Trào ngược dạ dày có ăn khoai lang được không? Người bị trào ngược dạ dày nên ăn khoai lang vì thực phẩm này giúp phục hồi và bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày. Ở bài viết này, Yumangel sẽ cung cấp lợi ích của khoai lang đối với người bị trào ngược cũng như cách sử dụng đúng để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả.
Mục lục
I. Trào ngược dạ dày có ăn khoai lang được không?
Người bị trào ngược dạ dày thường băn khoăn liệu khoai lang có phù hợp với chế độ ăn của mình hay không. Câu trả lời là có, khoai lang không chỉ an toàn mà còn mang lại nhiều lợi ích nếu được sử dụng đúng cách. Dưới đây là những lý do khiến khoai lang trở thành lựa chọn tốt cho người mắc chứng trào ngược dạ dày:
- Tính kiềm nhẹ: Khoai lang giúp cân bằng axit trong dạ dày, giảm cảm giác nóng rát khó chịu.
- Dồi dào chất xơ: Hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, ngăn ngừa táo bón – một yếu tố có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng trào ngược.
- Dễ tiêu hóa: So với các món chiên rán hay cay nồng, khoai lang ít gây kích ứng và nhẹ nhàng với dạ dày.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, chỉ nên ăn khoai lang với lượng vừa phải, khoảng 100-200g mỗi lần, ưu tiên chế biến bằng cách luộc hoặc hấp thay vì chiên hoặc kết hợp với gia vị cay, dầu mỡ.
Bạn nên tránh ăn khoai lang ngay trước giờ đi ngủ để hạn chế cảm giác đầy bụng. Nếu nhận thấy cơ thể không dung nạp tốt sau khi ăn, hãy giảm khẩu phần và tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn phù hợp.
II. Lợi ích của khoai lang với người bị đau dạ dày
Khoai lang là một thực phẩm giàu dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích vượt trội cho người bị trào ngược dạ dày. Với thành phần dồi dào chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hóa, khoai lang không chỉ giảm triệu chứng khó chịu mà còn bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày hiệu quả. Dưới đây là những lợi ích nổi bật của khoai lang đối với người bị trào ngược dạ dày:
1. Phòng ngừa khó tiêu với bệnh nhân trào ngược nhờ chất xơ và tinh bột
Với 80g tinh bột và 3,6g chất xơ trong 100g, khoai lang hỗ trợ kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón và cải thiện sức khỏe đường ruột, giảm áp lực lên dạ dày, từ đó hạn chế triệu chứng trào ngược.
2. Giảm đau, chống viêm nhờ mangan và magie
Magie có vai trò trong việc điều hòa thần kinh và chuyển hóa, gián tiếp hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa tổng thể.
3. Tăng miễn dịch và chữa lành tổn thương nhờ vitamin A, C, E, B6
Trong khoai lang chứa hàm lượng lớn các thành phần gồm vitamin A, C, E, B6 mang đến nhiều lợi ích cho bệnh nhân trào ngược dạ dày:
- Vitamin A: Tăng cường khả năng kháng viêm, thúc đẩy làm lành nhanh chóng các tổn thương trên niêm mạc dạ dày và thực quản, đồng thời nâng cao miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.
- Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ chống lại tổn thương do stress oxy hóa và các yếu tố có hại như vi khuẩn HP.
- Vitamin B6: Đẩy nhanh chuyển hóa dinh dưỡng thành năng lượng, cải thiện tuần hoàn máu và hỗ trợ sức khỏe tim mạch, giúp người bệnh duy trì sức khỏe tổng thể.
- Vitamin E: Làm dịu và chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày, giảm kích ứng và mang lại cảm giác thoải mái cho người bị trào ngược.
4. Giảm đau và chống viêm nhờ beta-carotene
Với 150μg β-carotene trong 100g, khoai lang giúp hỗ trợ giảm đau, đẩy lùi viêm và bảo vệ dạ dày khỏi tác động của các gốc tự do. Từ đó giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do trào ngược dạ dày.
III. Cách ăn khoai lang đúng cho người bị trào ngược
Khoai lang là một trong số các thực phẩm tốt cho người bị trào ngược dạ dày. Tuy nhiên, khi ăn khoai lang, người bệnh trào ngược dạ dày cần có phương pháp chế biến phù hợp, ăn với lượng vừa phải và tuân thủ một số lưu ý khác dưới đây để hỗ trợ cải thiện và tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
1. Lượng khoai lang nên ăn
Theo dược sĩ Nguyễn Thị Thu, mỗi ngày người bị trào ngược dạ dày chỉ nên ăn khoảng 100g khoai lang. Ăn quá nhiều khoai lang sẽ sinh ra khí Carbon dioxide và gây áp lực lên dạ dày.
Bên cạnh đó, trong lúc ăn khoai lang, không nên ăn các loại tinh bột khác đểcân bằng dinh dưỡng và tránh quá tải tinh bột.
2. Tần suất
Bệnh nhân trào ngược dạ dày nên ăn khoang lang khoảng 3-4 lần/tuần. Không nên ăn thường xuyên hàng ngày vì có thể gây chướng bụng, đầy hơi, lượng acid được tiết ra nhiều hơn gây ợ chua, trào ngược hoặc đau dạ dày.
3. Các loại khoai lang nên ăn
Các loại khoai lang như: khoai lang tím, khoai lang mật, khoai lang ruột vàng đều phù hợp cho người bị trào ngược axit. Tuy nhiên, khi ăn người bệnh cần lưu ý một số vấn đề khi chọn mua khoai:
- Chọn khoai lang có màu sắc đậm: Ví dụ như khoai lang có màu đệm như màu cam, tím hoặc đỏ. Màu sắc càng đậm thì chứng tỏ khoai có lượng chất chống oxy hóa cao như β-carotene, lycopene,… giúp hạn chế sưng và viêm dạ dày.
- Không mua khoai lang bị hà, có đốm đen hay mọc mầm: Đây là các dấu hiệu chứng tỏ khoai lang không được bảo quản tốt nên dễ nhiễm phải nấm mốc. Trường hợp vỏ khoai lang có những đốm nâu hoặc đen là biểu hiện của bệnh nấm đen, bệnh sinh ra độc tố ipomeamarone gây hại cho gan. Đặc biệt độc tố này không thể mất đi sau khi chế biến và nấu chín.
4. Không ăn khoai lang sống
Người bị trào ngược dạ dày tuyệt đối không nên ăn khoai sống. Vì tinh bột trong khoai lang sống khó tiêu, gây áp lực tiêu hóa lên dạ dày.
Bên cạnh đó, khoai lang sống còn chứa nhiều enzyme, dễ gây nên tình trạng nôn, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Do đó, người bị trào ngược dạ dày thực quản tuyệt đối không ăn khoai lang sống.
5. Thời điểm nên ăn và không nên ăn
Thời điểm thích hợp để ăn khoai lang là sau bữa ăn khoảng 1 giờ. Bởi vì các chất dinh dưỡng trong khoai lang khi đi vào cơ thể sẽ cần khoảng 4 – 5 tiếng mới có thể hấp thụ hết. Do đó, ăn khoai lang sau bữa ăn sẽ giúp người bệnh tránh tình trạng bị khó tiêu, đầy bụng và chán ăn.
Người bị trào ngược dạ dày không nên khoai lang vào các thời điểm sau:
- Buổi tối: Ăn khoai lang vào buổi tối, nhất là lúc sắp đi ngủ dễ gây ra triệu chứng đầy bụng, khó tiêu và cảm giác khó đi vào giấc ngủ. Vì thế, người bị trào ngược không nên dùng khoai lang vào buổi tối.
- Lúc đói: Khi đói bụng, ăn khoai khoai lang dễ gây tăng đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn máu, cản trở quá trình làm lành vết thương tại niêm mạc dạ dày. Đồng thời, ăn khoai lang khi đói còn kích thích dạ dày tiết axit dịch vị, khiến triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
- Lúc sắp đi ngủ: Vì thói quen ăn này có thể khiến người bệnh gặp phải triệu chứng như khó tiêu, đầy bụng, khó vào giấc ngủ.
6. Cách chế biến
Có hai lưu ý bệnh nhân trào ngược dạ dày cần chú ý khi chế biến khoai lang đó là:
- Bỏ hết vỏ khoai lang: Vỏ khoai lang chứa chất xơ và chất chống oxy hóa, tuy nhiên nếu không rửa kỹ, dễ lẫn tạp chất đất cát hoặc thuốc bảo vệ thực vật. Người bị dạ dày yếu có thể gọt vỏ để dễ tiêu hóa hơn.
- Nấu chín kỹ khoai lang: Nên nấu khoai lang chín mềm trước khi ăn để dễ tiêu hóa và có khả năng bảo vệ, phục hồi các vết thương trên thành dạ dày. Không nên ăn khoai lang sống hoặc nấu còn cứng vì khó tiêu hóa, đặc biệt chứa nhiều enzym gây kích ứng niêm mạc dạ dày, dẫn đến buồn nôn, đầy hơi, ợ chua…
IV. Gợi ý món ăn từ khoai lang tốt cho người bị trào ngược dạ dày
1. Khoai lang luộc
Để axit amin, protein, enzyme trong khoai lang được bảo toàn nguyên vẹn, bạn nên chế biến khoai lang theo cách luộc hoặc hấp. Tuy nhiên, bạn không nên luộc/ hấp khoai quá kỹ vì như vậy sẽ làm giảm giá trị dinh dưỡng trong khoai.
Chế biến khoai lang theo cách luộc rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai.
- Cách luộc: Cho khoai lang vào nồi cùng chút nước rồi luộc cho tới khi khoai chín.
- Hướng dẫn ăn: Người bệnh trào ngược axit nên ăn khoảng 100g/lần/ngày và 3-4 lần/tuần.
- Lưu ý: Đối với khoai lang luộc nên giữ nguyên vỏ để tránh khoai mất đi chất dinh dưỡng và vị ngọt. Khi ăn, bạn có thể bóc vỏ khoai lang đi và ăn phần ruột bên trong.
2. Khoai lang hấp
Cách làm món khoai lang hấp cũng rất đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang.
- Cách hấp: Rửa sạch, gọt vỏ khoai lang rồi cắt thành miếng vừa ăn. Tiếp đến, cho khoai vào nồi hấp cách thủy. Khi khoai vừa chín, bạn cho ra đĩa, thưởng thức khi khoai đỡ nóng.
- Hướng dẫn ăn: Người bệnh trào ngược axit nên ăn khoảng 100g/lần/ngày và 3-4 lần/tuần.
3. Súp khoai lang
Súp khoai lang sở hữu hương vị vô cùng thơm ngon, món ăn này không những tốt cho người bị trào ngược dạ dày mà cải thiện hệ tiêu hóa hiệu quả.
Cách chế biến súp khoai lang như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, 500g xương gà, 1 củ hành tây, rau ngò, tỏi, bơ, gia vị…
- Sơ chế: Rửa sạch xương gà, cho vào nồi sạch; khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt miếng vuông vừa ăn; hành tây rửa sạch, cắt nhỏ; tỏi bóc vỏ, đập dập rồi băm nhỏ.
- Cách hầm xương gà: Cho xương gà vào nồi rồi đổ khoảng 600ml nước vào, đun nhỏ lửa cho đến khi chín mềm. Sau đó, bắc nồi xuống, chắt lấy nước hầm gà và bỏ xương.
- Cách nấu: Bắc chảo lên bếp, cho thêm bơ vào. Đợi khi bơ sôi hẳn, bạn cho tỏi băm và hành tây vào đảo đều. Khi tỏi và hành đã dậy mùi, bạn đổ nước hầm gà và cho thêm khoai lang vào nấu trên lửa nhỏ. Đợi khoai lang chín mềm hãy cho thêm gia vị vừa ăn và ngò vào là được.
- Hướng dẫn ăn: Người bệnh trào ngược dạ dày nên ăn súp khoai lang khoảng 1-2 lần/tuần.
4. Khoai lang hầm sườn non
Khoai lang hầm sườn non tốt cho người bị xương khớp và người bị các bệnh lý liên quan đến dạ dày, bao gồm trào ngược axit. Cách nấu khoai lang hầm sườn non cho người bị trào ngược dạ dày như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, 300 – 500g sườn non, hành, gia vị vừa đủ.
- Sơ chế: Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành các khoanh vừa ăn. Sườn non rửa sạch, chặt nhỏ. Hành bỏ vỏ, đập dập rồi băm nhuyễn.
- Cách nấu: Bắc nồi lên bếp, cho dầu ăn vào, đợi dầu nóng thì cho hành vào phi thơm rồi cho thêm lượng nước vừa đủ vào đun sôi. Khi nước đã sôi, hãy cho sườn non vào đun thêm 10 – 15 phút, rồi cho khoai lang vào nồi, đun nhỏ lửa đến khi khoai chín mềm. Sau cùng, cho gia vị và hành lá vào cho vừa ăn rồi cho ra bát để thưởng thức.
- Hướng dẫn ăn: Nếu có thể, người bị trào ngược nên bổ sung 1 – 2 bữa khoai lang hầm sườn non mỗi tuần.
5. Chè đậu xanh và khoai lang
Người bị trào ngược dạ dày thực quản có thể ăn chè khoai lang vào bữa sáng hoặc chia nhỏ các bữa để tăng năng lượng cho cơ thể, giảm các triệu chứng của trào ngược dạ dày, thực quản.
Cách nấu chè khoai lang đậu xanh như sau:
- Chuẩn bị: 2 củ khoai lang, 50g đậu xanh , nước cốt dừa, đường, bột đao.
- Sơ chế: Khoai lang bạn gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng và ngâm trong nước cốt chanh pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ nhựa. Đậu xanh đem ngâm nước khoảng 2 tiếng để nấu nhanh mềm, sau đó đãi vỏ và để ráo nước.
- Cách nấu: Cho đậu xanh vào nồi nước, đun nhỏ lửa cho đến khi chín. Tiếp đến, thêm khoai lang đã cắt miếng nhỏ vào nồi nước, đun cho đến khi khoai lang chín mềm. Khi khoai và đậu đã chín mềm, hãy thêm đường, nước cốt dừa cùng bột đao vào khuấy đều rồi tắt bếp. Cuối cùng, bạn cho chè ra bát rồi thưởng thức.
V. Một số câu hỏi thường gặp
1. Tại sao không nên ăn khoai lang cùng quả hồng khi bị trào ngược dạ dày?
Bởi vì, Khoai lang chứa nhiều tinh bột và đường, khi kết hợp với quả hồng – loại quả giàu pectin và tannin – có thể tạo phản ứng kết tủa trong dạ dày, gây khó tiêu, đau bụng, và làm nặng thêm triệu chứng trào ngược, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, đặc biệt với bệnh nhân trào ngược dạ dày.
2. Những ai không nên ăn khoai lang khi bị trào ngược dạ dày?
Dù khoai lang là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nếu bạn thuộc các trường hợp dưới đây, hãy cẩn trọng khi dùng:
- Người mắc bệnh thận: Chất oxalate trong khoai lang có thể hình thành canxi oxalat, gây sỏi thận và làm tình trạng bệnh thận nghiêm trọng hơn.
- Người đang bị đầy bụng: Hàm lượng đường và tinh bột cao trong khoai lang không phù hợp khi hệ tiêu hóa không ổn định, có thể làm tình trạng đầy hơi, chướng bụng nặng thêm.
- Người dị ứng với khoai lang: Mặc dù hiếm, nhưng nếu bạn dị ứng với thành phần trong khoai lang, nên tránh ăn để không gặp tác dụng phụ.
3. Người bị trào ngược có nên ăn khoai lang vào buổi tối không?
Ăn khoai lang vào buổi tối có thể không phù hợp vì lượng đường và tinh bột cao dễ gây đầy bụng hoặc tăng tiết axit khi nằm ngủ, làm trầm trọng triệu chứng trào ngược. Nếu muốn ăn, hãy dùng vào bữa sáng hoặc trưa, cách giờ đi ngủ ít nhất 3-4 tiếng.
Lời kết: Trên đây là những thông tin giải đáp cho câu hỏi người bị trào ngược dạ dày có ăn khoai lang được. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về loại thực phẩm này cũng như biết cách sử dụng thông thái, tốt cho dạ dày.
Tham khảo:
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…