Viêm túi thừa đại tràng là gì? Có nguy hiểm không? Cách điều trị

Viêm túi thừa đại tràng là tình trạng túi thừa ở khu vực đại tràng bị viêm hoặc nhiễm khuẩn. Chúng dẫn tới các cơn đau bụng, làm thay đổi thói quen đại tiện và có thể sinh ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. 

I – Túi thừa đại tràng là gì?

Đại tràng là bộ phận cuối cùng của cơ quan tiêu hóa. Chúng có chức năng hấp thụ Vitamin và nước rồi biến đổi thức ăn đã tiêu hóa thành phân. Khi phân được di chuyển đến cuối đại tràng sẽ được tống ra ngoài qua hậu môn. 

Khi thiếu chất xơ, phân sẽ nhỏ và cứng, khó bài tiết ra ngoài. Để đẩy được phân ra ngoài, đại tràng sẽ phải co thắt nhiều hơn bình thường. Từ đó gia tăng áp lực lên vách đại tràng. 

Cấu tạo của vách đại tràng đôi khi đồng đều, có những vị trí yếu hơn những vị trí xung quanh. Khi áp lực gia tăng, niêm mạc những vị trí yếu sẽ bị đẩy qua vách ruột ra ngoài tạo thành các túi nhỏ. Chúng thường có kích thước khoảng 1-2 cm, đôi khi lớn hơn khoảng 5-6 cm. 

Các túi này gọi là túi thừa đại tràng. Đa túi thừa đại tràng là gì? Là tình trạng đại tràng xuất hiện nhiều túi thừa.

Đa túi thừa đại tràng là gìHình ảnh túi thừa đại tràng.

Túi thừa đại tràng tiếng anh là gì: Diverticular Disease. 

Phần lớn túi thừa đại tràng xuất hiện ở đại tràng sigma (chiếm đến 95%) và ở manh tràng (chỉ chiếm 5%).

Tuy nhiên, bệnh lý túi thừa đại tràng thường không gây ra bất kỳ vấn đề gì nên người bệnh có thể không biết đến sự tồn tại của chúng trong cơ thể mình. Người ta gọi là thể bệnh túi thừa đại tràng không triệu chứng. 

Ngoài ra, túi thừa đại tràng còn có 2 thể bệnh khác là viêm túi thừa đại tràng và chảy máu túi thừa đại tràng. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu về viêm túi thừa đại tràng bệnh học. 

II – Viêm túi thừa đại tràng là gì?

Viêm túi thừa đại tràng là tình trạng có một hay nhiều túi thừa ở đại tràng bị nhiễm khuẩn hoặc viêm. Biểu hiện rõ bằng tình trạng sưng, đỏ tại các túi thừa. Bệnh thường gặp ở độ tuổi 40. 

Bệnh viêm túi thừa đại tràng là gìHình ảnh viêm túi thừa đại tràng. 

III – Nguyên nhân gây viêm túi thừa đại tràng

Hiện nay chưa rõ nguyên nhân túi thừa đại tràng bị viêm nhưng một số nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh như sau: 

– Ăn ít chất xơ: Bệnh túi thừa đại tràng ở các nước phát triển phổ biến hơn. Chế độ ăn ở đây giàu carbohydrate tinh chế nhưng ít chất xơ.

– Tuổi tác: Bệnh thường phổ biến ở lứa tuổi trên 40. Có thể suy đoán do tuổi càng cao thì độ săn chắc và đàn hồi của thành ruột càng giảm. Điều này khiến đại tràng co bóp và sinh ra nhiều túi thừa. 

– Béo phì: Là nguyên nhân viêm túi thừa đại tràng và túi thừa đại tràng xuất huyết. 

– Vận động thể lực: Những người ít vận động thể lực có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. 

– Hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ mắc viêm túi thừa. 

IV – Biểu hiển viêm túi thừa đại tràng

Hầu hết bệnh nhân có túi thừa thường không có bất cứ triệu chứng lâm sàng nào. Một số ít có triệu chứng đau bụng (thường là bụng dưới bên trái) có thể kèm cảm giác đầy hơi, trướng bụng, rối loạn đại tiện (táo bón là chủ yếu, phân lỏng, phân có máu). 

Biểu hiện viêm túi thừa đại tràng phảiĐau bụng bên trái có thể là biểu hiện của viêm túi thừa đại tràng

Khi bị viêm, người bệnh thường có các dấu hiệu như sau: 

– Đau bụng đột ngột ở phía dưới bên trái. Dấu hiệu viêm túi thừa đại tràng này thường diễn biến nhẹ trong vài ngày đầu, về sau tăng nặng hơn. 

– Chán ăn, buồn nôn và nôn; 

Chướng bụng đầy hơi

– Thói quen đi tiêu thay đổi, có thể táo bón hoặc đi phân lỏng; 

– Sốt. Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể sốt cao, rét run;

– Chảy máu ở trực tràng (hiếm gặp)

– Khí hư thay đổi bất thường. 

– Đi tiểu cảm thấy đau rát. 

Trong trường hợp viêm nhẹ, bệnh nhân có thể không có dấu hiệu của bệnh viêm túi thừa đại tràng nêu trên. 

Trường hợp nặng, bệnh nhân thường có biểu hiện sốt trên 38 độ C và đau bụng dữ dội. 

V – Viêm túi thừa đại tràng có nguy hiểm không?

Túi thừa có thể nằm bên trong vách đại tràng hoặc ở ngoài mạc đại tràng. Chúng có cấu tạo giống vách đại tràng nhưng mỏng hơn. 

Bởi vậy, khi đại tràng co bóp túi thừa có nguy cơ bị vỡ hoặc thủng. Ngoài ra, túi thừa có thể bị nhiễm khuẩn (gây viêm) và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn: 

– Chảy máu trực tràng

– Tích mủ trong ruột thừa gây áp xe túi thừa đại tràng.

– Gây tắc nghẽn ở ruột non hoặc ruột già do sẹo.

– Rò các cơ quan lân cận: Viêm túi thừa đại tràng có thể tạo ra các đường nối bất thường trong cơ thể: Giữa các bộ phận khác nhau của đại tràng, giữa đại tràng và thành bụng, đại tràng với bàng quang và âm đạo. 

– Viêm phúc mạc: Khi túi thừa bị viêm nhiễm nặng hoặc bị thủng khiến dịch tiêu hóa hoặc phân trong ruột rơi vào khoang bụng gây ra tình trạng viêm phúc mạc. Trường hợp này cần được cấp cứu kịp thời, nếu không có thể tử vong. 

(→ Xem thêm: Co thắt đại tràng là gì? Đại tràng co thắt nên ăn gì? Cách điều trị)

VI – Viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

1. Viêm túi thừa đại tràng nên ăn gì?

Nhóm thực phẩm chứa nhiều chất xơ: Đối với hệ tiêu hóa, chất xơ có khả năng hút nước, làm tăng khối lượng và làm mềm phân, giúp đại tràng dễ dàng co bóp đẩy phân ra ngoài.

Các thực phẩm giàu chất xơ như khoai lang, cam, táo, bơ, cà rốt… sẽ giúp đại tràng co bóp đẩy phân ra ngoài dễ hơn. Như vậy, bổ sung chất xơ vừa có tác dụng ngăn ngừa phát triển túi thừa, vừa giảm nguy cơ viêm túi thừa.

Bị viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gìViêm túi thừa đại tràng ăn gì để dễ tiêu hóa

Nhóm thực phẩm dễ tiêu hóa: Giúp giảm các cơn đau và hạn chế tình trạng bị nhiễm trùng, áp xe. Viêm túi thừa đại tràng ăn gì để dễ tiêu hóa? Bạn có thể sử dụng các loại thực phẩm mềm như súp, cháo… hay bánh mì.  

Uống nhiều nước: Nước tốt cho hệ tiêu hóa, giúp hạn chế tình trạng viêm túi thừa đại tràng. Một ngày chúng ta nên uống từ 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày. 

2. Viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì?

Thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh như xúc xích, bim bim, lạp xưởng, pate… khiến cho tình trạng đau bụng, khó tiêu, đầy hơi hay tiêu chảy trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, người bệnh nên ưu tiên các món luộc, hấp. 

Thực phẩm chứa chất kích thích: Các gia vị cay nóng như ớt, sả, tiêu, các đồ ăn chua (cà muối, dưa muối), các loại đồ uống chứa chất kích thích (rượu, bia, cà phê, nước có gas) gây kích thích mạnh lên thành ruột, khiến các vết viêm bị tổn thương nhiều hơn. 

VII – Viêm túi thừa đại tràng điều trị như thế nào?

Để chẩn đoán bệnh viêm túi thừa đại tràng, các bác sĩ sẽ phải tiến hành các xét nghiệm: 

Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng.

Xác định mức độ lan rộng của bệnh qua chụp X-quang vùng đại tràng.

Chụp CT để phân biệt tình trạng viêm hay nhiễm trùng.

Siêu âm viêm túi thừa đại tràng bằng phương pháp nội soi ống mềm từ hậu môn. 

Cách chữa túi thừa đại tràng bệnh họcNội soi chẩn đoán viêm túi thừa đại tràng.

Sau khi có chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị viêm túi thừa đại tràng cho bệnh nhân tùy vào tình trạng nặng nhẹ của bệnh. 

1. Trường hợp viêm túi thừa nhẹ

Bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh điều trị viêm túi thừa đại tràng kết hợp với thuốc giảm đau, chống co thắt. 

Bệnh nhân nghỉ ngơi, nhịn ăn hoặc ăn ít trong vài ngày theo chỉ định của bác sĩ. Sau đó ăn thức ăn lỏng, nhiều chất xơ cho đến khi hết đau hẳn. 

2. Trường hợp viêm túi thừa đại tràng nặng, cơn đau nhiều

Trường hợp này bệnh nhân cần được điều trị nội trú. Sử dụng kháng sinh tiêm tĩnh mạch, truyền nước và theo dõi các biến chứng của bệnh. 

Nếu sau 3 ngày bệnh tình không thuyên giảm hoặc bị viêm ruột, viêm phúc mạc, có túi mủ thì cần thực hiện phẫu thuật cắt bỏ đoạn đại tràng chứa túi thừa bị viêm. 

3. Phẫu thuật túi thừa đại tràng

Có 2 loại phẫu thuật: 

Cắt ruột một thì: Các phần ruột chứa túi thừa sẽ được cắt bỏ đi, sau đó nối lại các đoạn đại tràng không bị viêm để nhu động ruột hoạt động bình thường. 

Cắt ruột hai thì công thêm làm hậu môn nhân tạo: Phương pháp phẫu thuật này được chỉ định cho bệnh nhân viêm đại tràng nặng. Trong trường hợp này cần phẫu thuật 2 lần bởi các bác sĩ không thể nối trực tràng và đại tràng ngay trong lần mổ đầu tiên.

Trong lần mổ đầu, các bác sĩ sẽ tạo một lỗ ở thành bụng, ruột già sẽ được nối vào đó để đưa chất thải ra ngoài. Khi tình trạng viêm đã lành (thường mất khoảng vài tháng), các bác sĩ sẽ làm phẫu thuật lần hai, nối lại phần ruột đã cắt. 

Trên đây là các thông tin cơ bản về bệnh viêm túi thừa đại tràng. Nếu bạn nghi ngờ đang có các biểu hiện của viêm túi thừa đại tràng, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và chẩn đoán sớm. 

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *