Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày: Nguyên nhân, điều trị và phòng ngừa

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do chế độ ăn uống không khoa học hoặc do các bệnh lý dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày, hở van dạ dày… Tình trạng này không nguy hiểm nhưng khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp nên việc điều trị là cần thiết. 

I. Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày là tình trạng gì?

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày là tình trạng miệng bị hôi bắt nguồn từ các vấn đề có liên quan đến dạ dày. Ví dụ như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản hoặc hở van dạ dày… khiến mùi thức ăn đang tiêu hóa trong dạ dày sẽ bốc lên phía trên của khoang miệng. 

Khi nói đến chứng hôi miệng, hầu hết mọi người đều biết cách tránh những thủ phạm thường xuyên như thức ăn có mùi nồng hoặc sâu răng. Nhưng chứng hôi miệng có thể không xuất phát từ tình trạng của miệng, mà là từ dạ dày. 

Trên thực tế, chứng hôi miệng do các vấn đề về dạ dày thậm chí còn khó hiểu hơn chứng hôi miệng thông thường, vì khó xác định, phân lập và điều trị hơn. Tuy nhiên, hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra chứng hôi miệng liên quan đến dạ dày có thể giúp quyết định liệu chứng hôi miệng của mình chỉ là do bữa trưa có tỏi hay do một nguyên nhân nghiêm trọng hơn.

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày là tình trạng miệng bị hôi bắt nguồn từ các vấn đề có liên quan đến dạ dày. 

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày là tình trạng miệng bị hôi bắt nguồn từ các vấn đề có liên quan đến dạ dày.

II. Nguyên nhân nào khiến hơi thở có mùi hôi từ dạ dày? 

Có nhiều lý do tại sao dạ dày có thể gây ra hôi miệng hay hơi thở có mùi hôi. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

1. Do vi khuẩn H.Pylori, viêm loét dạ dày tá tràng 

Một trong các nguyên nhân thường gặp nhất gây hôi miệng ở dạ dày và hệ tiêu hóa là do vi khuẩn H.Pylori. 

Đây là một loại vi khuẩn thường cùng tồn tại với các vi khuẩn khác trong hệ vi sinh đường ruột. Nhưng khi HP phát triển quá mức sẽ gây hại cho dạ dày cũng như sức khỏe. Khoảng 2/3 các vết loét dạ dày và loét tá tràng có thể do vi khuẩn HP gây ra. Một số nghiên cứu khác cho thấy, vi khuẩn HP còn là nguyên nhân gây ung thư dạ dày.

2. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Theo listerine-me.com, dạ dày có thể là nguyên nhân gây hôi miệng nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng hoặc trào ngược sau khi uống sữa và đồ ăn cay. Các axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản có thể có mùi chua, khiến mùi khí ảnh hưởng đến hơi thở.

Trang colgate.com cũng cho rằng, nếu bạn có xu hướng bị ợ nóng hoặc trào ngược sau khi ăn một số loại thực phẩm nhất định, hãy nghĩ đến sữa và đồ ăn cay. Lúc này, hơi thở có mùi hôi có thể liên quan đến lượng axit dư thừa do dạ dày sản xuất. Những loại axit đó có thể có mùi chua, dẫn đến mùi khí ảnh hưởng đến hơi thở. 

Tương tự, trang Mayo Clinic cho hay, hơi thở có mùi hôi có thể là dấu hiệu của bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay GERD.

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày do bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày do bệnh trào ngược dạ dày thực quản.

3. Hở van dạ dày 

Hở van dạ dày là hậu quả do dịch vị và mùi khó chịu bên trong dạ dày trào ngược lên vòm họng và thực quản. Nguyên nhân là vì van thực quản luôn trong trạng thái mở, ngay cả khi không ăn uống khiến cho dịch vị và thức ăn dễ trào ngược lên thực quản và cuống họng.

Ngoài hôi miệng, người bị hở van dạ dày còn bị đau quặn từng cơn ở phần trên rốn (vùng thượng vị), thường xuyên cảm thấy buồn nôn nhất là sau khi ăn no, cảm thấy cuống họng đau rát, khi bị nôn còn đau hơn, lúc nào cũng thấy miệng đắng chát, ợ chua, ợ nóng, ợ chua cả khi đói và no.

4. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non 

SIBO (hội chứng loạn khuẩn ở ruột non), viết tắt từ cụm từ tiếng Anh là Small Intestinal Bacterial Overgrowth có thể là nguyên nhân gây mùi hôi ở nếu bạn bị đầy hơi, chướng bụng và ợ hơi. 

Ruột già, nơi tiêu hóa diễn ra trong đường tiêu hóa, là nơi trú ngụ của hàng nghìn tỷ vi khuẩn. Mặc dù ruột non chứa ít vi khuẩn hơn nhiều và có chức năng hấp thụ dinh dưỡng, nhưng đôi khi vi khuẩn vẫn có thể phát triển quá mức ở đó. 

Sau khi bị nhiễm trùng dạ dày, SIBO có thể xảy ra ở một số người. Những bệnh nhân không dung nạp lactose hoặc kém hấp thu fructose cũng có thể gặp vấn đề với hệ vi khuẩn đường ruột. Sau khi tiêu thụ chất xơ, các triệu chứng thường trở nên tồi tệ hơn.

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non cũng khiến hơi thở có mùi hôi từ dạ dày. 

Sự phát triển quá mức của vi khuẩn đường ruột non cũng khiến hơi thở có mùi hôi từ dạ dày.

5. Bệnh thận 

Bệnh thận mãn tính đôi khi có thể biểu hiện bằng hơi thở có mùi tanh hoặc mùi amoniac nồng nặc.

6. Bệnh Crohn và bệnh Celiac  

Hấp thụ thức ăn kém là nguyên nhân chính gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày

Dạ dày và hệ tiêu hóa hoạt động kém do bệnh Crohn và bệnh Celiac khiến thức ăn lưu lại nhiều hơn bình thường. Điều này tạo ra nhiều hydro sunfua hơn, có thể dẫn đến ợ hơi có mùi và đôi khi là hơi thở hôi.

7. Tắc nghẽn đường ruột

Hội chứng tắc đường ruột ngăn cản thức ăn di chuyển bình thường trong hệ tiêu hóa. Hậu quả là thức ăn bị tích tụ lại gây bít tắc và không thể đào thải ra bên ngoài.

Bên cạnh đó, do phần lớn các thức ăn khi được tiêu sẽ chuyển sang dạng phân và chất thải. Vậy nên khi bị tắc nghẽn ở trong ruột sẽ gây ra mùi hôi khó chịu và lưu lại trong hơi thở của người bệnh.

8. Nôn ói quá nhiều

Tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày còn xuất phát từ việc nôn ói quá nhiều, nhất là với trường hợp bị ngộ độc thực phẩm hoặc thai nghén.

Khi nôn ói, lượng axit, dịch vị dạ dày và thức ăn thừa sẽ thoát ra ngoài thông qua đường họng. Tuy nhiên, các chất này sẽ không được đào thải hoàn toàn mà vẫn còn đọng lại lại trong cuống họng và miệng… gây ra mùi hôi khó chịu.

9. Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Một số thói quen ăn uống không lành mạnh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày. Chẳng hạn như ăn nhiều đồ cay nóng, gia vị, đồ quá ngọt, hoa quả chua, nước uống có ga… Những thực phẩm gây kích thích dạ dày và tạo ra mùi khó chịu trong hơi thở.

Một số thói quen ăn uống không lành mạnh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày.

Một số thói quen ăn uống không lành mạnh có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày.

III. Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày nguy hiểm không?

Tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày thường không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp và gây nhiều bất tiện, rắc rối trong cuộc sống hàng ngày. 

Mặt khác, tình trạng hôi miệng từ dạ dày còn tác động xấu đến quá trình ăn uống, khiến người bệnh ăn uống không ngon miệng làm suy giảm đáng kể chất lượng cuộc sống.

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày thường không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp 

Hơi thở có mùi hôi từ dạ dày thường không gây nguy hiểm nhưng lại khiến người bệnh mất tự tin trong giao tiếp

IV. Phải làm gì để loại bỏ hơi thở có mùi hôi từ dạ dày? 

Khi gặp phải tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày, nếu không thể khắc phục bằng các phương pháp tự nhiên tại nhà, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân và chỉ định cách điều trị phù hợp.

1. Thăm khám và điều trị với bác sĩ

Bước đầu tiên để giải quyết tình trạng hơi thở có mùi hôi xuất phát từ dạ dày là xác định nguyên nhân gây ra. 

Nếu bạn biết rằng mình nhạy cảm với một số loại thực phẩm nhất định, bạn sẽ biết rằng hôi miệng có thể liên quan đến axit dạ dày. Hoặc, nếu nhận thấy mùi có mùi giống amoniac đặc trưng, ​​bạn có thể suy ra rằng đó có thể là kết quả của nhiễm trùng thận hoặc bệnh mãn tính.

Hãy trao đổi với bác sĩ về nguyên nhân mà bạn nghĩ có thể gây ra chứng hôi miệng của mình, để giúp bác sĩ đưa ra kế hoạch điều trị cho tình trạng hôi miệng phù hợp và hiệu quả.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi từ dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Nhưng nhìn chung, các nhóm thuốc thường được chỉ định gồm:

– Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Nhóm thuốc này có công dụng bảo vệ niêm mạc tránh khỏi ảnh hưởng của axit và dịch vị dạ dày khi bị trào ngược dạ dày thực quản.  Tuy nhiên, thuốc chỉ được sử dụng khi có chỉ định từ bác sĩ.

– Thuốc điều hòa nhu động ruột: Được sử dụng để thúc đẩy môn vị dạ dày và tăng cường hoạt động đường ruột. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng làm giảm triệu chứng của trào ngược dạ dày và các vấn đề về dạ dày khác.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi từ dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

Tùy thuộc vào nguyên nhân khiến hơi thở có mùi hôi từ dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

2. Trị hôi miệng từ dạ dày tại nhà

Sau khi giải quyết được nguyên nhân gốc rễ gây ra chứng hôi miệng xuất phát từ dạ dày, bạn có thể cân nhắc các phương pháp điều trị khác để loại bỏ mùi khó chịu dưới đây:

– Nhai kẹo cao su: Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ khuyên bạn nên nhai kẹo cao su không đường để giúp loại bỏ hơi thở có mùi, dù chỉ trong một thời gian ngắn cho đến khi bạn có thể giải quyết triệt để được vấn đề.

– Giữ gìn sức khỏe răng miệng: Đừng bỏ qua việc vệ sinh răng miệng. Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày và sử dụng nước súc miệng giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây hôi miệng.

– Dùng gừng tươi: Gừng có công dụng kháng viêm, sát khuẩn cho răng hiệu quả. Dùng gừng giúp giảm chứng hôi miệng và phòng tránh các vấn đề răng miệng khác như viêm nha chu, viêm lợi…

– Dùng lá bạc hà: Tinh dầu trong lá bạc hà có tác dụng hỗ trợ làm giảm mùi cơ thể. Mặt khác, còn có khả năng kháng khuẩn và làm sạch khoang miệng.

– Dùng vỏ chanh: Vitamin C trong vỏ chanh giúp hỗ trợ diệt khuẩn và giảm mùi hôi trong miệng. Người có mùi hôi từ dạ dày có thể nhai trực tiếp vỏ chanh hoặc pha nước cốt chanh với muối để làm nước súc miệng.

Gừng tươi chữa hôi miệng hiệu quả. 

Gừng tươi chữa hôi miệng hiệu quả.

–  Nhai đinh hương: Đinh hương giúp hơi thở thơm tho ngay lập tức và hỗ trợ chống lại vi khuẩn trong miệng. Bạn có thể mang theo một ít và ngậm hoặc nhai chúng trong ngày. Lưu ý: Không sử dụng dầu đinh hương hoặc đinh hương dạng bột vì chúng có thể gây bỏng.

– Nhai các loại thảo mộc tươi khác: Nhai các loại thảo mộc tươi khác có mùi dễ chịu là một cách chữa hôi miệng dễ dàng. Rau mùi tây, bạc hà, húng quế, ngải giấm, hương thảo, bạch đậu khấu hoặc bất kỳ loại thảo mộc tươi nào khác có mùi dễ chịu đều có thể chữa hôi miệng. 

– Chải hoặc rửa sạch miệng bằng tinh dầu tràm trà: Bạn cũng có thể sử dụng tinh dầu tràm trà để làm thơm hơi thở. Bằng cách đánh răng bằng tinh dầu hoặc pha vài giọt vào nước ấm và súc miệng. Bạn vẫn cần đánh răng bằng kem đánh răng thông thường, nhưng tinh dầu tràm trà giúp trị hôi miệng.

– Tự làm nước súc miệng không cồn: Chai nước súc miệng mua ở cửa hàng trong phòng tắm của bạn có thể có cồn. Cồn làm khô miệng dẫn đến hôi miệng. Để khắc phục, bạn có thể tự làm nước súc miệng bằng baking soda, còn được gọi là natri bicarbonate, có thể tiêu diệt vi khuẩn trong miệng một cách hiệu quả. Bạn chỉ cần thêm hai thìa baking soda vào một cốc nước ấm rồi súc miệng trong ít nhất 30 giây trước khi nhổ ra.

– Súc miệng bằng nước muối ấm: Đây là phương pháp tự nhiên, không tốn kém để tạo ra môi trường lành mạnh trong miệng. Súc miệng bằng nước muối ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn và làm giảm mảng bám và tình trạng viêm trong miệng. Điều này làm giảm nguy cơ bị bệnh hoặc phát triển đau họng, hôi miệng, sâu răng hoặc bệnh nướu răng. Bạn có thể pha 1/2 thìa cà phê muối với cốc nước ấm rồi dùng nước này súc miệng trong khoảng 30 giây và nhổ ra. Lặp lại 3-4 lần/ngày.

– Súc miệng hoặc uống giấm táo: Giấm táo có vị chát giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây mùi và cân bằng độ pH. Bạn có thể uống một thìa giấm táo pha loãng với nước trước bữa ăn để ngăn ngừa hôi miệng trước khi nó bắt đầu. Nó có tính axit cao nên giúp cơ thể bạn tiêu hóa thức ăn và ngăn ngừa hôi miệng do chứng khó tiêu.

– Ăn sữa chua: Sữa chua chứa vi khuẩn có lợi gọi là lactobacillus giúp chống lại vi khuẩn có hại ở nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể, như miệng. Ăn một hộp (hoặc nhiều hơn) sữa chua không béo mỗi ngày để chống hôi miệng.

Chải hoặc rửa sạch miệng bằng tinh dầu tràm trà giúp khử sạch mùi hôi. 

Chải hoặc rửa sạch miệng bằng tinh dầu tràm trà giúp khử sạch mùi hôi.

V. Giải pháp phòng ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày

Tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày có thể giảm hoặc ngăn ngừa nếu bạn:

1. Vệ sinh răng miệng thường xuyên 

Trong cuộc chiến chống hôi miệng, việc vệ sinh răng miệng thường xuyên và duy trì thói quen vệ sinh răng miệng tốt đóng vai trò quan trọng. Những thói quen này bao gồm:

  • Đánh răng sau mỗi bữa ăn.
  • Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng ít nhất hai lần mỗi ngày.
  • Súc miệng hàng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, giải phóng những mẩu thức ăn bị mắc kẹt trong răng.
  • Cạo lưỡi để làm sạch mọi chất bẩn tích tụ trên bề mặt lưỡi. Lớp phủ thường hình thành trên lưỡi có thể là nơi trú ngụ của vi khuẩn có mùi.
  • Đến nha sĩ 6 tháng 1 lần để kiểm tra và vệ sinh răng miệng định kỳ.
  • Vệ sinh kỹ lưỡng mọi thiết bị nha khoa ít nhất một lần mỗi ngày (khớp nối, khay niềng răng, răng giả…)
Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp ngăn mùi hôi khó chịu. 

Vệ sinh răng miệng thường xuyên giúp ngăn mùi hôi khó chịu.

2. Tránh các tác nhân gây mùi

Nếu đồ ăn cay, sữa, căng thẳng hoặc các tác nhân gây mùi khác khiến hơi thở có mùi hôi từ dạ dày, hãy tránh chúng.

Tương tự, hãy lập danh sách các loại thuốc đang dùng. Một số loại thuốc có thể đóng vai trò trong việc tạo ra mùi hôi miệng.

3. Uống đủ nước

Cơ thể con người cần nước để hoạt động bình thường và theo khuyến cáo bạn cần uống đủ 1,5 – 2 lít nước/ngày. Ngoài việc giúp cơ thể đủ nước, nước còn giúp trị hôi miệng. 

Răng và nướu sẽ khỏe mạnh hơn vì nước rửa trôi các mẩu thức ăn, không để lại bất cứ thứ gì cho vi khuẩn ăn. Nó cũng làm loãng axit trong miệng, phá hủy men răng. Florua trong nước cũng bảo vệ chống lại axit và đảo ngược tình trạng sâu răng. Kết quả cuối cùng là một cái miệng khỏe mạnh hơn, ít có khả năng gây hôi miệng hơn.

4. Ăn nhiều trái cây và rau

Những thực phẩm tốt nhất để loại bỏ hơi thở có mùi từ dạ dày là táo, cần tây và cà rốt vì chúng giúp loại bỏ vi khuẩn khỏi răng và làm tăng nước bọt trong miệng.

Ngoài ra, các loại trái cây họ cam quýt như cam, chanh, bưởi và chanh xanh chứa nhiều vitamin C, giúp thúc đẩy nướu khỏe mạnh. Tất cả đều là những biện pháp phòng ngừa hiệu quả để tăng sản xuất nước bọt và chống hôi miệng.

Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau giúp phòng ngừa hôi miệng. 

Uống đủ nước, ăn nhiều trái cây và rau giúp phòng ngừa hôi miệng.

5. Hãy cân nhắc đến men vi sinh

Hơi thở thơm tho hơn có thể bắt đầu từ đường ruột khỏe mạnh hơn, vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về việc dùng men vi sinh hoặc thêm một cốc sữa chua hàng ngày vào thói quen chăm sóc sức khỏe. Men vi sinh có thể khôi phục sự cân bằng axit trong đường tiêu hóa giúp giảm nguy cơ bị hôi miệng.

Tóm lại, việc xác định nguồn gốc của tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày là bước đầu tiên trong việc điều trị. Hãy trao đổi với bác sĩ về những nguyên nhân có thể gây ra chứng miệng hôi để có thể đưa ra một chiến lược điều trị giải quyết vấn đề triệt để. Đồng thời, hãy tránh bất kỳ tác nhân nào có thể khiến hơi thở có mùi hôi, giữ cho miệng khỏe mạnh và tiếp tục thực hiện thói quen chăm sóc răng miệng phù hợp để phòng ngừa tình trạng hơi thở có mùi hôi từ dạ dày. 

Tài liệu tham khảo:

https://www.webmd.com/oral-health/bad-breath

https://cherryhillsedationdentist.com/natural-remedies-bad-breath/

https://www.colgate.com/en-gb/oral-health/bad-breath/bad-breath-from-stomach-what-it-means-and-how-to-deal

https://www.listerine-me.com/bad-breath/bad-breath-from-stomach

https://www.colgate.com/en-ph/oral-health/bad-breath/bad-breath-from-stomach-what-it-means-and-how-to-deal

https://www.healthline.com/health/gerd/bad-breath

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/hoi-tho-co-mui-hoi-tu-da-day-nguyen-nhan-va-cach-khac-phuc.html

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *