Cây lạc tiên có khả năng chống viêm, giảm khó chịu ở dạ dày, giảm đau, giảm căng thẳng, tăng cường lưu thông máu và hệ miễn dịch. Do đó, nếu bạn đang thắc mắc không biết đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không, thì câu trả lời là CÓ. Tuy nhiên, trước khi sử dụng cây lạc tiên, bệnh nhân đau dạ dày nên hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn cách dùng hiệu quả và an toàn, tránh bệnh trở nặng hơn.
Mục lục
I. Cây lạc tiên là cây gì? Công dụng và cách dùng
Cây lạc tiên thuộc họ chùm gửi với tên gọi Passiflora foetida L. Ở Việt Nam, cây lạc tiên còn được biết đến với tên gọi khác như dây nhãn lồng, dây chùm bao, dây bầu đường, tây phiên liên. Loài cây này mọc hoang ở những nơi có bụi rậm, dễ leo quấn.
1. Đặc điểm
Một số đặc điểm đặc trưng của cây lạc tiên:
- Là cây thân leo, có nhiều tua cuốn và bên trong của cây thường rỗng.
- Toàn bộ cây được phủ bởi lông mềm.
- Lá của cây lạc tiên có độ rộng khoảng 10cm và dài khoảng 7cm, chia thành 3 thùy nhọn và mọc xen kẽ.
- Các tua cuốn thường xuất hiện ở góc giữa của lá.
- Hoa lạc tiên màu trắng, có tràng phụ hình sợi và có màu tím.
- Quả lạc tiên hình tròn, được bao bọc bởi lá bắc. Khi chưa chín, quả có màu xanh và vị chua; khi quả chín sẽ chuyển thành màu vàng và có vị ngọt, có thể ăn được.
2. Thành phần hóa học
Trừ phần rễ, hầu hết các bộ phận của cây lạc tiên đều được sử dụng để làm dược liệu. Dựa vào tính chất và đặc điểm, lạc tiên được phân thành 2 loại là lạc tiên tươi và lạc tiên khô. Cả hai dạng lạc tiên này đều có thể dùng làm dược liệu.
Các thành phần hóa học chính trong cây lạc tiên gồm:
- Alkaloid.
- Terpenoid.
- Flavonol glycoside.
- Flavonoid.
- Saponin.
3. Công dụng
Công dụng của cây lạc tiên trong điều trị bệnh gồm:
– Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ: Hoạt chất alkaloid trong cây lạc tiên có khả năng ức chế cafein, giúp an thần gây ngủ.
– Ổn định huyết áp: Flavonoid là một nhóm chất có tính chất chống oxy hóa và chống viêm. Các chất này có khả năng làm giãn mạch máu và cải thiện chức năng mạch máu, từ đó làm giảm áp lực trong hệ tuần hoàn và hỗ trợ ổn định huyết áp.
– Giảm đau xương khớp: Cây lạc tiên chứa một số thành phần chống viêm và kháng khuẩn tự nhiên. Các hoạt chất này có thể ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây bệnh và giảm quá trình viêm trong cơ thể. Từ đó, giảm các triệu chứng đau nhức như trong bệnh viêm khớp hoặc gút.
– Hỗ trợ điều trị tiểu đường: Theo một số nghiên cứu, các hoạt chất trong lạc tiên có khả năng hỗ trợ điều trị tiểu đường, bao gồm khả năng hỗ trợ tăng cường độ nhạy của insulin. Các chất chống oxy hóa và flavonoid có thể có tác dụng làm giảm stress oxy hóa, giảm viêm và giúp cải thiện chức năng insulin.
– Giảm viêm: Hợp chất phenolic trong cây lạc tiên có khả năng chống oxy hóa, giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào do stress oxy hóa gây ra. Đồng thời ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây viêm và giảm quá trình viêm trong cơ thể. Vì vậy, có thể dùng lạc tiên để hỗ trợ điều trị các bệnh viêm nhiễm như viêm xương khớp, viêm đại tràng và viêm ruột.
– Giảm ảnh hưởng của thời kỳ mãn kinh: Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lạc tiên giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng mãn kinh, bao gồm đau đầu, trầm cảm, mất ngủ và tức giận. Tác dụng này thường xuất hiện sau 3 – 6 tuần sử dụng sản phẩm có chứa các hoạt chất chiết xuất từ lạc tiên.
– Giảm các cơn đau tử cung: Một số hoạt chất trong cây lạc tiên như flavonoid và alkaloid có khả năng tương tác với các thụ thể trên cơ trơn, gây ra hiệu ứng giãn cơ. Điều này có thể làm giảm sự co thắt và giúp giảm đau trong kỳ kinh nguyệt và các triệu chứng đau tử cung liên quan.
4. Cách dùng và liều lượng
Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và tình trạng sức khỏe mà cách dùng cũng như liều lượng cây lạc tiên ở mỗi người sẽ khác nhau. Dưới đây là một số hướng dẫn cơ bản về cách dùng và liều lượng:
- Dạng thuốc sắc: Ngày dùng 60 – 120g (lạc tiên tươi) hoặc 6 – 16g (lạc tiên khô) dưới dạng thuốc sắc. Bệnh nhân có thể uống 3 – 4 cốc lạc tiên sắc. Nên uống trước khi ngủ khoảng 1 tiếng.
- Dạng thuốc viên: Liều dùng thông thường khoảng 90mg/ngày.
- Dạng chiết xuất lỏng: Có thể dùng khoảng 45 giọt/ngày trước khi đi ngủ.
II. Đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không? Tại sao?
Có thể thấy, cây lạc tiên có nhiều lợi ích và tác dụng cho sức khỏe. Dùng lạc tiên đúng cách giúp hỗ trợ điều trị mất ngủ, giảm đau xương khớp, đau tử cung, tiểu đường… Vậy người bị đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không?
1. Người bị đau dạ dày uống được cây lạc tiên
Về thắc mắc đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không, dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau cho biết:
Người bị đau dạ dày hoàn toàn có thể sử dụng được cây lạc tiên. Khi dùng với liều lượng hợp lý (8 – 16g lạc tiên khô hoặc 60 -120g lạc tiên tươi), thảo được này có tác dụng tốt đối với dạ dày.
Hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu hay báo cáo nào về vấn đề dùng cây lạc tiên gây ảnh hưởng tới sức khỏe người đau dạ dày hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến cho rằng, sử dụng lạc tiên không đúng cách hoặc kết hợp với thuốc Tây có thể gây xung đột, tạo ra kích ứng ở một số người và làm tăng dịch tiết dạ dày.
Do đó, người bị đau dạ dày trước khi sử dụng cây lạc tiên với mục đích chữa bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng đau dạ dày của bạn và đưa ra lời khuyên phù hợp để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị đau dạ dày.
2. Lý do người bị đau dạ dày nên uống cây lạc tiên
Theo tìm hiểu, đối với dạ dày, cây lạc tiên có những tác dụng và lợi ích sau:
– Chống viêm, giảm khó chịu ở dạ dày: Flavonoid hay cụ thể hơn là Vitamin P – Bioflavonoid trong cây lạc tiên có khả năng chống oxy hóa, chống viêm mạnh mẽ. Từ đó sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu ở dạ dày hiệu quả.
– Giảm đau: Cây lạc tiên có tác dụng chống co thắt và làm giãn các cơ trơn trong hệ thống khối cơ của cơ thể. Do đó, thảo dược này có thể hỗ trợ giảm đau, đặc biệt là các cơn đau tử cung. Mặt khác, cây lạc tiên còn các hợp chất có tính kháng khuẩn, kháng viêm giúp cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp hoặc bồi bổ sức khỏe gan thận.
– Hỗ trợ giảm căng thẳng: Căng thẳng stress kéo dài là một trong các nguyên nhân gây đau dạ dày hoặc làm tình trạng bệnh nặng hơn. Sử dụng cây lạc tiên có thể ức chế cafein nhờ hoạt chất Alkaloid, giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
– Tăng cường hệ miễn dịch: Cây lạc tiên giàu vitamin C nên khi tiêu thụ tăng cường hệ thống miễn dịch, chống nhiễm trùng, rút ngắn thời gian điều trị bệnh lý về đau dạ dày.
– Tăng cường lưu thông máu: Các thành phần trong cây lạc tiên còn có tác dụng tăng cường lưu thông máu trong cơ thể, kích thích hệ thần kinh trung ương giúp cho cơ thể luôn cảm thấy thoải mái, sảng khoái…
III. 9 cách dùng cây lạc tiên tốt cho người đau dạ dày
Người bị đau dạ dày có thể sắc cây lạc tiên tươi hoặc khô lấy nước uống. Hoặc cũng có thể kết hợp cây lạc tiên với một số thảo dược khác để hỗ trợ loại bỏ đau dạ dày.
1. 2 cách dùng cây lạc tiên tươi
Cách đơn giản nhất là bạn sắc cây lạc tiên tươi lấy nước uống hoặc nấu canh ăn theo hướng dẫn dưới đây:
– Cách 1/Nấu nước: Chuẩn bị khoảng 60 – 120g cây lạc tiên tươi. Ngâm rửa sạch cây lạc tiên tươi, cắt thành từng đoạn ngắn. Cho cây lạc tiên vào nồi, đổ khoảng 1 lít nước vào nấu cùng cho tới khi còn khoảng 400ml thì tắt bếp. Chia làm 3-4 lần uống hết trong ngày, mỗi lần 50 -100ml, sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ.
– Cách 2/Nấu canh: Hoặc bạn cũng có thể nấu canh lạc tiên tươi. Rất đơn giản, hãy hái những ngọn lạc tiên tươi sau đó đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút. Sau đó, dùng ngọn lạc tiên để nấu canh tương tự như các loại rau khác.
2. 3 cách dùng cây lạc tiên khô
Với cây lạc tiên khô, người bị đau dạ dày có thể đem nấu nước, hãm trà hoặc sắc lấy nước để uống. Cách thực hiện như sau:
– Cách 1/Nấu nước: Bạn chỉ cần cho khoảng 10g lạc tiên khô vào nồi nấu cùng với 700ml nước. Đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 7-10 phút cho các dưỡng chất trong cây lạc tiên tiết ra hết thì tắt bếp. Chia nước làm 2-3 lần uống hết trong ngày.
– Cách 2/Sắc: Tương tự như cách trên, nhưng thay vì dùng nồi đun, bạn hãy sử dụng ấm sắc thuốc chuyên dụng. Cây lạc tiên khô sau khi ngâm rửa sạch bạn cho vào ấm sắc cùng khoảng 700ml nước. Sắc cho tới khi còn khoảng 400ml là được. Lượng lạc tiên khô khuyến cáo trong 1 ngày tối đa là 16g.
– Cách 3/Hãm trà: Khi hãm trà, bạn có thể dùng 6g lạc tiên khô cho vào ấm rồi đổ nước sôi vào. Hãm trong khoảng 5-7 phút là có thể uống.
3. 4 cách kết hợp với thảo dược khác
– Cách 1: Cho 10g lạc tiên tươi hoặc 5g lạc tiên khô cùng 250g râu bắp vào nồi đất nấu cùng 500ml nước và 1//4 muỗng muối hạt. Sắc nhỏ lửa cho tới khi lượng nước còn khoảng 250ml thì tắt bếp. Chia làm 2 lần uống hết trong ngày, nên uống vào buổi trưa hoặc tối.
– Cách 2: Dùng 50g lạc tiên tươi hoặc 16g lạc tiên khô, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, tâm sen 2g, đường 90g. Rửa sạch các nguyên liệu trên với nước rồi cho vào sắc với 1 lít nước. Sắc cho tới khi còn khoảng 300ml thì tắt bếp. Chia làm 2 – 3 lần uống trong ngày. Mỗi ngày sắc 1 thang thuốc và dùng liên tục trong 7 – 10 ngày.
– Cách 3: Dùng 10g lạc tiên khô, 2g lá vông nem, 6g cam thảo. 6g xương bồ, 10g táo nhân sao, 12g hạt sen, 10g lá tre và 10g lá dâu. Cho các nguyên liệu vào sắc cùng 600ml nước. Sắc cho tới khi còn khoảng 200ml nước là được. Uống mỗi ngày 1 thang và dùng trong thời gian từ 7-10 ngày.
– Cách 4: Chuẩn bị 500gr lạc tiên, 100gr lá khổ qua và 300gr hoa thiên lý. Rửa sạch các nguyên liệu rồi mang phơi khô hoặc sấy khô. Sau đó đem sao vàng và hạ thổ các thảo dược trong khoảng 1 tháng. Sau 1 tháng bạn đem tán nhuyễn các nguyên liệu thành bột mịn. Mỗi lần dùng lấy 3 thìa cà phê hòa cùng 100ml nước nóng.
IV. 9 lưu ý cần nắm rõ khi người bị đau dạ dày dùng cây lạc tiên
Người bị đau dạ dày có thể uống được cây lạc tiên, khi dùng đúng cách và với lượng vừa phải sẽ giúp hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh. Thảo dược lạc tiên tuy lành tính và an toàn nhưng khi sử dụng bạn cần chú ý những vấn đề dưới đây để đảm bảo an toàn:
1. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Khi muốn sử dụng cây lạc tiên với mục đích chữa bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để được kiểm tra xem có phù hợp với thảo dược này hay không. Đồng thời được tư vấn cách sử dụng tốt và hiệu quả nhất, tránh gây các tác dụng phụ không mong muốn.
2. Tuân thủ liều lượng
Cây lạc tiên an toàn cho sức khỏe khi bạn sử dụng đúng liều lượng khuyến nghị: 60 – 120g lạc tiên tươi hoặc 8 – 16g lạc tiên đã phơi khô/ngày.
Lạm dụng cây lạc tiên có thể gây mệt mỏi, buồn nôn, tim đập nhanh….Bạn chỉ cần ngừng sử dụng cây lạc tiên và nghỉ ngơi là cơ thể sẽ trở lại bình thường.
4. Tránh dùng kéo dài
Lạm dụng uống quá nhiều cây lạc tiên trong thời gian dài có thể gây ảnh hưởng xấu tới cơ thể, tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng. Do đó, các chuyên gia sức khỏe khuyến nghị bệnh nhân không nên uống liên tục và kéo dài trong 2 tháng.
Thời gian sử dụng cây lạc tiên trong điều trị bệnh hiệu quả là dùng từ 7 – 14 ngày, người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ/dược sĩ.
5. Đối tượng không nên dùng hoặc cần thận trọng
Người bị dị ứng với cây lạc tiên hoặc bất kỳ cây nào khác thuộc họ Lạc tiên (Passifloraceae) không nên sử dụng thảo dược này. Trẻ dưới 2 tuổi, phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người bị suy thận, huyết áp thấp cũng không nên dùng cây lạc tiên.
Người đang uống các thuốc điều trị như aspirin, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), các loại thuốc an thần,thuốc chống đông máu, thuốc chống kết tập tiểu cầu… cần tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc bác sĩ về việc sử dụng đồng thời lạc tiên.
5. Không dùng cùng thuốc Tây
Nếu đang sử dụng các thuốc đặc trị bệnh lý, bạn không nên dùng đồng thời cây lạc tiên. Vì nếu dùng kết hợp với nhau có thể gây mất tác dụng phụ của thuốc, thậm chí còn gây chóng mặt, đau đầu, buồn ngủ, hoa mắt…
Đặc biệt, cần tránh kết hợp cây lạc tiên với thuốc kháng sinh. Bởi trong thành phần của lạc tiên có hoạt chất tác dụng dược lý mạnh, có thể phá hủy cấu trúc của kháng sinh, làm mất tác dụng của thuốc.
6. Theo dõi phản ứng
Trong quá trình sử dụng cây lạc tiên, cần theo dõi phản ứng của cơ thể để có biện pháp xử lý kịp thời. Nếu cơ thể xuất hiện các dấu hiệu bất thường như phát ban, chóng mặt hoặc bất kỳ triệu chứng nào khác, hãy ngừng sử dụng lạc tiên và đi khám bác sĩ ngay.
7. Tác dụng phụ
Sử dụng cây lạc tiên với lượng nhiều và liên tục, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn ngủ, chóng mặt nôn nao, lo lắng, hoang mang.
Thậm chí, với phụ nữ mang thai, nếu dùng với lượng nhiều, cây lạc tiên còn kích thích gây co thắt tử cung, dẫn đến hiện tượng sinh non.
8. Mua lạc tiên ở địa chỉ uy tín
Để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi sử dụng cây lạc tiên, hãy tìm mua thảo dược này ở địa điểm rõ nguồn gốc, uy tín nhằm đảm bảo chất lượng của dược liệu.
9. Bảo quản
Đối với lạc tiên khô nên bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát. Khi phát hiện có dấu hiệu nấm mốc, tuyệt đối không được sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trước khi sử dụng cây lạc tiên, cần chú ý rửa sạch thật kỹ dược liệu để đảm bảo loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn không còn bám vào.
Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp tự nhiên chữa đau dạ dày, bạn có thể tham khảo và sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Yumangel đóng gói nhỏ tiện dụng, có thể mang theo bên người để sử dụng khi triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày làm phiền bạn.
Yumangel có tác dụng trung hòa axit dạ dày, đồng thời tạo màng nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Từ đó, nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như: ợ hơi, ợ chua, đau rát thượng vị, buồn nôn…
Tóm lại, người bị đau dạ dày có uống được cây lạc tiên không, câu trả lời là có thể uống với lượng vừa phải, tuyệt đối không lạm dụng dùng quá nhiều và trong thời gian dài. Tốt nhất trước khi sử dụng cây lạc tiên với mục đích chữa bệnh, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ để được tư vấn cách dùng an toàn và hiệu quả.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...