Hành tá tràng là gì? 7 bệnh lý thường gặp và cách điều trị 

Hành tá tràng là điểm tiếp nhận đầu tiên khi thức ăn di chuyển từ dạ dày xuống ruột non để tiêu hóa. Vì vậy, rất dễ bị viêm nhiễm và mắc các bệnh lý như viêm loét hành tá tràng, polyp hành tá tràng, thủng hành tá tràng, ung thư hành tá tràng… 

I. Hành tá tràng là gì? Vị trí, cấu tạo, chức năng 

Để có được thông tin chính xác về hành tá tràng, cũng như vị trí của bộ phận này, trước hết chúng ta hãy tìm hiểu chi tiết về khái niệm của tá tràng.

Ruột non được cấu thành bởi 3 bộ phận chính, bao gồm: Tá tràng, hồi tràng và manh tràng. Như vậy tá tràng là một bộ phần của ruột non, cụ thể hơn chính là phần đầu của ruột non – nơi tiếp nhận dịch tụy và dịch mật.

Cấu tạo của tá tràng gồm 4 phần:

  • Tá tràng trên/hành tá tràng: Điểm tiếp nối với môn vị dạ dày
  • Tá tràng xuống: Gắn với tụy, có nhú tá lớn và nhú tá bé và là nơi dịch tụy và dịch mật đổ về.
  • Tá tràng ngang: Chạy từ trái sang phải, được tính từ động mạch chủ bụng đến tĩnh mạch chủ dưới
  • Tá tràng lên: Phần chạy dọc bên trái cột sống dính với mặt sau của thành bụng thông qua dây chằng Treitz – được coi như ranh giới phân biệt đường tiêu hóa trên và tiêu hóa dưới.

1.  Hành tá tràng là gì?  

Hành tá tràng chính là phần tá tràng trên. Bởi vì đoạn tá tràng trên phình ra như củ hành nên thường được gọi là hành tá tràng.

2. Vị trí

Vị trí cụ thể là hàng tá tràng là nằm ngay sau môn vị dạ dày, chiều dài khoảng bằng 2/3 tá tràng.

3. Cấu tạo

Về mặt mô học, hành tá tràng nói riêng và tá tràng nói chung là một cơ quan rỗng với cấu tạo gồm 4 lớp: 

  • Niêm mạc.
  • Lớp dưới niêm mạc.
  • Lớp cơ.
  • Lớp thanh mạc. 

4. Chức năng

Hành tá tràng là điểm tiếp nhận đầu tiên thức ăn chuyển từ dạ dày xuống ruột non để tiêu hóa. Tại đây, hành tá tràng có nhiệm vụ nhận dưỡng chất từ dạ dày và nhào trộn với các enzyme mật, tụy và hấp thụ các chất dinh dưỡng như axit béo, axit amin, sắt, vitamin A,…  

Hành tá tràng chính là phần tá tràng trên

II. 7 bệnh lý hành tá tràng thường gặp 

Hành tá tràng là vị trí dễ bị viêm loét nhất nhưng lại ít tiến triển thành ung thư ruột nhất. Các bệnh lý hành trá tràng thường gặp là: viêm loét hành tá tràng, polyp hàng tá tràng, thủng hành tá tràng, tắc hẹp hành tá tràng bẩm sinh, ung thư hành tá tràng.

1. Viêm loét hành tá tràng 

Viêm dạ dày loét hành tá tràng là sự mất cân bằng giữa việc tấn công và bảo vệ niêm mạc (hay còn gọi là dịch vị và màng nhầy). Sự mất cân bằng này ở mức độ nhẹ gây ra tổn thương viêm trên niêm mạc, lâu dần, các tổn thương viêm phát triển thành vết loét, thậm chí còn phá hủy cơ, gây thủng hành tá tràng.

1.1. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân gây viêm hành tá tràng, trong đó phổ biến là:

  • Do vi khuẩn Hp: Đây được xem là lý do chính gây ra viêm loét hành tá tràng, vi khuẩn Hp có khả năng kích thích dạ dày tăng tiết axit dịch vị, đồng thời khiến hành tá tràng giảm sản xuất màng nhầy, bảo vệ niêm mạc. Bởi vậy, chúng ta có nghe thấy thuật ngữ loét hành tá tràng HP dương tính.
  • Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh: Việc ăn uống thiếu lành mạnh thường xuyên có thể khiến chúng ta bị viêm loét phần trên của tá tràng. Các thói quen ăn uống không khoa học thường gặp là: ăn thực phẩm cay như tiêu, ớt, mù tạt; thực phẩm muối chua như dưa muối, cà muối, kim chi; các loại đồ uống như: cà phê, rượu, bia; đồ uống có gas. Ngoài ra, việc ăn uống không đủ bữa, không đúng giờ; ăn quá no hoặc quá đói; vận động, làm việc, tắm gội hoặc nằm sau khi ăn cũng khiến hành tá tràng gặp vấn đề.
  • Lạm dụng các loại thuốc giảm đau: Việc sử dụng các loại thuốc chống viêm giảm đau như corticoid, NSAIDs… trong 1 thời gian dài sẽ khiến lớp màng nhầy không được sản xuất ra để bảo vệ niêm mạc hành tá tràng.
  • Các lý do khác:  Bên cạnh những nguyên nhân phổ biến ở trên, viêm loét hành tá tràng còn xuất hiện bởi 1 số lý do khác, có thể kể đến như: căng thẳng, stress kéo dài; thường xuyên thức khuya; tiền sử gia đình có người mắc viêm loét hành tá tràng thì chúng ta cũng có nguy cơ mắc bệnh lý này.

1.2. Triệu chứng 

Với viêm loét hành tá tràng, người bệnh có thể gặp phải một trong các triệu chứng điển hình sau đây:

  • Cảm thấy đau đớn ở vùng thượng vị nhưng hơi lệch sang phải.
  • Thường xuất hiện các cơn đau liên quan đến bữa ăn, hay đau khi bị đói và cơn đau sẽ giảm khi ăn.
  • Ăn vào khó tiêu.
  • Ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, có thể nôn.
  • Người bệnh có thể bị thiếu máu, thiếu sắt nếu vết loét rỉ máu thường xuyên.
  • Khi gặp trường hợp xuất huyết tiêu hóa, người bệnh có thể gặp phải những triệu chứng xấu như: Đi ngoài phân đen, nôn ra máu. Trường hợp bị nặng, người bệnh còn có nguy cơ bị sốc, tụt huyết áp.

1.3. Mức độ nguy hiểm/Biến chứng

Nếu không được điều trị kịp thời, viêm loét hành tá tràng có thể tiến triển thành các biến chứng cực kỳ nguy hiểm, chẳng hạn như:

  • Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết hành tá tràng nói riêng và xuất huyết đường tiêu hóa nói chung thường xảy ra một cách đột ngột, phổ biến nhất là sau khi người bệnh ăn hoặc uống các thực phẩm gây kích thích như rượu bia, đồ ăn cay nóng… Bệnh nhân bị xuất huyết có thể nôn ra máu, phân có dính máu tươi hoặc có màu đen. Lúc này, người bệnh cần đến các cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời, không để cho tình trạng xuất huyết ồ ạt kéo dài.
  • Thủng ổ loét: Đây cũng là biến chứng thường thấy của viêm loét hành tá tràng. Khi bị thủng ổ loét, người bệnh sẽ cảm giác đau dữ dội, có thể xuất hiện thêm hiện tượng căng cứng vùng bụng, kèm theo nôn. Nếu không được điều trị kịp thời, thủng ổ loét có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.
  • Hẹp môn vị: Nếu vị trí loét sát với môn vị dạ dày có thể gây ra tình trạng hẹp môn vị, với các biểu hiện như: Đau bụng, đầy bụng, khó tiêu, nôn ra thức ăn cũ có kèm theo dịch màu xanh đen.
  • Ung thư hành tá tràng: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của viêm loét hành tá tràng. Vì ung thư thường tiến triển nhanh, đe dọa tính mạng người bệnh.

1.4. Phương pháp chẩn đoán

Với viêm loét tại vị trí hành tá tràng, các bác sĩ sẽ chẩn đoán căn bệnh này theo một số phương pháp sau đây:

  • Phương pháp nội soi: Nội soi hành tá tràng giúp bác sĩ quan sát chính xác vị trí và tình trạng của ổ loét (độ sâu, kích thước và hình dạng). Khi nội soi, thông thường, bác sĩ sẽ thấy thêm mẫu mô để thực hiện sinh thiết, điều này giúp kiểm tra xem có sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày hay không.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để biết được mức độ mất máu do chảy máu hành tá tràng. Từ đó, các bác sĩ sẽ nắm được mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm loét mà bạn đang gặp phải.
  • Sinh thiết: Sinh thiết nhằm phát hiện sự tồn tại của vi khuẩn Hp trong dạ dày, hành tá tràng. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp chẩn đoán ung thư sớm – Một biến chứng nguy hiểm của viêm loét hành tá tràng.

1.5. Điều trị 

Điều trị viêm tâm loét hành tá tràng thường sử dụng thuốc kết hợp với các biện pháp giảm đau tại nhà. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bác sĩ có thể chỉ định phương pháp phẫu thuật để điều trị tình trạng viêm loét hành tá tràng phức tạp.

  • Thuốc: Các loại thường dùng trong điều trị viêm loét tâm vị dạ dày gồm:  thuốc giảm đau Acetaminophen làm dịu cơn đau; thuốc kháng sinh nếu bị nhiễm vi khuẩn HP; thuốc ức chế bơm proton giảm axit dạ dày; thuốc ức chế histamin (H-2) có tác dụng ức chế axit; thuốc trung hòa axit dạ dày.
  • Phẫu thuật: Được bác sĩ chỉ định khi điều trị bằng thuốc không hiệu quả, vết loét không lành lại hoặc thường xuyên tái phát ở vị trí cũ, hoặc khi viêm loét hành tá tràng đã xuất hiện biến chứng như chảy máu, thủng dạ dày, hẹp môn vị ngăn cản thức ăn đi xuống ruột non…

Viêm loét hành tá tràng

2. Polyp hành tá tràng

Polyp hành tá tràng là tình trạng xuất hiện các khối tế bào hình thành ở trên lớp niêm mạc trong vị trí hành tá tràng. Đây là bệnh lành tính, tương đối hiếm gặp và bệnh nhân thường không có triệu chứng cụ thể nào.

  • Mức độ nguy hiểm: Tuy lành tính nhưng nếu polyp hành tá tràng nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến hội chứng đa polyp gây ra polyp tá tràng, có khả năng chuyển thành ung thư cao hơn.
  • Điều trị: Hầu hết các polyp hành tá tràng đều được điều trị ban đầu bằng nội soi và đốt bỏ. Nếu polyp có kích thước to có thể cần phẫu thuật.

Polyp hành tá tràng

3. Xuất huyết hành tá tràng

Xuất huyết hành tá tràng là tình trạng chảy máu tổn thương do viêm loét hành tá tràng. Đây là bệnh lý nguy hiểm cần được cấp cứu và điều trị y tế ngay.

3.1. Nguyên nhân

Có nhiều nguyên nhân có thể gây xuất huyết hành tá tràng như:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Polyp hoặc ung thư đại trực tràng.
  • Bệnh lý mạch máu ở đại trực tràng.
  • Nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng ở đường tiêu hóa.
  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc thuốc chống đông máu. 

3.2. Triệu chứng

Bệnh nhân bị xuất huyết hành tá tràng thường có các triệu chứng như sau:

  • Đau bụng vùng thượng vị, âm ỉ từng cơn hoặc dữ dội.
  • Buồn nôn, nôn ra máu tươi hoặc máu cục có lẫn thức ăn.
  • Đi ngoài ra phân đen như bã cà phê hoặc máu đỏ tươi.
  • Chóng mặt, ngất xỉu, hoa mắt.
  • Da xanh, vã mồ hôi.  hiệu của việc mất máu nghiêm trọng, và bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Mạch nhanh, huyết áp tụt.

3.3. Mức độ nguy hiểm/Biến chứng

Xuất huyết hành tá là tình trạng nguy hiểm vì bệnh nhân có thể mất nhiều máu đe dọa tính mạng. Nếu không kịp thời can thiệp cầm máu, người bệnh sẽ mất nhiều máu có thể dẫn tới tử vong.

3.4. Chẩn đoán

Chẩn đoán xuất huyết hành tá tràng có thể bao gồm 1 hoặc kết hợp nhiều các phương pháp như: Nội soi, X-quang, xét nghiệm máu và phân.

  • Nội soi dạ dày tá tràng: Để xác định vị trí và mức độ xuất huyết. 
  • Chụp X-quang: Dùng cho bệnh nhân bị chảy máu kéo dài hoặc tái xuất huyết, thay thế cho nội soi. 
  • Xét nghiệm máu: Kiểm tra thiếu máu, nhiễm khuẩn, rối loạn đông máu hoặc các bệnh lý khác có liên quan.
  • Xét nghiệm phân: Kiểm tra máu ẩn trong phân hoặc vi khuẩn gây bệnh như vi khuẩn Helicobacter pylori.

3.5. Điều trị

Điều trị xuất huyết hành tá tràng bao gồm các phương pháp: kiểm soát chảy máu và điều trị sau xuất huyết:

  • Kiểm soát cầm máu: Có thể thực hiện bằng nội soi, hay phẫu thuật hoặc thuyên tắc động mạch qua ống thông…
  • Điều trị sau xuất huyết: Truyền máu, bù dịch; sử dụng thuốc (thuốc ức chế bơm proton (PPI); thuốc kháng sinh; thuốc giảm co thắt, giảm đau (atropine sulphate, papaverin) thuốc, ức chế tiết acid dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày (misoprostol)…

Xuất huyết hành tá tràng

5. Ung thư hành tá tràng

Ung thư hành tá tràng là bệnh lý hiếm gặp trong các bệnh lý ung thư trên đường tiêu hóa. Thống kê cho thấy, chỉ có khoảng 0,03% bệnh nhân mắc ung thư tá tràng trong tổng số 500.000 ca ung thư.

5.1. Nguyên nhân

Ung thư hành tá tràng là hiện tượng các tế bào ung thư phát triển tại đoạn đầu của ruột non. Nguyên nhân có thể xuất phát từ gene bị lỗi hoặc đột biến gen. Các gen này cho phép các tế bào phát triển không kiểm soát tạo thành khối u ác tính.

Yếu tố nguy cơ gây ung thư hành tá tràng gồm: độ tuổi từ 60 đến 70; các hội chứng ung thư di truyền gia đình (bệnh xơ nang, hội chứng Lynch, bệnh đa polyp tuyến gia đình…); chế độ ăn nhiều thịt đỏ, ăn mặn, thực  phẩm hun khói; hút thuốc lá, uống rượu; tiền sử bệnh lý đường ruột (Crohn, bệnh viêm ruột mạn tính (IBD), Celiac, bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng)…

5.2 Triệu chứng 

Một số triệu chứng thường thấy ở bệnh nhân ung thư hành trá tràng gồm:

  • Đau bụng trên. 
  • Trào ngược axit.
  • Đại tiện phân lẫn máu.
  • Táo bón.
  • Ói mửa, buồn nôn.
  • Sụt cân không rõ lý do. 
  • Xuất hiện u ở vùng bụng.
  • Vàng da, chán ăn.
  • Cơ thể mệt mỏi, suy nhược.

5.3. Mức độ nguy hiểm

Tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư hành tá phụ thuộc vào giai đoạn bệnh được phát hiện. Theo Hiệp hội Ung thư Lâm sàng Hoa Kỳ:

  • Tiên lượng sống sau 5 năm đối với tất cả các loại ung thư ruột non (bao gồm ung thư hành tá tràng) là 67%. 
  • Nếu bệnh được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm là trên 83%. 
  • Trường hợp ung thư hành tá tràng được phát hiện khi đã có di căn, tiên lượng sống 5 năm giảm chỉ còn 43%.

5.4. Chẩn đoán

Để chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ ung thư hành tá tràng, bác sĩ cần thực hiện:

  • Khám lâm sàng: Hỏi chi tiết về tình trạng bệnh và tiền sử bệnh. 
  • Khám cận lâm sàng: Bệnh nhân cần làm các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và nội soi tiêu hóa giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. 

5.5. Điều trị 

Điều trị ung thư hành tá tràng phụ thuộc vào giai đoạn bệnh, các bệnh lý kèm theo và thể trạng bệnh nhân. Có các phương pháp điều trị là:

  • Phẫu thuật: Để cắt bỏ 1 phần hoặc toàn bộ hành tá tràng.
  • Hóa trị: Dùng hóa chất để tiêu diệt và ngăn cản tế bào ung thư phát triển. 
  • Xạ trị: Sử dụng sóng năng lượng cao như tia X để tiêu diệt các tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng bệnh.
  • Điều trị đích: Sử dụng các loại thuốc thay đổi cách thức hoạt động của tế bào và giúp cơ thể kiểm soát sự lây lan của ung thư.

Ung thư hành tá tràng

5. Thủng hành tá tràng

Viêm loét hành tá tràng nặng và để kéo dài không điều trị có thể gây thủng hành tá tràng. Bệnh nhân có thể phải đối mặt với các triệu chứng sau:

  • Các cơn đau bụng dữ dội.
  • Bụng cứng kèm theo nôn.
  • Vã mồ hôi.
  • Tay chân lạnh.
  • Hạ thân nhiệt.

Cách điều trị thủng hành tá tràng gồm:

  • Đối với các lỗ thùng lành tính, bờ mềm mại và không gây hẹp tá tràng hoặc do tác động từ vật sắc nhọn: Bác sĩ sẽ tiến hành khâu lỗ thủng hành tá tràng. 
  • Trường hợp thủng gây hoại tử, có ổ loét làm hẹp đường xuống tá tràng: Bệnh nhân sẽ không được chỉ định khâu.

Thủng hành tá tràng

6. U hành tá tràng

U tá tràng có thể xuất hiện ở dưới niêm mạc hành tá tràng. Trong đa số các trường hợp, các khối u hành tá tràng đều lành tính.

Tuy nhiên, khi u hành tá tràng phát triển sẽ gây ra các cơn đau bụng âm ỉ, phân lẫn máu, buồn nôn, khó chịu, cơ thể mệt mỏi.

U hành tá tràng

7. Tắc hẹp hành tá tràng bẩm sinh

Tắc hẹp tá tràng hay còn gọi là teo tá tràng là bệnh lý khá phổ biến, đứng thứ 3 trong các chứng bất thường ở đường tiêu hóa. 

Ước tính cho thấy, cứ 5000 – 10.000 trường hợp thì có 1 người bị tắc hẹp hành tá tràng bẩm sinh. Đây là bất thường liên quan đến dị thường não, hội chứng Down (chiếm 25-40%), dị tật tim mạch, teo hậu môn…

Tắc hẹp hành tá tràng bẩm sinh

III. Nên làm gì khi mắc các bệnh lý liên quan đến hành tá tràng? 

Trường hợp các bệnh lý liên quan đến hành tá tràng chỉ ở mức độ nhẹ và mới khởi phát, người bệnh có thể điều trị tại nhà thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học hơn.

Nếu điều trị tại nhà không hiệu quả và bệnh có dấu hiệu trở nặng hơn, tốt nhất bạn nên đi đến bệnh viện để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp. Điều trị đúng cách và kịp thời giúp tránh gây các biến chứng nguy hiểm.

Để giảm triệu chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, buồn nôn… do bệnh lý ở hành tá tràng gây ra, bạn có thể tham khảo thêm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh chóng. Từ đó làm thuyên giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh dạ dày chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau: 

  • Các trường hợp tăng tiết axit gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
  • Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
  • Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…

IV. Các phương pháp phòng ngừa bệnh lý ở hành tá tràng

Để phòng tránh các bệnh lý liên quan đến  hành tá tràng, chúng ta cần ăn uống, sinh hoạt và luyện tập một cách khoa học. Cụ thể:

  • Về chế độ ăn uống: Lựa chọn thực phẩm phù hợp; hạn chế các loại thực phẩm cay nóng, chua; ăn đủ bữa và đúng giờ; nên chia nhỏ bữa ăn cho dễ tiêu hóa; không nên để bụng quá đói hoặc ăn quá no; không nên ăn tối quá khuya; uống đủ 1,5 đến 2 lít nước/ngày; ăn chậm nhai kỹ; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…
  • Về chế độ sinh hoạt: Không vận động, tắm gội hoặc nằm ngay sau khi ăn. Sắp xếp công việc hợp lý để có thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; tránh làm việc quá sức gây căng thẳng mệt mỏi; ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm và ngủ trước 23h, tránh thức khuya thường xuyên… 
  • Về tập luyện: Nên tập thể dục thể thao đều đặn mỗi ngày để cải thiện và nâng cao sức khỏe tổng thể cũng như sức khỏe hành tá tràng.
  • Về vấn đề vệ sinh: Bên cạnh đó, bạn cần để ý đến việc vệ sinh trong ăn uống, giúp hạn chế tình trạng lây nhiễm vi khuẩn HP.
  • Chủ động thăm khám: Cần chủ động thăm khám khi có những bất thường như đau vùng thượng vị, ợ chua, trào ngược dạ dày để sớm tìm ra được nguyên nhân gây bệnh.
  • Cẩn trọng khi dùng thuốc: Tránh sử dụng quá liều thuốc kháng viêm và giảm đau thường xuyên. Chỉ dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định và tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ của bác sĩ. 

Qua đây, chúng ta đã có những kiến thức cơ bản về hành tá tràng và các bệnh lý thường gặp. Nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên bộ phận hành tá tràng, hãy đi thăm khám ngay để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *