Cả Y học hiện đại và Đông y đều khẳng định, dùng quả sung chữa trào ngược dạ dày thường xuyên và đều đặn, các triệu chứng khó chịu của bệnh như đầy hơi, chướng bụng, ăn uống kém sẽ được cải thiện đáng kể. Cùng thuốc yumangel chính hãng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Mục lục
I. 9 cách dùng quả sung chữa trào ngược dạ dày
Để giảm triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng một số bài thuốc hoặc món ăn từ quả sung dưới đây.
1. Ăn quả sung chín
Người bị trào ngược có thể ăn 3 – 5 quả sung chín/ngày. Quả sung chín ngoài đặc tính kiện tỳ ích vị và nhuận tràng còn giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nhẹ một số triệu chứng của bệnh trào ngược axit dạ dày như ợ nóng, trớ thức ăn, buồn nôn, đau thượng vị,…
Mẹo dân gian ăn sung chín còn được áp dụng để hỗ trợ điều trị chứng táo bón do viêm đại tràng hoặc do chế độ ăn ít chất xơ.
2. Dùng bột quả sung
Uống bột quả sung giúp làm se vết xước và loét ở niêm mạc thực quản. Bạn có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Nguyên liệu: 1kg sung tươi.
- Cách thực hiện: Quả sung rau khi sửa sạch, bạn vào sao khô rồi đem tán thành bột mịn. Cho bột vào lọ bảo quản nơi thoáng mát để dùng dần.
- Cách dùng: Mỗi lần lấy khoảng 6 – 9g pha với nước ấm. Uống đều đặn 1 – 2 lần/ngày.
3. Pha trà quả sung
Một cách dùng quả sung chữa bệnh trào ngược dạ dày khác bạn có thể áp dụng đó là uống trà quả sung. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị: 700g quả sung tươi, nên dùng quả sung chín vừa.
- Sơ chế nguyên liệu: Cho sung vào ngâm với nước muối pha loãng. Vớt ra cho ráo nước rồi thái mỏng. Cho sung đã thái lát vào chảo sao nóng cho tới khi sung khô hoàn toàn. Khi sung nguội thì cho vào bình thủy tinh.
- Cách dùng: Mỗi lần dùng 7 – 10g hãm với nước sôi từ 10 – 15 phút và uống. Để tăng hương vị, bạn có thể cho thêm chút đường phèn khi uống.
- Yumangel gợi ý: Trào ngược dạ dày có nên uống trà không
4. Bài thuốc quả sung và dầu oliu
Với bài thuốc quả sung và dầu oliu, bạn cần mất thời gian ngâm nguyên liệu trong khoảng 2 tháng mới có thể sử dụng:
- Chuẩn bị: 40 quả sung đã sấy khô, dầu oliu.
- Cách chế biến: Cho sung khô vào lọ rồi đổ dầu oliu vào sao cho ngập hết bề mặt sung. Đậy kín nắp bảo quản nơi khô ráo. Ngâm trong 2 tháng là có thể mang ra sử dụng.
- Cách dùng: Mỗi lần dùng lấy 2-3 quả sung ăn trước khi ăn bữa chính. Ngày ăn từ 1-2 lần.
5. Cháo sung
Cháo sung mềm, lỏng nên rất dễ tiêu hóa. Người bệnh thường xuyên bị nôn trớ thức ăn, buồn nôn sau khi ăn nên ăn cháo sung để cải thiện tình trạng. Bạn có thể cho món cháo quả sung vào thực đơn cho bữa sáng sẽ rất tốt cho niêm mạc dạ dày.
- Chuẩn bị: 20 quả sung tươi, 1 chén gạo, thịt lợn hoặc thịt bò bằm.
- Sơ chế nguyên liệu: Rửa sạch sung sau đó cho vào ngâm với nước muối pha loãng. Sau đó vớt ra để ráo và cắt thành từng miếng nhỏ.
- Cách nấu: Gạo sau khi đã vo sạch bạn cho vào nấu thành cháo. Khi gạo chín thì tiếp tục cho quả sung vào nấu trong 15 phút với lửa nhỏ. Thêm thịt và gia vị theo khẩu vị sau đó đun sôi trở lại rồi tắt bếp.
6. Quả sung om lươn với nghệ
Không chỉ hiệu quả trong việc đẩy lùi triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, món ăn này còn rất kích thích vị giác, giúp người bệnh ăn ngon miệng hơn.
- Chuẩn bị: 500g lươn đồng, 30 quả sung, 1 nhánh nhỏ nghệ.
- Sơ chế nguyên liệu: Sung rửa sạch, bổ đôi và ngâm trong nước muối loãng khoảng 10 phút. Lươn làm rồi cũng ngâm trong nước muối loãng. Sau khi ngâm, bạn vớt lươn và sung ra. Nghệ cạo vỏ, rửa sạch rồi đập dập. Đem ướp lươn với nghệ và sung cùng gia vị.
- Cách nấu: Cho các nguyên liệu đã ướp vào nồi đất, đổ thêm 200ml nước rồi đun sôi cho tới khi cạn là có thể ăn.
7. Thịt ba chỉ kho quả sung
Để có món thịt ba chỉ kho sung vừa đưa cơm vừa hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh trào ngược, người bệnh có thể làm theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 200g thịt ba chỉ, 20 quả sung tươi, hành tím, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Thịt rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Ướp thịt với hành và gia vị trong 15 phút. Quả sung rửa sạch, bổ đôi và chần qua nước sôi.
- Cách nấu: Băm nhuyễn hành tím rồi đem phi với dầu cho thơm. Tiếp đó bạn cho thịt và sung vào đảo cho tới khi săn lại. Thêm vào 1 chén nước nhỏ rồi đun cho tới khi nước sệt lại là được.
8. Chân giò hầm quả sung
Chân giò hầm quả sung là món ăn rất giàu dinh dưỡng, vừa tốt cho sức khỏe vừa tốt cho hệ tiêu hóa và dạ dày.
- Chuẩn bị: 1 cái chân giò khoảng 200g, 10 quả sung, gia vị.
- Sơ chế nguyên liệu: Quả sung sau khi rửa sạch bạn cho vào ngâm với nước muối pha loãng. Chân giò làm sạch rồi chặt thành từng miếng vừa ăn.
- Cách nấu: Phi thơm hành với dầu sau đó cho chân giò và sung vào đảo sơ. Khi thịt chân giò săn lại bạ đổ 1.5 lít nước hầm đến khi thịt và sung chín mềm nhừ. Tiếp đó nêm nếm gia vị theo khẩu vị và ăn kèm cơm nóng.
9. Mứt quả sung
Một món ăn vặt tốt từ quả sung cho người bị trào ngược dạ dày đó là mứt quả sung. Bạn có thể tham khảo cách làm mứt sung như sau:
- Nguyên liệu: 1kg sung chín.
- Cách thực hiện: Sung chín đem rửa sạch và bổ đôi. Sau khi ráo nước thì trộn với 2kg đường cát và cho vào tủ lạnh bảo quản trong 12 giờ đồng hồ. Cho sung vào chảo rim với lửa nhỏ cho đến khi khô lại thì thêm 1 chút nước cốt chanh vào.
- Cách dùng: Bảo quản mứt sung trong tủ mát, khi bị đắng miệng, chua miệng hoặc ăn uống kém hãy mang ra sử dụng.
Khi chế biến các món ăn từ quả sung, người bệnh cần lưu ý:
- Hạn chế dùng quá nhiều gia vị, nhất là các loại gia vị cay nóng như tỏi, gừng, ớt,…
- Nên ăn các món ăn từ quả sưng khoảng 3 – 4 lần/tuần.
- Nên luân phiên thay đổi các món ăn từ quả sung để kích thích vị giác, tránh tình trạng chán ăn và ăn uống kém.
- Người bệnh trước khi dùng sung chữa trào ngược dạ dày nên hỏi ý kiến bác sĩ đẻ đảm bảo an toàn.
II. Tác dụng của quả sung đối với dạ dày
Cả Y học hiện đại và Đông y đều công nhận khả năng chữa bệnh trào ngược dạ dày của quả sung. Cụ thể:
Theo Đông y
Trong Đông y, quả sung tính ấm, vị ngọt xen lẫn một chút đắng, có công dụng làm sạch ruột, nhuận tràng và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Đồng thời điều trị một số bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa và ruột như: viêm ruột, viêm dạ dày, táo bón, kiết lỵ, đau dạ dày, bệnh trĩ…
Bên cạnh đó, quả sung còn có khả năng cải thiện bệnh trào ngược dạ dày và khắc phục hiệu quả một số triệu chứng khó chịu như: đầy bụng, ợ nóng, chướng bụng, chán ăn, khó tiêu, ăn không ngon miệng…
Theo Y học hiện đại
Quả sung còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn nên thường được dùng để phòng ngừa sự tấn công của vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm và làm dịu nhanh cơn đau.
Trong quả sung chứa nhiều vitamin A, Vitamin C, Vitamin E, Vitamin K, các nguyên tố vi lượng (phốt pho, kali, calci…) và đa dạng dưỡng chất như: saccharose, shikimic acid, quinic acid, glucose… có tác dụng ngăn chặn sự hình thành tế bào ung thư dẫn đến ung thư thực quản.
Ngoài ra, lượng lớn chất xơ cao trong quả giúp thúc đẩy chức năng tiêu hóa, hỗ trợ nhu động ruột, loại bỏ chứng khó tiêu và cảm giác no. Theo đó người bệnh có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.
Tuy nhiên cách chữa trào ngược bằng quả sung cũng có một số hạn chế. Dưới đây là 4 nhược điểm bạn cần biết:
- Hiệu quả chậm, công dụng hạn chế.
- Không thể điều trị bệnh dứt điểm, chỉ có tác dụng hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh.
- Không thể thay thế thuốc điều trị.
- Có thể gây dị ứng đối ở một số người có cơ địa nhạy cảm
Giống với các mẹo dân gian chữa trào ngược dạ dày khác, quả sung chỉ có tác dụng hỗ điều trị. Vì vậy để kiểm soát bệnh hoàn toàn, ngoài việc dùng quả sung người bệnh nên kết hợp với điều trị y tế và xây dựng lối sống khoa học, lành mạnh.
III. Lưu ý khi dùng quả sung chữa trào ngược dạ dày
Sử dụng quả sung chữa trào ngược dạ dày thực quản là phương pháp an toàn và lành tính nên phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh trước khi áp dụng cần lưu ý một số điều sau:
- Chỉ hỗ trợ điều trị: Quả sung chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày nên người bệnh cần kết hợp với các phương pháp y tế theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Không lạm dụng: Quả sung có công dụng thông tiện, nhuận tràng nên nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tiêu chảy. Với quả sung chín, người bệnh chỉ nên ăn tối đa 7 quả/ngày.
- Ngâm rửa sạch: Cần ngâm rửa quả sung với nước muối để làm sạch mủ và bụi bẩn, làm giảm vị đắng, chát và tăng độ giòn cho quả sung.
- Tác dụng chậm: Hiệu quả chữa bệnh trào ngược của quả sung chậm nên người bệnh cần kiên trì áp dụng trong khoảng 2 – 3 tháng để nhận thấy chuyển biến tích cực.
- Tránh sử dụng lâu dài: Quả sung có công dụng hạ huyết áp nên bạn cần tránh sử dụng lâu dài nếu bị huyết áp thấp hoặc đang sử dụng các loại thuốc điều trị cao huyết áp.
- Thức ăn/đồ uống cần hạn chế: Trong thời gian dùng quả sung người bệnh nên hạn chế các món ăn nhiều gia vị, dầu mỡ; các loại thức uống như socola, rượu bia, cà phê, không hút thuốc lá…
- Đối tượng không nên áp dụng cách chữa trào ngược dạ dày bằng quả sung: Người đang dùng thuốc chống đông máu như: Sintrom, Warfarin; Người bị tụt huyết áp, chỉ số đường huyết thấp; Người bị dị ứng với quả sung; Người đang có vấn đề về túi mật, thận; Người bị xuất huyết dạ dày, đau dạ dày nặng.
Bài viết đã hướng dẫn 8 cách dùng quả sung chữa trào ngược dạ dày đơn giản và dễ thực hiện ngay tại nhà. Người bệnh có thể áp dụng kết hợp với các phương pháp y tế theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để mau chóng đẩy lùi bệnh.
Tham khảo:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...