Đau dạ dày khó thở nên làm gì? Người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ ngay để xác định chính xác nguyên nhân và được tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả. Vì đau dạ dày khó thở nặng và nghiêm trọng có thể làm tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng của người bệnh, vậy nên người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan.
Mục lục
I. Đau dạ dày khó thở là tình trạng thế nào?
Đau dạ dày khó thở là triệu chứng của các bệnh lý về dạ dày và hệ tiêu hóa như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, ăn không tiêu, viêm hang vị dạ dày, xuất huyết dạ dày…
Các chuyên gia sức khỏe cho hay, khi ở giai đoạn đầu, hầu hết các bệnh nhân đau dạ dày chỉ có cảm giác đau. Tuy nhiên, càng về sau đau dạ dày thường kèm theo các triệu chứng như: ợ hơi, buồn nôn, đau rát vùng bụng, mệt mỏi, đi ngoài, chán ăn, sụt cân… Đáng chú ý, một số người bệnh còn cảm thấy khó thở.
Vậy hiện tượng đau dạ dày gây khó thở khác gì với khó thở do các bệnh lý khác? Rất khó để phân biệt cơn đau dạ dày khó thở do bệnh lý dạ dày với triệu chứng khó thở do các bệnh đường hô hấp hay tim mạch gây ra. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt qua một số điểm khác biệt dưới đây:
– Đau dạ dày khó thở do bệnh dạ dày khiến người bệnh sẽ cảm thấy đau tức ở vùng ngực, vùng xương ức.
– Các cơn đau có thể lan xuyên ra vùng sau lưng.
– Cảm giác đau thường xuất hiện bất chợt, không đau âm ỉ mà hình thành các cơn đau khá rõ ràng.
– Cơn đau có thể tấn công và hành hạ người bệnh cả khi ăn uống lẫn khi đi ngủ. Khi ngủ, bệnh nhân cảm thấy vô cùng khó thở.
– Khi ăn, bệnh nhân đau dạ dày khó thở có thể cảm thấy thức ăn khó nuốt và thường xuyên có cảm giác như vùng lồng ngực có gì đó đè ép.
Tình trạng đau dạ dày khó thở xảy ra thường xuyên và lâu ngày sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đường hô hấp như ho khan, hen suyễn, cổ có đờm và rát họng.
II. Đau dạ dày khó thở nguyên nhân do đâu?
Tình trạng đau dạ dày khó thở được các chuyên gia sức khỏe lý giải như sau:
– Khi dạ dày đang gặp trục trặc, không thể tiêu hóa được hết thức ăn đã nạp vào gây ứ đọng. Lúc này dịch vị và axit trong dạ dày bị đẩy cao lên thực quản từ đó thức ăn lên men tạo khí, thậm chí nếu áp lực quá lớn có thể dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản. Khi dòng axit từ dạ dày đi qua niêm mạc thực quản sẽ kích thích các đầu mút thần kinh trên bề mặt thực quản gây cảm thấy đau tức ngực và khó thở.
– Khi bị đau dạ dày, cơn đau không chỉ ảnh hưởng tới thực quản mà vấn đề từ dạ dày còn tác động đến khí quản. Hậu quả là khiến khí quản đè nén và hẹp hơn mới dẫn tới hiện tượng khó thở.
Nhìn chung, người bị đau dạ dày khó thở thường xuất phát từ vấn đề nghiêm trọng của dạ dày, vì vậy khi gặp triệu chứng trên bạn nhất định không được chủ quan.
III. Đau dạ dày khó thở có nguy hiểm không?
Đau dạ dày khó thở không phải là tình trạng hiếm gặp. Tùy vào mức độ nặng – nhẹ mà tình trạng đau dạ dày khó thở có mức độ nguy hiểm khác nhau.
Cụ thể, nếu đau dạ dày khó thở chỉ mới khởi phát và ở mức độ nhẹ, người bệnh có thể chỉ bị khó chịu. Nhưng nhưng nếu mức độ đau dạ dày khó thở nặng thì có thể làm tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng của người bệnh.
Bên cạnh đó, đau dạ dày khó thở cũng là có thể là dấu hiệu cảnh báo mức độ nghiêm trọng vấn đề mà dạ dày người bệnh đang gặp phải. Các bệnh lý dạ dày nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể dẫn đến ung thư dạ dày hay nhiều biến chứng khác. Chẳng hạn như:
– Axit từ dạ dày làm tổn thương họng và thanh quản gây ho nhiều, khản tiếng mạn tính, thay đổi giọng nói.
– Thực quản và dạ dày bị tổn thương do axit, vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm loét.
– Có thể hình thành u bướu lành tính hoặc ác tính do các dịch trong dạ dày tích tụ lâu ngày.
– Tại các vị trí viêm loét lâu ngày trong dạ dày, nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư thực quản, ung thư dạ dày…
Tóm lại, đau dạ dày khó thở tiềm ẩn nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm nếu không được điều trị ngay và đúng cách. Vì vậy, khi gặp biểu hiện đau dạ dày khó thở, người bệnh không nên chủ quan, cần đến bệnh viện gặp bác sĩ để có phương pháp điều trị.
IV. Đau dạ dày khó thở nên làm gì? Cách điều trị
Vì tiềm ẩn nhiều vấn đề nguy hiểm nên ngay khi xuất hiện hiện tượng đau dạ dày kèm khó thở, người bệnh nên đi khám ngay để có thể tiếp nhận những chẩn đoán và điều trị bệnh sớm nhất có thể từ bác sĩ chuyên khoa. Tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.
1. Thăm khám và điều trị bằng thuốc Tây y theo chỉ định của bác sĩ
Căn cứ vào nguyên nhân và mức độ bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình và các loại thuốc thích hợp để đẩy lùi cơn đau dạ dày gây khó thở, tránh xảy ra biến chứng.
Đây là phương pháp điều trị đau dạ dày khó thở phổ biến hiện nay. Khi điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh cần tuyệt đối tuân theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc chữa trị theo cảm tính.
Một số thuốc Tây y phổ biến dùng trong điều trị đau dạ dày gồm:
– Thuốc steroid: Thuốc này có thể giúp giảm đau do các bệnh mãn tính (đang diễn ra) như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng.
– Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc này có thể giúp điều trị các tình trạng do axit dạ dày gây ra, như loét và trào ngược dạ dày thực quản.
– Thuốc kháng axit: Là thuốc trung hòa axit dạ dày để làm giảm chứng ợ nóng, đau dạ dày, khó tiêu do axit dư thừa.
– Thuốc chẹn thụ thể H2: Là nhóm thuốc có thể được sử dụng để điều trị các tình trạng gây ra tình trạng dư thừa axit trong dạ dày. Mặc dù chúng không có tác dụng nhanh như thuốc kháng axit, nhưng tác dụng của chúng kéo dài hơn.
– Thuốc kháng sinh: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc này nếu cơn đau của bạn liên quan đến nhiễm trùng do vi khuẩn.
Người bệnh cũng nên dự trữ cho mình một số loại thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để có thể phòng ngừa các cơn đau dạ dày tái phát dẫn đến khó thở, suy hô hấp.
2. Cách hỗ trợ khắc phục tại nhà
Dưới đây là một số phương pháp hỗ trợ khắc phục hiện tượng đau dạ dày khó thở tại nhà, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng để mau chóng đẩy lùi bệnh:
2.1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Bệnh nhân đau dạ dày khó thở nên có chế độ ăn uống khoa học, ưu tiên thực phẩm giàu khoáng chất, vi lượng, vitamin để hỗ trợ cải thiện tình trạng dạ dày khó thở.
Người bị đau dạ dày khó thở nên chú ý bổ sung 3 nhóm thực phẩm quan trong bao gồm:
- Những thực phẩm có khả năng làm giảm hoặc chữa lành những tổn thương ở dạ dày như: tôm, cá, bắp cải, súp lơ, sữa, nghệ, quả mọng, rau xanh…
- Các thực phẩm có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày: sữa và các chế phẩm từ sữa (ngoại trừ sữa chua), mật ong, trứng, chè nóng…
- Những loại thức ăn có tác dụng giảm tiết acid, thấm hết lượng acid dư thừa có trong dạ dày như: xôi, cháo, cơm, bánh mì, khoai lộc, thịt – cá hấp,…
2.2. Ăn uống đúng cách, khoa học
Một số thói quen ăn uống đúng cách và khoa học giúp hỗ trợ cải thiện triệu chứng đau dạ dày khó thở gồm:
- Nên tăng cường các thực phẩm tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa như hoa quả, rau xanh…
- Ăn đủ bữa, đúng giờ, tránh bỏ bữa hoặc ăn uống thất thường.
- Nên ăn chậm, nhai kỹ để giảm áp lực lên dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Nên ăn 5-6 bữa nhỏ thay vì ăn quá nhiều và quá no trong 3 bữa chính.
- Hạn chế ăn no hoặc ăn gần giờ đi ngủ, đặc biệt không nên ăn sau 9h tối để tạo khoảng thời gian cho dạ dày làm việc trước khi đi ngủ.
- Tránh ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng mỡ cao.
- Không nên ăn các thực phẩm có thể khiến tình trạng đau dạ dày khó thở nặng thêm như: đồ uống có gas, nước ép cam, cafein, cà chua…
- Tránh hút thuốc lá, không dùng chất kích thích, hạn chế đồ uống có cồn như rượu, bia, nước ngọt…
2.3. Xây dựng lối sống lành mạnh
Lối sống sinh hoạt lành mạnh cũng là một trong các yếu tố quan trọng góp phần cải thiện hiện tượng đau dạ dày khó thở. Do đó, khi bị đau dạ dày khó thở, người bệnh nên:
- Sinh hoạt điều độ, tránh thức quá khuya để dạ dày có thể nghỉ ngươi cũng như tiêu hóa hết phần thức ăn còn sót trong dạ dày.
- Nên ngủ sớm trước 23h và ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi đêm.
- Tập thể dục thể thao thường xuyên giúp cơ thể tiêu hao năng lượng và có được sức đề kháng tốt nhất.
- Giữ tâm lý cân bằng, vui vẻ và lạc quan; dành thời nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng sẽ giúp hạn chế tình trạng căng thẳng, stress- một trong những nguyên nhân dẫn đến đau dạ dày.
2.4. Thường xuyên luyện tập hít thở sâu
Các bài tập thở sâu cũng có thể hữu ích để làm dịu cơn đau dạ dày khó thở. Mặt khác, còn hỗ trợ giảm căng thẳng, cải thiện hệ thống hô hấp và ngăn ngừa tình trạng khó thở.
Cách thực hiện hít thở sâu như sau:
- Bước 1: Ngồi trên nền nhà, lưng thẳng.
- Bước 2: Gập đầu gối chân phải lại, để chân phải lên đùi trái và ngược lại, không để bàn chân chạm trên nền nhà.
- Bước 3: Hai tay để lên hai đầu gối, cong ngón cái và ngón trỏ chạm nhau, các ngón khác duỗi thẳng, ngồi thẳng lưng.
- Bước 4: Hít thở vào và thở ra sâu và nhanh cho đến khi thấy mệt lử.
- Bước 5: Lấy không khí vào, giữ nhịp và đồng thời dùng tay bịt hai lỗ mũi lại (dùng ngón cái, ngón trỏ và ngón út). Sau đó thở ra.
- Bước 6: Làm như vậy nhiều lần trong 1-5 phút.
Một cách hít thở khác bạn có thể áp dụng là:
- Bước 1: Đặt một tay lên ngực và tay còn lại lên bụng.
- Bước 2: Hít vào bằng mũi trong vòng bốn nhịp, cảm nhận bụng phồng lên.
- Bước 3: Nín thở trong vòng hai nhịp.
- Bước 4: Thở ra từ từ bằng miệng trong vòng sáu nhịp.
- Bước 5: Lặp lại trong vài phút.
2.5. Sử dụng thảo dược thiên nhiên
Sử dụng những thảo dược từ thiên nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cũng như hỗ trợ điều trị tình trạng đau dạ dày khó thở mà rất an toàn khi sử dụng.
– Gừng: Gừng (Zingiber officinale) là một loại rễ thơm đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị chứng đau dạ dày, buồn nôn và nôn mửa. Gừng có sẵn dưới dạng chiết xuất, thuốc nhỏ giọt, viên ngậm, chất bổ sung và trà, nhưng cũng có thể được sử dụng sống để làm giảm các triệu chứng tiêu hóa.
– Trà hoa cúc: Hoa cúc có đặc tính chống viêm có thể giúp làm dịu các tình trạng như: viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), hội chứng ruột kích thích (IBS) được đặc trưng bởi tình trạng viêm. Hoa cúc cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật được gọi là polyphenol , được cho là có tác dụng thư giãn hệ tiêu hóa, làm giảm các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng kinh và nôn mửa.
– Bạc hà: Họ bạc hà, bao gồm bạc hà cay (Mentha × piperita) có thể rất hữu ích trong việc làm giảm đau dạ dày. Bạc hà chứa các hợp chất hoạt tính menthol và methyl salicylate, cả hai đều có tác dụng chống co thắt giúp làm dịu cơn đau dạ dày, buồn nôn và chuột rút.
– Nghệ: Nghệ có tính ấm, hoạt chất curcumin giúp ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết dịch vị, phục hồi tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày cũng như ngăn ngừa hình thành khối u tại dạ dày. Do đó, thảo dược nghệ giúp điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như đau dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, viêm loét dạ dày tá tràng…
– Lá khôi tía: Các nghiên cứu cho thấy, lá khôi tía chứa thành phần tanin và glucosid có khả năng chống viêm, liền sẹo, làm se vết loét, trung hòa, làm giảm tiết acid dịch vị, giảm đau dạ dày…
– Rễ cam thảo: Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rễ cam thảo có tác dụng ngăn ngừa và điều trị loét. Cam thảo thực hiện điều này bằng cách tăng sản xuất chất nhầy trong dạ dày, làm dịu niêm mạc dạ dày. Thảo dược này cũng làm tăng lượng máu cung cấp cho dạ dày, thúc đẩy quá trình chữa lành tổn thương.
Bên cạnh đó, nếu cơn đau dạ dày khó thở liên tục làm phiền, bạn cũng có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu.
Thuốc dạ dày chữ Y với thành phần chính là almagate có tác dụng trung hòa axit dịch vị, đồng thời tạo ra lớp màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, các triệu chứng của đau dạ dày như ợ nóng, ợ chua, đầy bụng, chướng hơi, đau thượng vị nhanh chóng được giảm xuống.
V. Biện pháp nào giúp phòng ngừa đau dạ dày khó thở?
Có một số bước bạn có thể thực hiện để cố gắng ngăn ngừa đau dạ dày khó thở xảy ra ngay từ đầu. Bạn có thể hạn chế các vấn đề tiêu hóa dẫn đến đau dạ dày bằng cách:
1. Ăn chậm và nhai kỹ hơn
Nếu bạn có xu hướng cắn những miếng lớn và ăn mà không nhai kỹ, bạn có thể nuốt phải không khí, điều này sẽ làm tăng khí trong dạ dày và có thể dẫn đến đau dạ dày.
Hãy dành thời gian để nhai chậm và nuốt mà không vội vàng. Điều này cũng giúp não bạn có thời gian nhận ra rằng bạn đã no trước khi bạn ăn quá nhiều .
2. Ăn các bữa ăn nhỏ hơn
Một số người bị đau bụng giữa các bữa ăn khi không có chất đệm cho axit trong dạ dày. Nếu điều này xảy ra, hãy ăn các bữa ăn nhỏ hơn hoặc ăn nhẹ cách nhau trong ngày để dạ dày của bạn không bị đói trong thời gian dài.
Thói quen ăn ngược lại cũng có thể gây đau dạ dày. Nếu bạn ăn quá nhiều đến mức cảm thấy no, dạ dày của bạn có khả năng bị đau.
3. Chọn ít thực phẩm chế biến hơn
Bạn có thể hạn chế các vấn đề về tiêu hóa bằng cách ăn nhiều thực phẩm tươi hơn và tăng hàm lượng chất xơ trong chế độ ăn uống của mình.
Tránh các thực phẩm béo và đồ ăn nhẹ chế biến, và các thực phẩm mà bạn biết có thể gây đau dạ dày nếu bạn có vấn đề về tiêu hóa (chẳng hạn như thực phẩm FODMAP có nhiều oligosaccharides lên men, disaccharides, monosaccharides và polyol).
4. Hạn chế uống rượu
Rượu gây kích ứng dạ dày. Nó có thể gây ra cả viêm dạ dày do rượu ngắn hạn và các triệu chứng mãn tính của đau dạ dày, đầy hơi và khó tiêu.
5. Uống nhiều nước hơn
Nước rất cần thiết cho sức khỏe tiêu hóa của bạn, đặc biệt là nếu bạn tăng chất xơ trong chế độ ăn. Tránh mất nước do tập thể dục, môi trường hoặc thuốc bạn dùng.
6. Tập thể dục
Duy trì hoạt động tập thể dục thể thao hàng ngày cũng góp phần cải thiện sức khỏe tiêu hóa, có thể cải thiện chức năng đường tiêu hóa và giúp làm giảm các triệu chứng đau dạ dày khó thở.
7. Kiểm soát căng thẳng
Một số người cảm thấy tim đập nhanh hoặc lòng bàn tay đổ mồ hôi khi họ căng thẳng hoặc lo lắng. Và rất nhiều người bị đau dạ dày khó thở khi bị căng thẳng. Họ có thể cảm thấy dạ dày của họ quặn lại hoặc có vẻ như bị thắt nút.
Theo nghiên cứu, một số người bị đau dạ dày liên quan đến căng thẳng do kết nối não-ruột trong cơ thể. Bạn có thể giảm căng thẳng bằng những việc như tập thể dục, thiền, đọc sách, nghe nhạc, đi du lịch hoặc đi chơi với bạn bè. Nếu những cách này không hiệu quả, bạn có thể trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia trị liệu về cách kiểm soát căng thẳng.
8. Kiểm tra dạ dày định kỳ
Kiểm tra dạ dày và khám sức khỏe định kỳ với bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa có thể giúp phát hiện và ngăn ngừa sớm các vấn đề tiêu hóa – dạ dày nghiêm trọng, đảm bảo điều trị kịp thời.
Đau dạ dày khó thở nếu để kéo dài và không được điều trị có thể tiến triển nặng gây tắc nghẽn đường thở, đe dọa tính mạng người bệnh. Người bệnh nên đi thăm khám ngay khi có triệu chứng và tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để để loại trừ bất kỳ tình trạng nghiêm trọng hoặc tiềm ẩn nào.
Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 để được dược sĩ giải đáp nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.forny.vn/benh-da-day-co-gay-kho-tho-khong-giai-phap-khac-phuc-la-gi/
https://cumargold.vn/tu-van-dau-da-day/dau-da-day-kho-tho.html#5_Cach_phong_tranh_bi_dau_da_day_gay_kho_tho
https://www.webmd.com/digestive-disorders/prevent-stomach-pain
https://www.verywellhealth.com/how-to-soothe-a-stomach-ache-5218292#citation-33
https://www.medicalnewstoday.com/articles/322047#causes
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...