Skip to main content

Đau thượng vị đi ngoài nguy hiểm không? Cách xử trí hiệu quả nhất

Đau thượng vị tiêu chảy là dấu hiệu cho thấy hệ tiêu hóa đang có bất thường. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng đi ngoài khó kiểm soát, gây ảnh hưởng nhiều cho cuộc sống, công việc và làm suy giảm sức khỏe. Do đó, khi bị đau thượng vị kèm theo đi ngoài bạn tuyệt đối không nên chủ quan. Tham khảo các thông tin về tình trạng đau thượng vị đi ngoài lỏng dưới đây của yumangel.vn.

I – Nguyên nhân đau bụng thượng vị đi ngoài

Đau thượng vị được xác định là một trạng thái bất thường về hệ thống tiêu hóa trong thai kỳ, bao gồm cả sự xuất hiện của buồn nôn và nôn mửa. Triệu chứng này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhưng thường nghiêm trọng nhất vào buổi sáng.

Đau thượng vị buồn nôn đi ngoài có thể phát triển chậm hoặc kết thúc trong vài ngày, xảy ra đột ngột hoặc mãn tính. Một số nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng đau vùng thượng vị và tiêu chảy bao gồm:

  • Nhiễm trùng tiêu hóa: Đây là tình trạng nhiễm khuẩn hoặc virus ở dạ dày và ruột, thường được gọi là viêm dạ dày ruột. 
  • Căng thẳng: Thường xuyên căng thẳng và lo lắng kéo dài có thể gây kích thích nhu động ruột, đau bụng và đi ngoài đột ngột.
  • Không dung nạp thức ăn: Một số loại thức ăn và đồ uống khi đi vào cơ thể có thể gây đau bụng, đau vùng bụng trên, đi ngoài, tiêu chảy và một số triệu chứng khác liên quan đến dạ dày. 
  • Tình trạng kém hấp thu: Hấp thu kém là tình trạng cơ thể không thể hấp thu các chất dinh dưỡng có trong thức ăn trong ruột non. Hấp thu kém có thể gây đau nhẹ ở dạ dày, rối loạn đại tiện…
  • Lạm dụng rượu: Uống quá nhiều rượu có thể gây cản trở hoạt động của hệ thống tiêu hóa, hậu quả là gây đau vùng thượng vị kèm tiêu chảy, nôn mửa.
  • Lạm dụng thuốc: Một số loại thuốc có thể gây ra tác dụng phụ với dạ dày và gây đau thượng vị và đi ngoài bất thường như: thuốc kháng axit có chứa magie, thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị, thuốc nhuận tràng, một số thuốc điều trị tiểu đường như Metformin, thuốc chống viêm không chứa Steroid.
Đau thượng vị buồn nôn đi ngoài do nhiều nguyên nhân gây ra
Đau thượng vị buồn nôn đi ngoài do nhiều nguyên nhân gây ra
  • Hội chứng ruột kích thích: Đau thượng vị và tiêu chảy nếu kéo dài có thể liên quan đến hội chứng ruột kích thích. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích gồm: tiêu chảy kéo dài, co thắt dạ dày, đầy hơi chướng bụng, ợ nóng thường xuyên…
  • Bệnh viêm ruột: Viêm ruột bao gồm cả bệnh viêm loét đại tràng và Crohn. Các triệu chứng phổ biến của bệnh gồm: đau vùng bụng trên, tiêu chảy thường xuyên, đi ngoài phân có máu, mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do. 
  • Ung thư dạ dày: Các triệu chứng của ung thư dạ dày có thể bao gồm: Cảm thấy mệt mỏi mãn tính, khó tiêu, đau đường tiêu hóa trên hoặc dưới, ăn không ngon, nôn ra máu…
  • Các nguyên nhân khác: Đau thượng vị kèm tiêu chảy còn có thể do một số nguyên nhân khác như: viêm ruột thừa, ung thư buồng trứng, tắc ruột, xơ nang, các bệnh ảnh hưởng đến cơ bụng, một số loại ung thư khác…

II – Đau thượng vị đi ngoài nguy hiểm không?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng đau thượng vị đi ngoài lỏng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh mà mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của tình trạng đau thượng vị tiêu chảy là khác nhau.

Trong một số trường hợp đau bụng vùng thượng vị kèm tiêu chảy có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nghiêm trọng, bao gồm cả ung thư dạ dày.

Đau thượng vị kèm tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không
Đau thượng vị kèm tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không

Do đó, nếu thấy triệu chứng đau vùng thượng vị và tiêu chảy có dấu hiệu nghiêm trọng hoặc kéo dài, người bệnh nên tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị phù hợp. Người bệnh nên đến bệnh viện ngay khi gặp các triệu chứng sau: 

  • Đau thượng vị đi ngoài ra máu
  • Sốt cao.
  • Nôn, buồn nôn. .
  • Da vàng.
  • Vàng ở bên trong tròng mắt.
  • Nhịp tim đập nhanh.
  • Động kinh, co giật.
  • Mơ hồ, mất nhận thức. 
  • Thị lực có vấn đề. 
  • Có triệu chứng mất nước gồm: nước tiểu sẫm màu, khô miệng, khát nước, mệt mỏi.

Xem thêm: Đau thượng vị từng cơn nguy hiểm không

III – Cách xử lý đau thượng vị đi ngoài an toàn, hiệu quả

Trong trường hợp bệnh nhân bị đau thượng vị kèm tiêu chảy do viêm loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản… có thể uống thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm triệu chứng theo hướng dẫn của bác sĩ. 

Thuốc dạ dày chữ Y có tác dụng trung hòa axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau khi uống khoảng 5-10 phút, cơn đau vùng thượng vị sẽ nhanh chóng giảm xuống giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn. 

Cách điều trị đau thượng vị kèm tiêu chảy với yumangel
Cách điều trị đau thượng vị kèm tiêu chảy với yumangel

Nếu tình trạng đau vùng thượng vị đi ngoài vẫn diễn ra liên tục với mức độ nghiêm trọng hơn thì bạn nên đến bệnh viện để tìm ra nguyên nhân chính xác và có cách điều trị phù hợp.

IV – Cách phòng tránh đau thượng vị tiêu chảy

Tuy thể không phòng tránh tuyệt đối 100% nhưng nguy cơ đau thượng vị kèm đi ngoài có thể được giảm thiểu khi bạn tuân thủ một số nguyên tắc sau trong chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày:

Chế độ ăn hợp lý để tránh đau thượng vị đi ngoài
Chế độ ăn hợp lý để tránh đau thượng vị đi ngoài
  • Có chế độ ăn uống cân đối và lạnh mạnh, không ăn quá nhiều thực phẩm béo, nhiều axit, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, đồ ăn cay nóng.
  • Hình thành thói quen ăn chậm và nhai kỹ trước khi nuốt.
  • Không ăn quá no, quá nhiều nhưng cũng không được nhịn đói.
  • Ăn uống vào một giờ cố định trong ngày, ăn đúng bữa.
  • Tránh dung nạp những loại thức ăn nhạy cảm, không dung nạp hoặc dị ứng.
  • Hạn chế tối đa uống bia, rượu, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích khác.
  • Hạn chế căng thẳng, sắp xếp công việc hợp lý để dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn cũng là cách phòng tránh cơn đau thượng vị và đi ngoài tìm đến.
  • Ngủ đầy đủ giấc, ngủ sớm trước 23h, tránh thường xuyên ngủ muộn, thiếu ngủ.
  • Nếu sử dụng thuốc điều trị bệnh có xảy ra tác dụng phụ, trong đó có đau vùng thượng vị kèm đi ngoài bạn nên trao đổi với bác sĩ để được tư vấn thay đổi loại thuốc.
  • Điều trị các bệnh lý có liên quan như viêm ruột, viêm dạ dày, hội chứng ruột kích thích, rối loạn tiêu hóa…

Đau thượng vị tiêu chảy có thể liên quan tới một số bệnh lý nghiêm trọng. Chính vì vậy, nếu các triệu chứng tiêu chảy đau vùng thượng vị kéo dài hơn 1 tuần thì bạn nên tới bệnh viện ngay để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị, đặc  biệt với đối tượng bị đau vùng thượng vị kèm đi ngoài là người cao tuổi và trẻ nhỏ.

Một số tình trạng đau thượng vị khác:

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả:

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.