Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có nhiều triệu chứng giống với các bệnh lý dạ dày khác nên khó nhận biết và thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Dưới đây là 6 thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh lý nguy hiểm này.
Mục lục
- I. Tìm hiểu về ung thư dạ dày và các giai đoạn của bệnh
- II. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu là gì?
- III. 8 triệu chứng nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn đầu
- IV. Phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn đầu
- V. Điều trị ung thư dạ dạ dày giai đoạn đầu
- VI. Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu?
I. Tìm hiểu về ung thư dạ dày và các giai đoạn của bệnh
Ung thư dạ dày (stomach cancer, gastric cancer) là sự phát triển bất thường của các mô trong dạ dày. Mỗi năm, Việt Nam có gần 18.000 người mắc bệnh ung thư dạ dày, trong đó 15.000 trường hợp tử vong.
Nguyên nhân dẫn đến ung thư dạ dày là do thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá; nhiễm vi khuẩn Helicobacter Pylori; thói quen ăn nóng, uống nóng, ăn ít qua xanh, hoa quả; viêm loét dạ dày mãn tính kéo dài…
Bệnh ung thư dạ dày được phân thành 5 giai đoạn gồm:
- Giai đoạn 0: Giai đoạn này được gọi là ung thư biểu mô. Khối u chỉ có trong lớp niêm mạc của thành dạ dày.
- Giai đoạn I: Các tế bào ung thư bắt đầu lây lan vào các hạch bạch huyết khác nhau. Số lượng hạch bạch huyết đã bị lây lan là dưới 6.
- Giai đoạn II: Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết hoặc khối u đã xâm lấn lớp dưới niêm mạc và lớp cơ.
- Giai đoạn III: Các tế bào ung thư đã lan ra 7 đến 15 hạch bạch huyết, khối u đã xâm lấn đến lớp bên ngoài.
- Giai đoạn IV: Các tế bào ung thư đã lan rộng đến hơn 15 hạch bạch huyết; tế bào ung thư tiếp tục di căn đến các cơ quan xa hơn.
II. Ung thư dạ dày giai đoạn đầu là gì?
Các bác sĩ thường phân loại ung thư dạ dày giai đoạn 0 và là ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Ung thư giai đoạn đầu là khi tế bào ung thư còn nằm ở niêm mạc, kích thước khối u nhỏ dưới 7cm và chưa ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
Ở giai đoạn này, bệnh nhân thường không nhận thấy triệu chứng của bệnh, chỉ vô tình phát hiện ra bệnh khi thăm khám sức khỏe định kỳ hoặc tầm soát ung thư. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh ung thư dạ dày giai đoạn có thể phát triển.
Ung thư giai đoạn đầu là khi tế bào ung thư còn nằm ở niêm mạc, kích thước khối u nhỏ dưới 7cm và chưa ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa.
III. 8 triệu chứng nhận biết ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu có nhiều triệu chứng giống với các bệnh lý dạ dày khác nên khó nhận biết và bệnh thường được phát hiện ở giai đoạn muộn. Để chủ động phát hiện bệnh sớm khi ung thư chưa lan sang và di căn tới bộ phận khác và phòng ngừa bệnh này, bạn nên tầm soát và thám sàng lọc ung thư dạ dày định kỳ.
Đồng thời cũng nên chú ý và theo dõi những triệu chứng bất thường mà cơ thể mình gặp phải dưới đây:
- Đau bụng.
- Đầy hơi, chướng bụng.
- Ợ nóng, đầy bụng.
- Chán ăn.
- Đi ngoài bất thường.
- Giảm cân đột ngột.
- Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
- Nôn ra máu.
1. Đau bụng
Cơn đau xuất hiện từng đợt, cơn đau tăng khi ung thư phát triển, thậm chí bệnh nhân còn bị đau ngay cả khi dùng thuốc giảm đau.
2. Đầy hơi, chướng bụng
Nghiên cứu cho thấy, có đến 70% bệnh nhân ung thư dạ dày ở giai đoạn đầu thỉnh thoảng bị đầy hơi, chướng bụng.
3. Ở nóng, đầy bụng
Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể gặp triệu chứng ợ nóng và có cảm giác đầy bụng sau khi ăn.
Mặt khác, ợ nóng và đầy bụng là dấu hiệu thường gặp ở bệnh tá tràng và loét dạ dày. Những bệnh lý này nếu không được điều trị và để lâu cũng có nguy cơ trở thành ung thư dạ dày.
4. Chán ăn
Dạ dày bị viêm loét khiến người bệnh ăn không ngon, chán ăn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm loét dạ dày có thể biến thành ung thư.
5. Đi ngoài bất thường
Đi ngoài bất thường, đặc biệt là phân có lẫn với máu hoặc màu đen cũng là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư dạ dày giai đoạn đầu. Hãy thăm khám bác sĩ ngay khi thấy xuất hiện triệu chứng này.
6. Giảm cân đột ngột
Cảm giác chán ăn, ăn không ngon kéo dài khiến người bệnh bị thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến giảm cân. Nếu bạn đang không trong chế độ giảm cân mà cân giảm nhanh đột ngột thì cần chú ý triệu chứng này.
7. Cơ thể mệt mỏi, suy nhược
Khi tế bào ung thư tiến triển, cơ thể người bệnh dần mất sức và luôn cảm thấy mệt mỏi. Khi có dấu hiệu hiệu này kèm với một số triệu chứng ở trên, bạn nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.
8. Nôn ra máu
Buồn nôn và nôn ra máu là dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày cần chú ý. Hãy đến gặp bác sĩ để thăm khám, chẩn đoán ung thư dạ dày tốt nhất.
IV. Phương pháp chẩn đoán ung thư dạ dày giai đoạn đầu
Sau khi thăm khám lâm sàng qua kiểm tra các dấu hiệu bệnh tật, tiền sử sức khỏe của bệnh nhân, các bệnh trong quá khứ và các phương pháp điều trị đã được thực hiện, bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu có thể cần thực hiện các phương pháp chẩn đoán sau:
1. Xét nghiệm máu
Mục đích của xét nghiệm là đo lượng chất nhất định được các cơ quan và mô trong cơ thể giải phóng vào máu. Một chỉ số bất thường (thấp hơn hoặc cao hơn tiêu chuẩn) đều có thể là một dấu hiệu của bệnh.
2. Công thức máu (CBC)
Mẫu máu được lấy từ người bệnh để kiểm tra các chỉ số sau:
- Số lượng tế bào bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu.
- Thành phần các loại hồng cầu.
- Lượng hemoglobin (protein vận chuyển oxy) trong hồng cầu.
3. Nội soi dạ dày thực quản
Phương pháp này giúp đánh giá bên trong thực quản, dạ dày và tá tràng để kiểm tra các khu vực bất thường.
4. Uống bari- sulfat
Bệnh nhân uống một chất lỏng có chứa bari-sulfat, một hợp chất kim loại màu trắng bạc để bao phủ thực quản và dạ dày khi chụp X-quang.
Hình ảnh chụp X-quang thực quản và dạ dày thu được giúp đánh giá được hệ tiêu hóa trên.
5. Chụp CT (quét CAT)
Kỹ thuật này nhằm khảo sát mức độ di căn của ung thư dạ dày để đánh giá giai đoạn bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị.
Một số trường hợp bệnh nhân có thể cần sử dụng thuốc cản quang dạng nuốt hoặc tiêm vào tĩnh mạch để khi chụp các cơ quan hoặc mô hiển thị rõ ràng hơn.
6. Sinh thiết
Sinh thiết dạ dày thường được thực hiện khi nội soi dạ dày thực quản. Mẫu mô có thể được đo lường sự hiện diện của gen HER2 và protein HER2 được tạo ra.
Trường hợp có sự hiện diện của nhiều gen HER2 hoặc mức độ protein HER2 cao hơn bình thường, mô ung thư được gọi là có HER2 dương tính.
V. Điều trị ung thư dạ dạ dày giai đoạn đầu
Căn cứ vào kích thước và vị trí của khối u trong cơ thể cũng như các triệu chứng người bệnh gặp phải mà bác sĩ có thể đề nghị thực hiện các phương pháp điều trị như sau:
1. Phẫu thuật
Trong điều trị ung thư dạ dày giai đoạn đầu, phẫu thuật là phương pháp điều trị cơ bản và chủ yếu nhất được bác sĩ chỉ định nhằm loại bỏ khối u. Lúc này dạ dày có thể được phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ, có thể kèm theo nạo vét hạch.
Phẫu thuật ung thư dạ dày gồm 2 phương pháp là nội soi và mổ mở:
- Phẫu thuật nội soi: Phương pháp này dùng loại bỏ khối u khi ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm khi chưa lan sang các hạch bạch huyết. Phẫu thuật nội soi gồm 2 kỹ thuật là: Cắt niêm mạc nội soi(EMR) và bóc tách niêm mạc ở nội soi (ESD).
- Phẫu thuật mổ mở: Với phương pháp phẫu thuật truyền thống này, bác sĩ sẽ mổ một phần bụng để cắt bỏ khối u trong dạ dày người bệnh. Thực hiện phẫu thuật mổ mở, bệnh nhân có khả năng sẽ gặp phải một số biến chứng nguy hiểm như: nhiễm trùng, chảy máu, ảnh hưởng chức năng dạ dày…
2. Hóa trị
Hoá trị liệu dùng thuốc hóa chất tiêu diệt các tế bào ung thư ác tính phát triển đồng thời giảm nhẹ các triệu chứng bệnh.
3. Xạ trị
Phương pháp này sử dụng sóng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng bệnh.
4. Thuốc điều trị nhắm mục tiêu
Mục đích khi cho bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn cuối uống thuốc điều trị nhắm mục tiêu là thay đổi cách thức hoạt động của tế bào và giúp cơ thể kiểm soát sự lây lan của ung thư.
Thuốc hoạt động bằng cách “nhắm mục tiêu” các điểm giúp tế bào ung thư tồn tại và phát triển để hạn chế sự nhân lên, bất hoạt hoặc tiêu diệt tế bào ác tính.
Lưu ý: Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày ở trên có thể điều trị riêng lẻ hoặc phối hợp tùy theo từng trường hợp bệnh nhân khác nhau. Bệnh nhân cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị cao nhất.
VI. Bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu sống được bao lâu?
Tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư dạ dày ở từng giai đoạn là khác nhau. Với ung thư dạ dày giai đoạn đầu, các bác sĩ chia thành 2 giai đoạn nhỏ hơn là 1A và 1B để đưa ra tỷ lệ sống trên 5 năm chính xác hơn. Cụ thể:
- Giai đoạn 1A: Tế bào ung thư chỉ mới xuất hiện, chưa lan vào hạch hạch huyết. Vì vậy, tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn này lên đến 71%.
- Giai đoạn 1B: Tế bào ung thư đã xuất hiện và đã lan tới 1 hoặc 2 hạch bạch huyết. Do đó, tỷ lệ sống 5 năm ở giai đoạn 1B giảm xuống còn khoảng 57%.
Ung thư dạ dày là căn bệnh nguy hiểm nhất trong các bệnh lý đường tiêu hóa. Tỷ lệ tử vong của ung thư dạ dày cao thứ 3, chỉ sau ung thư gan và ung thư phổi.
Tiên lượng tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn đầu khoảng từ 57 – 71%, trong khi đó con số này ở giai đoạn cuối chỉ là 5%. Do đó, việc phát hiện và điều trị bệnh từ giai đoạn đầu là rất cần thiết để kiểm soát bệnh và tăng tỷ lệ sống sót.
Ung thư dạ dày giai đoạn đầu không có triệu chứng rõ ràng, thậm chí một số bệnh nhân không có dấu hiệu cảnh báo. Vì vậy, tầm soát ung thư và khám sức khỏe định kỳ là việc làm cần thiết để chủ động phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn sớm.
Chưa có bình luận!