Tại sao ăn xoài lại bị tiêu chảy? 4 lý do, 6 cách tránh

Về vấn đề tại sao ăn xoài lại bị tiêu chảy, các chuyên gia cho biết, một số người có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy sau khi ăn xoài. Nguyên nhân có thể là do ăn với lượng quá nhiều, không rửa sạch xoài đúng cách hoặc ăn phải xoài nhiễm khuẩn.

I. Tìm hiểu về lợi ích sức khỏe của xoài

Xoài tên khoa học Mangifera indica, là một loài xoài trong họ Đào lộn hột, thuộc họ Anacardiaceae. Nguồn gốc của xoài là ở châu Á và hiện đã được trồng phổ biến ở rất nhiều quốc gia trên thế giới.

Xoài chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác nhau là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt như mangiferin, glucosyl xanthone, carotenes.

Theo pharmeasy.in, thành phần dinh dưỡng trong 100g xoài gồm:

Thành phần dinh dưỡng  Giá trị trên 100 g 
Năng lượng  60 kcal 
Carbohydrate  14,98 gam 
Chất xơ  1,6 g 
Chất đạm  0,82 g 
Mập  0,38 gam 
Vitamin A  1082 IU 
Kali  168 mg 
Vitamin C  36,4 mg 
Phốt pho  14 mg 
canxi  11 mg 
Magiê  10 mg 
Vitamin E  1,12 mg 
Vitamin B3  669µg  
Sắt  160µg  
Vitamin B5  160µg  
Vitamin B6  119µg  
Đồng  110µg  
kẽm   90µg  
Folate  43µg  
Vitamin B2  38µg  
Vitamin B1  28µg 
Mangan  27µg  
Vitamin K  4,2µg  
Xoài là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt như mangiferin, glucosyl xanthone và carotenes.

Xoài là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa tốt như mangiferin, glucosyl xanthone và carotenes.

Xoài có nhiều đặc tính đã được khoa học chứng minh gồm: 

  • Chống oxy hóa. 
  • Chống ung thư. 
  • Chống bệnh tiểu đường. 
  • Bảo vệ tim mạch. 
  • Chống lão hóa. 
  • Chống viêm. 

Dưới đây là một số lợi ích tiềm năng của xoài với sức khỏe:

1. Hỗ trợ điều trị bệnh ung thư vú

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất, dẫn đến tử vong sớm ở phụ nữ trên toàn cầu. 

Các sản phẩm tự nhiên hiện đang trở thành nguồn quan trọng để phát hiện ra các tác nhân chống ung thư. Xoài có thể có tiềm năng kiểm soát bệnh ung thư vú nhờ  các polyphenol như axit gallic, galloyl glucoside và gallotannin. 

2. Nhuận tràng, cải thiện táo bón 

Theo pharmeasy.in, ăn xoài có thể là một giải pháp giúp nhuận tràng, trị táo bón. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, ăn xoài có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru, từ đó giảm táo bón hiệu quả.

Các nhà khoa học Mỹ khảo sát thấy rằng, bổ sung 300g xoài mỗi ngày giúp những người mắc táo bón kinh niên đi tiêu dễ dàng. Nghiên cứu cũng cho thấy, ăn xoài thúc đẩy nhu động ruột và giảm viêm sau khi bị táo bón kéo dài.

3. Giảm viêm loét đại tràng 

Viêm loét đại tràng là tình trạng viêm mãn tính ảnh hưởng đến đại tràng và trực tràng. Xoài có thể giúp giảm viêm nhờ sự có các polyphenol như gallotannin và axit gallic. 

Một nghiên cứu đánh giá tác dụng chống viêm của xoài trên mô hình viêm đại tràng tiền lâm sàng vào năm 2016 cho thấy, ăn xoài có thể giúp kiểm soát bệnh viêm loét đại tràng. 

4. Kiểm soát đường huyết

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2014 cho thấy, xoài có thể làm giảm lượng đường trong máu ở cả phụ nữ và nam giới. 

Xoài chứa tocopherols, carotenoids, chất xơ, axit ascorbic, axit gallic, quercetin và mangiferin. Những hợp chất hoạt tính sinh học này có thể giúp bình thường hóa lượng đường trong máu. 

5. Giúp da và tóc khỏe mạnh

Xoài nếu được tiêu thụ với lượng vừa phải, có thể giúp tóc khỏe mạnh và làn da được nuôi dưỡng nhờ hàm lượng Vitamin A cao. Ngoài ra, xoài có thể hoạt động như một loại kem chống nắng tự nhiên bằng cách bảo vệ da và tóc khỏi bị hư hại do tia cực tím. 

6. Kiểm soát bệnh thoái hóa điểm vàng 

Thoái hóa điểm vàng là một bệnh về mắt phổ biến gây giảm thị lực. Xoài rất giàu chất chống oxy hóa như lutein, zeaxanthin và Vitamin A, có thể giúp đối phó với bệnh thoái hóa điểm vàng. 

Xoài cũng rất giàu carotene có thể giúp tăng cường thị lực và hỗ trợ kiểm soát bệnh thoái hóa điểm vàng. 

7. Tác dụng khác

Một số tác dụng khác của xoài gồm:

  • Giúp giảm cân.
  • Cải thiện thị lực. 
  • Cải thiện tiêu hóa.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch.
  • Tăng mức cholesterol tốt.
Ăn xoài đúng cách giúp chống ung thư, bệnh tiểu đường, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa lão hóa…

Ăn xoài đúng cách giúp chống ung thư, bệnh tiểu đường, bảo vệ tim mạch, ngăn ngừa lão hóa…

Ăn xoài đúng cách mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, nếu sử dụng sai cách hoặc ăn với lượng nhiều, xoài có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn, trong đó có tiêu chảy. Cùng đến phần nội dung tiếp theo để biết tại sao ăn xoài lại bị tiêu chảy.

II. Tại sao ăn xoài lại bị tiêu chảy?

Trang healthwise.punchng.com đăng ý kiến của một chuyên gia dinh dưỡng và Chủ tịch Liên đoàn các Hiệp hội Dinh dưỡng Châu Phi, Giáo sư Ngozi Nnam về vấn đề ăn xoài gây tiêu chảy.

Giáo sư Ngozi Nnam khẳng định: Ăn xoài không gây tiêu chảy. Một số người ăn xoài bị tiêu chảy thường là do ăn quá nhiều hoặc ăn phải xoài bị ô nhiễm và không được rửa sạch đúng cách.

1. Do ăn quá nhiều xoài 

Ăn xoài quá mức có thể gây tiêu chảy vì thực phẩm này chứa nhiều chất xơ (2g/100g xoài). Do đó, những người đang bị tiêu chảy, yếu bụng hoặc thường xuyên bị tiêu chảy nên hạn chế ăn xoài.

2. Do ăn phải xoài bị ô nhiễm, rửa không đúng cách 

Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định,  xoài hay bất kỳ loại trái cây nào khác chỉ có thể gây tiêu chảy nếu bị ô nhiễm và rửa không đúng cách. Có thể xoài đã bị ô nhiễm ngay từ khi thu hoạch cho đến thời điểm bạn mua về.

Khi bạn mua xoài về, nếu xoài bị ô nhiễm nhiễm vi khuẩn và các sinh vật gây hại khác không được rửa sạch đúng cách trước khi ăn có thể dẫn đến tiêu chảy.

Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tiêu chảy thường là triệu chứng của nhiễm trùng đường ruột, có thể do nhiều loại vi khuẩn, virus và ký sinh trùng gây ra. Nhiễm trùng lây lan qua thực phẩm hoặc nước uống bị ô nhiễm, hoặc từ người sang người do vệ sinh kém.

3. Do người ăn xoài mắc chứng không dung nạp Fructose

Theo trang steelsmithhealth.com, xoài có thể gây tiêu chảy nếu người ăn mắc chứng không dung nạp Fructose. Bệnh nhân mắc hội chứng này còn có thể bị đầy hơi, chướng bụng, đau bụng, chuột rút, buồn nôn, táo bón, khó tiêu và ợ hơi quá mức. 

4. Làm tăng các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích

Xoài là một trong nhiều loại thực phẩm có thể làm tăng các triệu chứng của IBS (hội chứng ruột kích thích) vì có hàm lượng fructose hoặc đường trái cây cao hơn so với glucose.

Các triệu chứng IBS có thể gồm: thay đổi thói quen đại tiện (tiêu chảy hoặc táo bón); thay đổi trạng thái phân (viên cứng nhỏ hoặc phân lỏng); cảm giác cần đi đại tiện gấp; cảm giác đi đại tiện không hết; có chất nhầy trong phân; đầy hơi, chướng bụng…

Một số người có thể bị tiêu chảy do ăn quá nhiều xoài hoặc ăn phải xoài nhiễm khuẩn. 

Một số người có thể bị tiêu chảy do ăn quá nhiều xoài hoặc ăn phải xoài nhiễm khuẩn.

III. Ăn xoài bị tiêu chảy nên làm gì? 

Việc bạn nên làm khi ăn xoài bị tiêu chảy là ngừng ăn ngoài ngay lập tức. Sau khi ngừng ăn xoài, tình trạng tiêu chảy sẽ tự khỏi mà không cần điều trị. Nếu tiêu chảy không thuyên giảm sau một vài ngày, hãy đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị phù hợp.

1. Điều trị tại nhà 

Trong hầu hết các trường hợp, người bị tiêu chảy khi ăn xoài sẽ tự khỏi sau khi ngừng tiêu thụ thực phẩm này. Tuy nhiên, để hỗ trợ đẩy lùi tiêu chảy nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể tham khảo một số biện pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng dưới đây:

– Uống nước: Uống nước là bước đầu tiên để bù nước cho cơ thể. Ngoài nước lọc, bạn có thể uống nước ép trái cây pha loãng, dung dịch bù nước. Tránh uống bất cứ thứ gì có thể gây kích ứng thêm đường tiêu hóa, chẳng hạn như: đồ uống có caffeine, rượu bia, nước ngọt có gas, thức uống nóng…

– Thực hiện chế độ ăn phục hồi: Theo Tổ chức Quốc tế về Rối loạn Tiêu hóa (IFFGD), chế độ ăn gồm nhiều bữa nhỏ, thường xuyên có thể tốt hơn ăn ba bữa lớn mỗi ngày khi khỏi tiêu chảy. Một số thực phẩm được khuyên dùng gồm:  thực phẩm hoặc đồ uống có nhiều natri và kali (nước dùng, chuối và khoai tây luộc); thực phẩm ít chất xơ (sữa chua, thịt nạc và mì).

– Tránh một số loại thực phẩm: Tránh ăn những thực phẩm có thể gây kích ứng hoặc gây áp lực lên đường tiêu hóa. Chẳng hạn như thực phẩm giàu chất béo (đồ chiên, khoai tây chiên và bánh ngọt); thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo; thực phẩm có hàm lượng fructose cao; thịt béo (thịt xông khói); thực phẩm giàu chất xơ (các loại đậu và rau thuộc họ bắp cải)…

– Uống men vi sinh: Probiotic là những vi sinh vật có thể có lợi cho hệ tiêu hóa. Chúng có thể hỗ trợ hoạt động của ruột và giúp chống lại nhiễm trùng. Theo một phân tích tổng hợp năm 2022, men vi sinh như một phần của phương pháp điều trị tiêu chảy có thể cải thiện: lượng phân, hình thái phân, triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Probiotic xuất hiện tự nhiên trong một số loại sữa chua và thực phẩm lên men khác. 

– Chế độ ăn BRAT: Một lựa chọn khác cho người bị tiêu chảy là chế độ ăn BRAT. Chế độ ăn này bao gồm chuối, cơm, nước sốt táo và bánh mì nướng. Đây đều là các thực phẩm ít chất xơ và nhiều tinh bột, có thể giúp tạo ra nhu động ruột rắn hơn. 

– Sử dụng búp hoặc lá ổi non: Búp hoặc lá ổi non chứa các hoạt chất có khả năng làm săn niêm mạc ruột, và ngăn chặn phân lỏng. Bạn chỉ cần rửa sạch lá ổi và đêm đi đun trong nước trong khoảng 30 phút. Sau đó, lọc nước và thêm một ít muối rồi uống.

–  Dùng lá mơ: Theo Đông y, lá mơ có vị đắng và tính mát, khả năng tiêu viêm và sát khuẩn tốt. Bạn cho lá mơ vào nấu cùng nước rồi lọc lấy nước uống.

Người bị tiêu chảy do ăn xoài nên uống nhiều nước. 

Người bị tiêu chảy do ăn xoài nên uống nhiều nước.

2. Thăm khám bác sĩ nếu tiêu chảy trở nặng 

Trong hầu hết các trường hợp, tiêu chảy do ăn xoài sẽ tự khỏi mà không cầu điều trị với bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tiêu chảy kéo dài 2 ngày hoặc không đáp ứng với điều trị tại nhà, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán tình trạng và điều trị phù hợp.

Các lý do khác để đi khám bác sĩ vì tiêu chảy do ăn xoài gồm:

  • Có máu hoặc mủ trong phân.
  • Sốt trên 39 độ C.
  • Đau bụng dữ đội.
  • Có dấu hiệu mất nước: khát nước, khô miệng.

Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của một người, khám sức khỏe và có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung.  Căn  cứ vào kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

IV. Cách ăn xoài đúng tránh bị tiêu chảy

Ăn xoài đúng cách với lượng hợp lý hoàn toàn không gây tiêu chảy như nhiều người vẫn lầm tưởng. Để ăn xoài đúng cách, tránh bị tiêu chảy bạn cần tuân thủ một số điều sau: 

1. Lượng xoài phù hợp

Các chuyên gia cho biết, để tránh bị tiêu chảy và xảy ra các tác dụng phụ gây hại cho cơ thể, bạn chỉ nên ăn từ 200- 250g xoài một ngày. Tốt nhất bạn nên ăn xoài tươi để hấp thu đủ chất xơ, vitamin và chất khoáng cho cơ thể.

Trước khi ăn xoài, bạn nên ngâm trong nước khoảng một giờ. Điều này làm tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất có trong xoài.

Để tránh bị tiêu chảy, bạn chỉ nên ăn từ 200- 250g xoài một ngày.

Để tránh bị tiêu chảy, bạn chỉ nên ăn từ 200- 250g xoài một ngày.

2. Chọn mua xoài chất lượng 

Nên mua xoài ở nơi uy tín để đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Cách chọn xoài như sau:

  • Xoài chín: Nên mua xoài chín vàng, cầm chắc tay, vỏ căng bóng và mịn màng, không có các vết thâm tím li ti, dập nát. Không nên chọn xoài quá mềm hoặc quá cứng, xoài chín tự nhiên sẽ có độ cứng nhất định, cầm chắc tay, ấn vào không bị nát.
  • Xoài xanh: Nên chọn loại quả cứng, vỏ ngoài có phấn trắng, da màu xanh đậm.

3. Tránh mua xoài chín nhân tạo

Ở hầu hết các thành phố, xoài được làm chín nhân tạo Cách tốt nhất để kiểm tra xem xoài có chứa hóa chất hay không là cho xoài vào xô nước. 

  • Nếu xoài chìm xuống thì là chín tự nhiên. 
  • Nếu xoài nổi lên thì tức là được làm chín nhân tạo.

4. Rửa xoài sạch và đúng cách

Bạn nên rửa xoài đúng cách trước khi vì xoài có thể đã bị ô nhiễm trong quá trình thu hoạch và xử lý.

  • Cần rửa kỹ xoài dưới vòi nước đang chảy để có thể loại bỏ tất cả những vi khuẩn bám trên vỏ.
  • Có thể dùng muối ngâm rửa xoài vì muối có thể loại bỏ và tiêu diệt vi khuẩn.
Cần rửa kỹ xoài dưới vòi nước và ngâm trong nước muối trước khi ăn. 

Cần rửa kỹ xoài dưới vòi nước và ngâm trong nước muối trước khi ăn.

5. Cách chế biến

Bạn có thể ăn trực tiếp xoài sau khi được rửa sạch và gọt vỏ. Hoặc có thể sử dụng xoài để làm nước ép, sinh tố, thạch, mứt, kem, salad, các món trộn… 

6. Thời điểm ăn

Thời điểm tốt nhất để ăn xoài là sau bữa ăn trưa hoặc sáng ít nhất 30 phút. Không nên ăn xoài khi đói vì vị chua của loại quả này sẽ gây kích thích dạ dày làm tăng dịch vị và nguy cơ mắc bệnh đường ruột. 

Ngoài ra, ăn xoài lúc đói dễ dẫn đến nguy cơ bị say, ngộ độc tạm thời. Cũng cần tránh ăn xoài sau bữa tối vì xoài chín ngọt có thể làm tăng đường huyết đột ngột.

V. Tìm hiểu một số tác dụng phụ khác của xoài 

Ngoài tiêu chảy, tiêu thụ quá nhiều xoài có thể gây ra một số tác dụng phụ khác dưới đây:

1. Dị ứng với nhựa xoài

Hãy thận trọng nếu bạn bị dị ứng với nhựa xoài vì protein trong xoài tương tự như trong mủ cao su. Nó có thể gây ngứa da và nổi mề đay hoặc thậm chí sốc phản vệ, có thể gây sưng họng và khó thở nghiêm trọng.

2. Tăng lượng đường trong máu

Những người mắc bệnh tiểu đường nên tránh ăn nhiều xoài vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, người bị tiểu đường nên hạn chế tiêu thụ loại quả này hoặc tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi sử dụng.

3. Tăng cân

Nếu ăn nhiều xoài có thể dẫn đến tăng cân do hàm lượng calo trong loại quả này cao. Một quả xoài cỡ trung bình chứa 150 calo. Vì vậy, nếu bạn đang giảm cân, hãy tiêu thụ xoài với số lượng nhỏ.  

4. Khó tiêu 

Quả xoài cũng thường gây khó tiêu, đặc biệt là xoài sống. Vì vậy, bạn cần tránh ăn xoài sống với số lượng lớn. 

Tương tự, xoài chín có chứa một loại hóa chất gọi là cacbua có thể không an toàn khi tiêu thụ.  

5. Đau họng

Sau khi ăn xoài, một số người có thể bị đau họng hoặc dị ứng (đau bụng, hắt hơi và sổ mũi). 

6. Đau dạ dày

Tiêu thụ xoài quá mức có thể dẫn đến các vấn đề về đường tiêu hóa như đau dạ dày, khó tiêu và tiêu chảy. 

N bạn gặp bất kỳ phản ứng bất lợi nào với xoài, hãy  ngừng ăn xoài và liên hệ với bác sĩ để hướng dẫn xử trí cụ thể, tránh gây hại cho sức khỏe.

Như vậy thắc mắc tại sao ăn xoài lại bị tiêu chảy đã được Thuốc dạ dày chữ Y giải đáp cụ thể ở trên. Về bản chất, xoài không gây tiêu chảy khi ăn đúng cách. Bạn chỉ bị tiêu chảy do ăn xoài khi ăn quá nhiều và ăn phải xoài nhiễm khuẩn hoặc rửa chưa sạch sẽ. Nắm được những nguyên nhân này sẽ giúp bạn ăn xoài an toàn và tốt cho sức khỏe. 

Nếu cần được tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800 1125 (miễn phí cước)  hoặc bình luận ở ngay bên dưới để được dược sĩ giải đáp trực tiếp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://healthwise.punchng.com/eating-mangos-wont-cause-diarrhoea-nutritionist-says/

https://news.abplive.com/health/love-mangoes-know-why-you-should-avoid-overeating-the-summer-special-fruit-1465287

https://www.indiatoday.in/health/story/be-cautious-when-eating-mangoes-experts-warn-2379478-2023-05-15?onetap=true

https://healthwise.punchng.com/eating-mangos-wont-cause-diarrhoea-nutritionist-says/

https://pharmeasy.in/blog/ayurveda-uses-benefits-side-effects-of-mango/

https://www.india.com/lifestyle/mango-side-effects-eating-too-many-mangoes-cause-health-problems-aam-khane-ke-nuksan-5407217/

https://www.medicalnewstoday.com/articles/324424#contacting-a-doctor

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *