Giấy khám bệnh viêm loét dạ dày cần chuẩn bị những gì?

Trước khi đi khám viêm loét dạ dày, người bệnh cần chuẩn bị đầy đủ giấy khám bệnh viêm loét dạ dày như: sổ khám bệnh, chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm y tế…để quá trình khám bệnh diễn ra thuận lợi và suôn sẻ. Dưới đây là thông tin về các loại giấy khám bệnh viêm loét dạ dày cần chuẩn bị Yumangel muốn chia sẻ đến bạn, cùng theo dõi nhé!

I. Khi nào cần đi khám viêm loét dạ dày?

Bệnh viêm loét dạ dày khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống hàng ngày vì vậy việc thăm khám là cần thiết chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và có cách điều trị phù hợp.

Người bệnh nên đi khám viêm loét dạ dày khi thấy cơ thể có các triệu chứng sau:

  • Thường xuyên bị đau bụng âm ỉ, đau tại vùng thượng vị, đau nghiêm trọng hơn khi đói hoặc ăn đồ chua cay.
  • Liên tục bị chán ăn, buồn nôn, chướng bụng, ợ nóng, khó tiêu.
  • Khó nuốt, nuốt vướng, bị nấc nghẹn thức ăn hoặc nước uống.
  • Tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài liên tục trong nhiều ngày.
  • Giảm cân không rõ lý do.
  • Có tiền sử bị nhiễm vi khuẩn HP hoặc gia đình đình có người từng bị bệnh ung thư đường tiêu hóa.
  • Người nghiện thuốc lá, lạm dụng rượu bia.
  • Người béo phì, thừa cân.

Người bệnh thường xuyên bị đau bụng âm ỉ, đau tại vùng thượng vị nên đi khám viêm loét dạ dày

II. Giấy khám bệnh viêm loét dạ dày cần chuẩn bị những gì?

Khi đi khám viêm loét dạ dày, người bệnh cần chuẩn bị và mang theo những giấy tờ sau:

  • Sổ/giấy khám bệnh viêm loét dạ dày và giấy xuất viện (nếu có). 
  • Chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc thẻ hình có dấu giáp lai, ghi nhận họ tên, năm sinh của bệnh nhân. 
  • Thẻ bảo hiểm y tế. 
  • Giấy chuyển tuyến từ bệnh viện tuyến dưới (đối với bệnh nhân có bảo hiểm y tế). 
  • Các chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm viêm loét dạ dày (nếu có). 
  • Giấy hẹn tái khám theo hẹn của bác sĩ 
  • Các giấy tờ liên quan đến thông tin khám bệnh viêm loét dạ dày từ các bệnh viện khác. 

Bệnh nhân khám viêm loét dạ dày cần mang theo sổ khám bệnh, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân, bảo hiểm y tế

III. Khám viêm loét dạ dày thuộc khoa nào?

Dạ dày là một bộ phận thuộc cơ quan tiêu hóa. Vì vậy, muốn khám viêm loét dạ dày bệnh nhân cần tìm đến khoa tiêu hóa. 

Tuy nhiên, không phải ở các bệnh viện đều khám viêm loét dạ dày trong khoa tiêu hóa. Ở một số bệnh viện không có khoa tiêu hóa, bệnh nhân có thể khám viêm loét dạ dày ở khoa ngoại tổng hợp, khoa nội tổng hợp hoặc các phòng khám đa khoa…

Muốn khám viêm loét dạ dày bệnh nhân cần tìm đến khoa tiêu hóa.

IV. Quy trình thăm khám bệnh viêm loét dạ dày

Quy trình thăm khám bệnh viêm loét dạ dày gồm 4 bước là làm thủ tục đăng ký khám; khám triệu chứng lâm sàng; khám cận lâm sàng và nhận kết quả. Cụ thể từng bước như sau:

1. Làm thủ tục đăng ký khám

Người bệnh mang theo giấy tờ (sổ/giấy khám bệnh viêm loét dạ dày, chứng minh thư, giấy chuyển viện, thẻ bảo hiểm y tế) đến khoa tiêu hóa của  bệnh viện lựa chọn để khám viêm loét dạ dày và làm thủ tục đăng ký khám theo hướng dẫn của các nhân viên y tế.

Bệnh nhân làm thủ tục đăng ký khám bệnh

2. Thăm khám triệu chứng lâm sàng

Trong quy trình thăm khám bệnh viêm loét dạ dày, bác sĩ sẽ thăm khám sức khỏe tổng thể, sau đó sẽ hỏi về các triệu chứng và dấu hiệu viêm loét dạ dày mà người bệnh có thể gặp phải. 

Các triệu chứng do viêm loét dạ dày gây ra có thể bao gồm:

  • Cảm giác đau bụng tại vùng trên rốn (thượng vị): Đây là triệu chứng đặc trưng và dễ gặp nhất. Bệnh nhân có thể bị đau âm ỉ, đau quặn hoặc đau tức. Thời điểm xuất hiện cơn đau thượng vị thường là khi đói hoặc sau ăn 2 – 3 tiếng hoặc nửa đêm về sáng.
  • Bụng cảm giác đầy, khó tiêu, buồn nôn, có thể cả nôn: Nguyên nhân là do dạ dày bị tổn thương không thực hiện tốt các chức năng tiêu hóa khiến người bệnh luôn có cảm giác đầy hơi, bụng chướng, có thể cả nôn và buồn nôn.
  • Vùng thượng vị có cảm giác nóng rát, hay ợ hơi, ợ chua: Vì khả năng tiêu hóa kém hơn các triệu chứng ợ chua, ợ hơi cũng xuất hiện; vùng thượng vị luôn có cảm giác nóng rát.
  • Chức năng tiêu hóa bị rối loạn: Bệnh nhân viêm loét dạ dày có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài do dạ dày làm việc kém. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi và sụt cân.
  • Chất lượng giấc ngủ kém: Đau bụng, nặng bụng, khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng thường xuyên xuất hiện khiến người bệnh khó ngủ, ngủ không ngon, thậm chí là mất ngủ.

Bác sĩ thăm khám triệu chứng lâm sàng bệnh viêm loét dạ dày

3. Thăm khám cận lâm sàng

Nếu xác nhận có triệu chứng viêm loét dạ dày, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm tiêu hóa để chẩn đoán bệnh và xây dựng phác đồ điều trị hợp lý.

Các xét nghiệm dùng trong chẩn đoán bệnh viêm loét dạ dày hiện nay gồm:

  • Nội soi: Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay trong chẩn đoán các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Bác sĩ đưa ống nội soi có gắn camera  ở đầu vào dạ dày qua đường miệng và thực quản để kiểm tra các tổn thương. Trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể lấy mẫu mô tổn thương để làm xét nghiệm giúp các định chính xác tình trạng bệnh, chẩn đoán người bệnh có bị nhiễm vi khuẩn H. Pylori không.
  • Chụp X quang cản quang: Ưu điểm của phương pháp chụp X-quang cản quang là thông qua các hình ảnh chụp được, các bác sĩ có thể phát hiện được một số biểu hiện bất thường của dạ dày như: khối u dạ dày, xoắn dạ dày, hành tá tràng biến dạng…
  • Siêu âm dạ dày: Kỹ thuật siêu âm cho phép bác sĩ có thể phát hiện được các biểu hiện bất thường trong dạ dày và tầm soát ung thư.
  • Chụp MRI dạ dày: Phương pháp chẩn đoán này sử dụng các từ trường và sóng radio để tạo nên các hình ảnh chi tiết các cơ quan trong cơ thể.
  • Chụp CT dạ dày: Chụp CT dạ dày dùng các tia X để tạo nên các hình ảnh lát cắt trong cơ thể giúp bác sĩ chẩn đoán về mức độ, khối u và túi thừa trong bộ phận này.
  • Kiểm tra hơi thở: Phương pháp này sử dụng nguyên tắc phân tích luồng khí thở của bệnh nhân trước và sau khi uống viên thuốc thử để phát hiện một loại men do vi khuẩn HP tiết ra. Từ đó giúp xác định sự có mặt của vi khuẩn HP trong dạ dày của người bệnh. 
  • Xét nghiệm máu: Mục đích của việc xét nghiệm máu là tìm kháng thể tương ứng với vi khuẩn HP do hệ miễn dịch của cơ thể sản xuất. Xét nghiệm này chỉ chẩn đoán nhiễm H.pylori trước khi điều trị.
  • Xét nghiệm phân: Xét nghiệm phân cũng giúp chẩn đoán bệnh nhân có bị nhiễm Hp hay không đồng thời đưa ra được các nhận định về bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải.

Thăm khám cận lâm sàng chẩn đoán viêm loét dạ dày

4.  Nhận kết quả

Thông thường, bệnh nhân sẽ nhận kết quả sau khi khám viêm loét dạ dày. Trường hợp có lấy mẫu sinh thiết tế bào để chẩn đoán ung thư thì kết quả thường có trong vòng 1 tuần.

Căn cứ vào kết quả khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ phân tích tình trạng bệnh để đưa ra phác đồ điều trị đồng thời hướng dẫn và đưa ra lời khuyên cho người bệnh.

Người bệnh nhận kết quả và bác sĩ tư vấn phác đồ điều trị phù hợp

V. Lưu ý trước và sau khi khám viêm loét dạ dày

Để việc khám viêm loét dạ dày diễn ra thuận lợi và bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, người bệnh cần tuân thủ một số nguyên tắc trước và sau khi đi khám dưới đây:

1. Lưu ý trước khi khám viêm loét dạ dày

  • Cần nhịn ăn ít nhất 6 giờ và nhịn uống ít nhất 2 giờ vì có thể cần thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày.
  • Tuyệt đối không uống bia, rượu, nước có ga hoặc các loại nước uống có màu trước khi nội soi dạ dày.
  • Thông báo cho bác sĩ về các loại thuốc đang sử dụng, bệnh lý đang mắc, có bị dị ứng thuốc hay không
  • Nên đi cùng với người thân để được hỗ trợ về các thủ tục, giấy tờ, chăm sóc.

Người bệnh phải nhịn ăn nếu cần thực hiện nội soi dạ dày

2. Lưu ý sau khi đi khám viêm loét dạ dày

Sau khi đi khám viêm loét dạ dày, bệnh nhân cần lưu ý các vấn đề dưới đây để giảm thiểu các biến chứng có thể xảy ra:

  • Không ăn uống trong vòng 30 phút sau khi nội soi: Điều này giúp Nhằm tránh gây áp lực cho dạ dày, đảm bảo an toàn cho dạ dày và giảm bớt cảm giác khó chịu sau khi nội soi dạ dày.
  • Không nên khạc nhổ: Việc khạc nhổ sau khi nội soi có thể khiến bệnh nhân bị đau rát họng.
  • Không nên ăn thức ăn cay nóng: Bệnh nhân viêm loét dạ dày không nên ăn thức ăn cay nóng vì có thể khiến tình trạng dạ dày khó chịu hơn.

Không nên ăn thức ăn cay nóng khi bị viêm loét dạ dày

Trên đây chúng tôi đã cung cấp thông tin về vấn đề giấy khám bệnh viêm loét dạ dày gồm những gì, cần đến khoa nào, quy trình thực hiện và lưu ý quan trọng trước và sau khi khám viêm loét dạ dày. Hy vọng sẽ hữu ích cho bạn khi đi khám viêm loét dạ dày!

Có thể bạn quan tâm:

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *