra phản ứng phụ kể trên ở một lượng rất nhỏ người dùng.

III. Hướng dẫn cách uống tinh dầu thông đỏ không gây hại dạ dày

Uống tinh dầu thông đỏ đúng cách là điều quan trọng bạn cần lưu tâm để vừa nhận được tối đa hiệu quả vừa đảm bảo an toàn cho sức khỏe nói chung và dạ dày nói riêng. 

1. Cách uống 

Bạn có thể uống tinh dầu thông đỏ bằng một số cách dưới đây: 

  • Nhỏ trực tiếp dầu lá thông đỏ vào lưỡi và nuốt.
  • Thêm tinh dầu lá thông đỏ vào trà, cà phê, đồ uống khác hoặc thậm chí là thức ăn: Nếu bạn không thích mùi vị của tinh dầu lá thông, đây là phương pháp thay thế hiệu quả để che giấu mùi vị đó mà vẫn đảm bảo cung cấp đủ lượng tinh dầu cần thiết hàng ngày.
  • Uống viên nang tinh dầu lá thông đỏ. 

2. Liều dùng 

Người dùng cũng cần chú ý đến liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn. Liều dùng tinh dầu thông đỏ có thể khác nhau tùy thuộc vào nhà sản xuất. Nhưng nhìn chung bạn có thể khảo liều lượng dưới đây:

  • Dạng nhỏ giọt: Có thể dùng 1-5 giọt.
  • Dạng viên nang: Có thể uống 1-2 viên/ngày trước hoặc sau khi ăn 30 phút, sử dụng trong 3 – 6 tháng. 
Người dùng được cũng cần chú ý đến liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Người dùng được cũng cần chú ý đến liều lượng để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.

3. Thử phản ứng 

Trước khi dùng tinh dầu lá thông đỏ để uống và bôi ngoài da, bạn nên thử độ nhạy cảm. Để làm như vậy, hãy pha loãng một vài giọt tinh dầu lá thông với nước, thoa lên da và đợi xem có phát ban không.

Tinh dầu lá thông đỏ có thể gây ra phản ứng phụ ở một số người dùng, vì vậy nếu bạn quyết định dùng thử, hãy bắt đầu từ từ và theo dõi phản ứng của cơ thể.

4. Theo dõi phản ứng

Sử dụng tinh dầu thông đỏ theo đúng liệu trình được tư vấn. Nếu có bất kỳ phản ứng quá mẫn nào cần ngừng sử dụng ngay và đến gặp bác sĩ để được xử lý.

5. Đối tượng không nên sử dụng 

Tinh dầu thông đỏ có nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng không phải ai cũng nên sử dụng. Các đối tượng không nên uống tinh dầu thông đỏ gồm:

– Người có phản ứng, dị ứng với tinh dầu thông đỏ: Những người nhạy cảm hay có tiền sử dị ứng với tinh dầu thông đỏ không nên sử dụng để tránh các phản ứng gây khó chịu. 

– Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp: Theo các chuyên gia, taxane xuất hiện nhiều nhất trong lá và vỏ cây thông đỏ, khi vào cơ thể sẽ có tiềm ẩn tác động lên tim mạch, thần kinh gây ra các triệu chứng như:

  • Đau cơ và cứng khớp.
  • Thiếu máu.
  • Phát ban tại chỗ.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Giảm tiểu cầu.
  • Làm huyết áp thấp, nhịp tim chậm, ảnh hưởng đến não bộ và các cơ quan khác.

Nếu để các độc tố từ lá thông đỏ ảnh hưởng đến hệ thần kinh sẽ rất nguy hiểm, gây ra hiện tượng co giật, run người, thậm chí là bất tỉnh và tử vong. Do đó, người mắc các bệnh lý về tim mạch và huyết áp là đối tượng đầu tiên trong danh sách những ai không nên uống tinh dầu thông đỏ.

Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp không nên uống tinh dầu thông đỏ. 
Người mắc bệnh tim mạch, huyết áp không nên uống tinh dầu thông đỏ.

– Người bị thiếu máu: Taxane trong tinh dầu thông có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu, làm giảm số lượng bạch cầu, tăng nguy cơ nhiễm trùng. 

– Trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú: Hiện chưa có báo cáo, nghiên cứu về độ an toàn khi sử dụng tinh dầu thông đỏ cho trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Do đó, các đối tượng này không nên dùng tinh dầu thông đỏ để đảm bảo an toàn.

–  Người đang điều trị bệnh lý: Điều này nhằm tránh việc dầu thông đỏ làm giảm hiệu quả thuốc điều trị bệnh.

– Người đang sử dụng các thực phẩm chức năng: Để tránh xảy ra các phản ứng giữa các thành phần với nhau.

6. Lưu ý khác 

– Tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm để tránh mua phải tinh dầu thông đỏ giả, kém chất lượng.

– Hầu hết tinh dầu thông đỏ được làm từ Pinus densiflora, một loại cây thông đỏ có lá kim có nguồn gốc từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì vậy hãy ưu tiên chọn mua tinh dầu thông đỏ chiết xuất từ loài Pinus densiflora để đảm bảo an toàn.

– Tác dụng phụ tiềm ẩn bao gồm phản ứng dị ứng, cần thận trọng và dùng liều thấp lúc đầu.

– Nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ trước khi sử dụng tinh dầu lá thông đỏ.

– Khi sử dụng đúng cách, tinh dầu thông đỏ thường được coi là an toàn cho hầu hết mọi người.

Tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm để tránh mua phải tinh dầu thông đỏ giả, kém chất lượng.
Tìm hiểu kỹ nguồn gốc sản phẩm để tránh mua phải tinh dầu thông đỏ giả, kém chất lượng.

Tóm lại, uống tinh dầu thông đỏ có hại dạ dày không phụ thuộc vào cách bạn sử dụng loại tinh dầu này. Khi được sử dụng đúng cách, tinh dầu thông đỏ không những không gây hại dạ dày mà còn giúp bảo vệ sức khỏe dạ dày. Tuy nhiên, vì hiểu biết của chúng ta về lợi ích và rủi ro thực sự của tinh dầu lá thông đỏ vẫn còn rất hạn chế vì vậy chúng tôi luôn khuyến nghị bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi sử dụng.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe và bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://hellobacsi.com/thuoc/vien-uong-tinh-dau-thong-do/

https://laduchessa.sg/blogs/essential-oils-blog/pine-essential-oil?srsltid=AfmBOopr11hASjUuPxQV1RT73rVkorcZjeAFhjmB3bXoBuiwyDbrIY3i

https://www.thebircherbar.com.au/blogs/musings-muesli/what-is-red-pine-needle-oil-good-for

https://www.vinmec.com/eng/article/what-are-the-uses-of-red-pine-essential-oil-en

https://hellobacsi.com/an-uong-lanh-manh/bi-quyet-an-uong-lanh-manh/nhung-ai-khong-nen-uong-tinh-dau-thong-do/

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.