Hai cách nằm giảm đau dạ dày hiệu quả người bệnh nên áp dụng đó là nằm nghiêng về bên phải và nằm ngửa. Tìm hiểu chi tiết hơn để biết lý do tại sao nhé!
Mục lục
I. Tại sao bệnh nhân đau dạ dày cần chú ý cách nằm?
Đau dạ dày là một phổ biến với các triệu chứng như đau dội hoặc âm ỉ kéo dài, đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng, buồn nôn… Tình trạng này kéo dài gây khó chịu cho người bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Cơn đau dạ dày thường xảy ra phổ biến ở 3 vị trí là đau vùng thượng vị, đau vùng bụng giữa và đau vùng bụng dưới phía bên trái. Cơn đau dạ dày cũng thường hay xuất hiện về đêm do trào ngược dạ dày xuất phát từ tư thế nằm ngủ.
Cụ thể, nằm sai tư thế dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Kết hợp với việc bị rối loạn nhu động của dạ dày và thực quản khiến dịch vị dạ dày bị đẩy lên thực quản. Hậu quả là dẫn đến đau bụng, đau rát, ho và khó thở khi nằm khiến người bệnh ngủ không ngon.
Vậy người bị đau dạ dày nên nằm thế nào để giúp giảm đau dạ dày và không khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn? Câu trả lời sẽ có ngay trong phần tiếp theo!
II. 2 cách nằm giảm đau dạ dày hiệu quả nhất
Nằm ngửa và nằm nghiêng về bên trái là 2 cách nằm giảm đau dạ dày hiệu quả người bệnh nên áp dụng:
1. Tư thế nằm nghiêng về bên trái
Bệnh nhân đau dạ dày nên nằm nghiêng về bên trái vì những lý do sau:
- Phòng ngừa trào ngược axit: Dạ dày của con người có cấu tạo hình chữ J nên khi nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp dạ dày và tuyến tụy được nằm ở vị trí thấp hơn so với thực quản. Điều này giúp giảm thiểu và phòng ngừa tình trạng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Thậm chí, ngay cả khi cơ thắt thực quản dưới giãn mở bất thường thì dịch vị vẫn sẽ nằm yên trong dạ dày, không bị trào ngược lên thực quản.
- Giảm tăng axit dịch vị: Nằm ngủ ở tư thế nghiêng về bên trái còn giúp giảm tăng axit dịch vị dạ dày, phòng ngừa hiện tượng ợ nóng và nóng rát dạ dày. Ngoài ra, tư thế nằm này còn giúp giảm thiểu tình trạng ngủ ngáy và ngưng thở khi ngủ.
- Tiêu hóa thức ăn tốt hơn: Tư thế nằm giúp giảm đau dạ dày – nằm nghiêng về bên trái còn giúp giảm áp lực lên dạ dày và thức ăn được tiêu hóa tốt hơn.
- Dễ dàng cho quá trình vận chuyển chất thải: Khi ngủ ở tư thế nằm nghiêng bên trái, quá trình vận chuyển chất thải từ ruột non đến ruột già qua van hồi manh tràng dễ dàng hơn. Từ đó, phòng ngừa táo bón và một số vấn đề liên quan đến tiêu hóa khác.
2. Tư thế nằm ngửa
Nằm ngửa cũng là tư thế nằm tốt cho sức khỏe và tình trạng bệnh người đau dạ dày. Khi ngủ ở tư thế này, bạn cần chú ý những vấn đề sau:
- Kê gối ở phần đầu sao cho đầu cao hơn phần chân khoảng 10-15cm để giúp thực quản nằm cao hơn dạ dày. Điều này giúp hạn chế tình trạng dịch vị và thức ăn trào ngược từ dạ dày lên thực quản đồng thời hỗ trợ hoạt động tiêu hóa ở dạ dày diễn ra tốt hơn.
- Trường hợp cơn đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng, bạn nên kê cao hai chân giường phía trên đầu lên từ 20- 30cm so với phần thân.
Không chỉ tốt cho bệnh nhân đau dạ dày, tư thế nằm ngửa còn hiệu quả với những người đang bị chấn thương hoặc mắc bệnh mãn tính. Vì khi nằm ở tư thế này, cơn đau từ các vết thương thuyên giảm rõ rệt và cột sống cũng được duỗi thẳng.
III. 2 tư thế nằm nên tránh khi bị đau dạ dày
Người bệnh đau dạ dày không nên nằm đó là nằm sấp và nằm nghiêng về bên phải vì có thể khiến tình trạng bệnh nặng hơn và ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Tư thế nằm sấp
Bệnh nhân đau dạ dày khi nằm sấp sẽ gây hại nghiêm trọng không chỉ cho dạ dày mà cả cơ thể. Tư thế nằm sấpgây áp lực rất lớn lên các cơ quan nội tạng, nếu nằm quá lâu còn gây khó thở.
Mặt khác, khi bạn nằm sấp, bộ phận dạ dày sẽ cao hơn so với thực quản. Hậu quả là gây kích thích trào ngược dạ dày khiến cơn đau dạ dày nghiêm trọng hơn, ngoài ra còn gây tức bụng và khó tiêu.
2. Tư thế nằm nghiêng bên phải
Tương tự như tư thế nằm sấp, nằm nghiêng về bên phải cũng làm tăng nguy cơ bị trào ngược dạ dày dẫn đến hàng loạt các triệu chứng như: ợ chua, ợ nóng, khó chịu dạ dày khiến bạn mất ngủ.
Tư thế nằm nghiêng về bên phải cũng khiến bộ phận thực quản thấp hơn dạ dày khiến acid dịch vị dễ bị trào ngược. Với bệnh nhân bị đau dạ dày kèm giãn cơ thực quản thì tình trạng này sẽ nghiêm trọng hơn khi nằm ngủ ở tư thế nghiêng về bên phải.
IV. Lưu ý quan trọng cho bệnh nhân đau dạ dày khi nằm
Bên cạnh việc nắm được cách nằm giảm đau dạ dày và tư thế nằm làm tăng cơn đau dạ dày, bệnh nhân đau dạ dày cũng cần lưu ý thêm một số điều dưới đây:
- Tư thế nằm ngửa kê cao đầu tốt cho người đau dạ dày nhưng đối với bị thừa cân, béo phì thì nên hạn chế nằm ở tư thế này quá lâu. Vì tư thế này nếu duy trì quá có thể gây chèn ép lên dạ dày khiến bị khó thở.
- Không nên kê gối quá cao so với mức khuyến nghị vì có thể sẽ gây ra áp lực chèn ép lên vùng bụng và dạ dày.
- Bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên đi nằm sau bữa ăn từ 3- 4 tiếng. Cần hạn chế ăn quá no hoặc ăn đêm để tránh dạ dày phải hoạt động liên tục gây đau.
- Không nên đi nằm, ngủ ngay sau khi ăn; nên vận động, đi bộ nhẹ nhàng để thức ăn tiêu hóa hết trước khi đi nằm.
- Khi đi ngủ nên mặc quần áo rộng và thoáng mát với chất vải mềm mịn mang lại cảm giác dễ chịu giúp có giấc ngủ ngon và sâu hơn.
Để quá trình điều trị bệnh đau dạ dày mang lại hiệu quả như mong muốn, người bệnh không chỉ cần nằm đúng tư thế mà nên kết hợp với chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt lành mạnh mỗi ngày. Cụ thể:
- Tuyệt đối không được bỏ bữa, nhất là bữa sáng và trưa.
- Khi ăn nên ăn chậm, nhai kỹ, tránh ăn nhanh nuốt vội.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn thay vì ăn 3 bữa để giảm áp lực lên dạ dày.
- Tránh chế biến các thức ăn nhiều dầu mỡ, hàm lượng chất béo cao, ăn đồ chiên rán vì gây đầy bụng, ợ chua, ợ hơi…
- Không nên ăn các đồ cay nóng, chua vì đều gây kích thích tăng tiết axit dạ dày.
- Hạn chế các loại đồ uống có ga, có cồn, các chất kích thích,…
- Cân đối công việc, dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ 8 tiếng/ngày.
- Hạn chế tối đa tình trạng stress, căng thẳng.
V. Cách làm giảm cơn đau dạ dày tại nhà
Khi cơn đau dạ dày bất ngờ xuất hiện, bạn có thể tham khảo và áp dụng một số mẹo giảm đau dạ dày tại nhà dưới đây:
1. Xoa bóp bụng
Xoa bóp bụng nhẹ nhàng theo giúp kích thích lưu thông máu tại chỗ, giảm các cơn co thắt dạ dày hiệu quả.
- Bước 1: Xoa nóng 2 bàn tay, nên dùng thêm vài giọt dầu nóng để tăng hiệu quả.
- Bước 2: Áp 2 bàn tay vào bụng rồi xoa nhẹ nhàng từ trái sang phải và lên xuống xung quanh vùng bụng.
Lưu ý: Không nên xoa bóp bụng ngay sau khi vừa ăn no vì sẽ càng khiến dạ dày đau hơn. Mỗi lần xoa bóp tối đa trong 15 phút.
2. Chườm ấm
Nhờ hơi ấm chườm lên vùng bụng, các mạch máu tại vùng này được thư giãn và giảm hoạt động co bóp gây đau dạ dày. Bên cạnh đó, hơi ấm còn kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Tuy nhiên, khi chườm ấm vùng bụng, bạn nên lưu ý chỉ thực hiện trong khoảng 10-20 phút. Đồng thời chú ý nhiệt độ nước dao động từ 50-60 độ C, không nên dùng nước quá nóng gây bỏng da.
3. Hít thở sâu
Trong trường hợp bị đau dạ dày do căng thẳng quá mức, bạn hãy áp dụng cách hít thở sâu. Điều này giúp dạ dày giảm tiết dịch vị và cơ thể giải phóng Endorphins – một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng giảm đau tự nhiên.
Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, bạn có thể thực hiện hít thở sâu, mỗi lần từ 3-5 nhịp. Nếu có thể hãy duy trì hàng ngày cũng rất tốt cho sức khỏe.
4. Dùng gừng
Phenolic và chất chống oxy hóa trong gừng có khả năng giảm kích ứng đường tiêu hóa và làm giảm các cơn co thắt dạ dày. Bạn có thể giảm đau dạ dày bằng gừng theo cách sau:
- Cách 1: Nhai trực tiếp 1 lát gừng tươi và nuốt từ từ.
- Cách 2: Hãm 1-2 lát gừng trong nước sôi rồi uống khi còn ấm.
Lưu ý: Mỗi lần không nên dùng quá 5g gừng để tránh xảy ra các phản ứng phụ không mong muốn như đầy hơi, ợ chua, khó tiêu…
5. Dùng nghệ và mật ong
Nghệ và mật ong đều có tác dụng chống viêm tự nhiên nên giúp giảm đau dạ dày hiệu quả. Người bệnh đau dạ dày có thể thực hiện theo hướng dẫn sau:
- Chuẩn bị: 10g bột nghệ, 2 thìa mật ong, 100ml nước ấm.
- Thực hiện: Pha bột nghệ và mật ong với 100ml nước ấm rồi uống.
6. Dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể uống sản phẩm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra.
Với thuốc chữ Y, dòng sản phẩm này có chứa Almagate, giúp trung hòa axit dịch vị dư thừa. Bên cạnh đó, Yumangel còn được bào chế ở dạng hỗn dịch, giúp tạo lớp màng và bảo vệ cho niêm mạc.
Sau khi sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel khoảng 5 đến 10 phút, bạn sẽ cảm thấy các triệu chứng như: đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn… thuyên giảm một cách rõ rệt.
Như vậy, đối với người bị đau dạ dày thì 2 cách nằm giảm đau dạ dày hiệu quả nhất là nằm ngửa và nằm nghiêng về bên trái. Hai tư thế nên tránh nằm vì có thể khiến bệnh nặng hơn là nằm sấp và nghiêng về bên phải.
Để được tư vấn kỹ hơn về vấn đề này, bạn đừng quên liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800.1125 để được giải đáp.
Có thể bạn quan tâm:
Chưa có bình luận!