Skip to main content

Bệnh thủng trực tràng là gì? Nguy hiểm thế nào?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Bệnh thủng trực tràng nếu không điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng người bệnh. Vì vậy bài viết này của Yumangel.vn sẽ cung cấp những thông tin chi tiết về thủng trực tràng.

I. Trực tràng là gì? Cấu tạo, chức năng, bệnh lý thường gặp

Trực tràng là một cơ quan trong hệ tiêu hóa, gọi theo tiếng Latin là rectum intestinum (có nghĩa là đoạn ruột thẳng). Chức năng chính là lưu trữ chất thải và tham gia vào quá trình đào thải phân ra ngoài khỏi cơ thể qua đường đại tiện. 

Trực tràng thực chất là đoạn cuối của ruột già, nối giữa đại tràng và ống hậu môn. Khi nhìn nghiêng, trực tràng trông giống giống như dấu chấm hỏi, uốn cong theo mặt trước của xương cùng – cụt. 

Chiều dài của trực tràng khoảng 11 – 15cm, kích cỡ gần giống với đại tràng hình sigma ở đoạn đầu nhưng đoạn cuối giãn dần ra để tạo thành các bóng trực tràng.Cấu tạo của trực tràng có 5 lớp bao gồm:

  • Lớp niêm mạc. 
  • Lớp dưới niêm mạc. 
  • Lớp cơ vòm trong và lớp cơ dọc bên ngoài. 
  • Lớp dưới thanh mạc. 
  • Lớp thanh mạc.

Thống kê gần đây cho thấy, các bệnh lý liên quan đến trực tràng đang có xu hướng gia tăng và có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào, kể cả những người khỏe mạnh. Một số bệnh lý thường gặp ở trực tràng gồm:

  • Viêm loét trực tràng: Là tình trạng trực tràng bị tổn thương và viêm loét.
  • U trực tràng và polyp trực tràng: Trực tràng là bộ phận dễ xuất hiện các khối u và polyp nhưng thường lành tính. Tuy nhiên, các khối u và polyp trực tràng cũng có khả năng tiến triển thành u ác tính gây nguy hiểm.
  • Sa trực tràng: Bệnh lý này xảy ra khi toàn bộ hoặc một phần trực tràng bị sa ra ngoài qua lỗ hậu môn. 
  • Thủng trực tràng: Xảy ra khi có lỗ thủng trên trực tràng, bệnh nhân bị đau đột ngột từng cơn hoặc âm ỉ.
  • Bệnh Crohn: Đây là một dạng của bệnh viêm đường ruột (IBD)  với các triệu chứng như mệt mỏi, đau đớn, suy dinh dưỡng. Bệnh Crohn có thể gây biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
  • Ung thư trực tràng: Đây là bệnh lý nguy hiểm nhất ở trực tràng, phát triển từ tế bào bị đột biến ác tính. Ở giai đoạn đầu, ung thư trực tràng không có triệu chứng rõ ràng nên bệnh nhân thường phát hiện bệnh khi ở giai đoạn nặng gây khó khăn trong việc điều trị.
Hình ảnh vị trí của trực tràng trong hệ tiêu hóa.

II. Bệnh thủng trực tràng là gì?

Như vậy, thủng trực tràng là một trong các bệnh lý thường gặp ở trực tràng. Đây  là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều lỗ trên trực tràng, khiến phân và chất lỏng bên trong trực tràng bị rò rỉ ra ngoài. 

Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây hại dễ dàng xâm nhập vào khoang bụng. Tình trạng này dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm màng bụng, viêm phúc mạc hoặc hình thành áp-xe các cơ quan khác.

Thủng trực tràng là tình trạng xuất hiện một hoặc nhiều lỗ trên trực tràng, khiến phân và chất lỏng bên trong trực tràng bị rò rỉ ra ngoài.

III. Bệnh thủng trực tràng gây ra những triệu chứng gì? 

Các triệu chứng ban đầu của bệnh thủng trực tràng có thể bị nhầm lẫn với các bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa khác. Dưới đây là dấu hiệu khi bệnh khởi phát và tiến triển nặng.

1. Dấu hiệu khởi phát

Các dấu hiệu khởi phát của bệnh thủng dạ dày gồm:

  • Nôn.
  • Buồn nôn.
  • Đau tức vùng bụng dưới. 

2. Dấu hiệu tiến triển

Khi bệnh thủng dạ dày tiến triển nặng hơn, mức độ triệu chứng sẽ tăng lên và rõ ràng hơn như:

  • Đau bụng ở mức độ nặng cảm giác như bị dao đâm.
  • Ổ bụng căng cứng.
  • Cơn đau có thể lan rộng ra khắp vùng bụng.
  • Bí trung, đại tiện.
  • Đại tiện phân có thể kèm máu.
  • Sốt cao.
  • Sốc phản vệ.
  • Ớn lạnh.

Khi xuất hiện các dấu hiệu bị thủng trực tràng, bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời nếu không sẽ ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng.

Thủng trực tràng gây đau bụng, buồn nôn và nôn, căng tức bụng dưới…

IV. Những nguyên nhân nào gây bệnh thủng trực tràng? 

Nguyên nhân khiến trực tràng bị thủng có thể do sơ suất trong quá trình nội soi, tác động từ bên ngoài hoặc trực tràng có bệnh lý. Cụ thể:

1. Do bệnh lý ở trực tràng

Nguyên nhân gây bệnh thủng trực tràng đầu tiên phải kể đến đó là do trực tràng mắc bệnh lý. Cụ thể là do trực tràng bị xoắn, viêm loét kéo dài lâu ngày hoặc ung thư dạ dày.

2. Do sơ suất trong quá trình nội soi

Quá trình phẫu thuật nội soi có thể xảy ra chấn thương và dẫn đến bệnh thủng trực tràng.

3. Do xạ trị ung thư tử cung

Xạ trị giúp giảm các triệu chứng của bệnh ung thư tử cung như đau, khó thở , khó nuốt hoặc tắc ruột do ung thư tiến triển. Tuy nhiên, sau khi xạ trị ung thư tử cung, bệnh nhân có thể bị thủng đại tràng.

4. Do nuốt phải hóa chất 

Nuốt phải hóa chất hoặc chất ăn mòn như kiềm, axit không chỉ gây bỏng các mô đường tiêu hóa trên mà còn dẫn đến thủng dạ dày, thực quản và tá tràng.

5. Do tác động từ bên ngoài

Các tác động từ bên ngoài có thể gây thủng dạ dày như: dao hoặc vật sắc nhọn đâm chọc vào bụng.

Bên cạnh đó, còn có một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh thủng dạ dày gồm:

  • Chấn thương bụng.
  • Vết thương do đâm ở bụng.
  • Ung thư.
  • Thường xuyên dùng aspirin, steroid, thuốc chống viêm.
  • Phẫu thuật bụng.
  • Nuốt phải vật thể lạ.
  • Hút thuốc lá.
  • Uống nhiều bia, rượu. 
  • Căng thẳng, stress.
  • Ăn nhiều thức ăn cay.
Nguyên nhân khiến trực tràng bị thủng có thể do sơ suất trong quá trình nội soi, tác động từ bên ngoài hoặc trực tràng có bệnh lý.

V. Bệnh thủng trực tràng nguy hiểm như thế nào? Biến chứng

Thủng trực tràng là bệnh lý rất nguy hiểm cần cấp cứu và điều trị y tế ngay. Bệnh không chỉ gây chảy máu ồ ạt mà còn khiến phân và dịch ở trực tràng tràn ra gây viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết.

Viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết là hai biến chứng nguy hiểm của thủng trực tràng:

1. Viêm phúc mạc

Viêm phúc mạc là tình trạng thành bụng và các cơ quan trong bụng được phủ một lớp màng như lụa. Đây là hậu quả của bất kỳ sự vỡ (hay thủng) hoặc có thể là biến chứng của tình trạng bệnh lý khác.

Triệu chứng của viêm phúc mạc gồm: đau bụng, chướng bụng, sốt, nôn và buồn nôn, chán ăn, tiêu chảy, tiểu ít, khát nước, bí trung hoặc đại tiện, mệt mỏi… Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây nhiễm trùng ngoài khoang phúc mạc: 

  • Du khuẩn huyết: Vi khuẩn đi vào máu. 
  • Nhiễm trùng huyết (sepsis): Sepsis diễn biến rất nhanh, đe dọa tính mạng người bệnh.

Viêm phúc mạc là bệnh lý ngoại khoa có tỷ lệ tử vong cao. Bởi vì viêm phúc mạc là giai đoạn cuối cùng của tình trạng nhiễm khuẩn trong ổ bụng.

Biến chứng viêm phúc mạc do thủng trực tràng

2. Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết hay nhiễm khuẩn huyết là tình trạng toàn thân bị nhiễm trùng do vi khuẩn và độc tố của nó xâm nhập vào máu.

Khi bị nhiễm trùng huyết, bệnh nhân thường có các biểu hiện sau: thân nhiệt trên 38 độ C hoặc dưới 36 độ C; nhịp tim nhanh trên 90 nhịp/phút; nhịp thở nhanh trên 20 nhịp/phút. Trường hợp nhiễm trùng huyết nặng, lượng nước tiểu trung bình giảm mạnh, tâm lý không ổn định, số lượng tiểu cầu giảm, khó thở, loạn nhịp tim, sốc…

Nhiễm trùng huyết nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nặng và nguy hiểm về tuần hoàn, hô hấp, rối loạn đông máu, suy gan thận và các tạng khác. 

Ở mức độ nghiêm trọng, nhiễm trùng huyết có thể dẫn đến sốc nhiễm trùng và tử vong nếu bệnh nhân không được cấp cứu ngay. Theo thống kê, tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nhiễm trùng huyết là trên 30%, đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, người già và những người mắc bệnh lý mãn tính.

Biến chứng nhiễm trùng huyết do thủng trực tràng.

Viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết đều là các biến chứng nguy hiểm của thủng trực tràng, có thể dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu bệnh nhân không được cấp cứu kịp thời.

VI. Phương pháp chẩn đoán bệnh thủng trực tràng

Thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng được bác sĩ sử dụng trong chẩn đoán bệnh thủng trực tràng để cho kết quả chính xác. Cụ thể:

1. Chẩn đoán lâm sàng

Bác sĩ hỏi về triệu chứng bệnh nhân gặp phải, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh lý đồng thời thăm khám sức khỏe.

2. Chẩn đoán cận lâm sàng

Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm thăm khám cận lâm sàng dưới đây:

  • Xét nghiệm máu: Để tìm các dấu hiệu mất máu hoặc nhiễm trùng.
  • Chụp X-quang, siêu âm: Để chẩn đoán xem trực tràng có vết thủng hay không.
  • Chụp CT hoặc MRI tiêm thuốc cản quang: Giúp quan sát vết thủng ở trực tràng rõ ràng hơn.
  • Nội soi: Trong một số trường hợp, bệnh nhân cần thực hiện thủ thuật nội soi để xác định vị trí vết rách.
Bác sĩ thực hiện chẩn đoán cho bệnh nhân thủng trực tràng.

VII. Cách điều trị bệnh thủng trực tràng

Bệnh nhân bị thủng trực tràng cần phải được cấp cứu và điều trị trong thời gian sớm nhất để kiểm soát triệu chứng và giảm biến chứng. Tùy thuộc vào mức độ thủng trực tràng mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. 

1. Điều trị bằng thuốc

Trường hợp lỗ thủng mới khởi phát, nhỏ và  có thể tự đóng, bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định bằng một số loại thuốc phù hợp. Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý thay đổi loại thuốc, liều dùng hay thời gian uống thuốc.

2. Điều trị phẫu thuật

Tiên lượng phẫu thuật cấp cứu bệnh nhân thủng trực tràng thành công khá cao. Tuy nhiên, cần có sự chẩn đoán sớm vấn đề và chăm sóc y tế kịp thời.

Các phương pháp phẫu thuật thủng trực tràng phổ biến hiện nay gồm:

  • Phẫu thuật khâu lỗ thủng trực tràng: Nhằm mục tiêu đóng lỗ thủng và loại bỏ nguy cơ gây biến chứng viêm phúc mạc, nhiễm trùng huyết.
  • Có thể cắt bỏ một phần trực tràng: Bác sĩ có thể cắt bỏ trực tràng bị thủng đã bị bệnh từ trước đó sau đó nối lại.
Phẫu thuật điều trị thủng trực tràng.

VII. Giải pháp phòng tránh bệnh thủng trực tràng

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân đối, lối sống lành mạnh và vệ sinh cá nhân đúng cách là giải pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe trực tràng và phòng tránh bệnh ung thư trực tràng. 

1. Ăn uống và dinh dưỡng cân đối

Về chế độ ăn uống và dinh dưỡng, cần chú ý những điều sau:

  • Có chế độ ăn uống đa dạng và mạnh mạnh, nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, cá… 
  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày, nên uống nước lọc và các loại nước ép hoa quả, rau củ tươi.
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không để bụng quá đói hoặc ăn quá no.
  • Khi ăn cần ăn chậm và nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để giảm thiểu áp lực lên hệ tiêu hóa. 
  • Hạn chế tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều đường, đồ ăn nhanh, quá chua và cay nóng, thức ăn chiên rán nhiều dầu mỡ. Ví những thực phẩm này sẽ làm tăng nguy cơ viêm trực tràng, ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế uống rượu, bia, không hút thuốc lá hạn chế nguy cơ mắc viêm trực tràng và ung thư trực tràng.

2. Lối sống lành mạnh

Về lối sống sinh hoạt, để tăng cường sức khỏe cho đại tràng, cần thực hiện những điều sau: 

  • Tập luyện thể thao thường xuyên và đều đặn mỗi ngày giúp tăng cường tuần hoàn máu, cải thiện chức năng tiêu hóa và giảm nguy cơ táo bón.
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, giảm cân nếu thừa cân cũng giúp giảm nguy cơ mắc thủng trực tràng và các bệnh lý trực tràng khác.
  • Hạn chế dùng điện thoại khi đi vệ sinh vì khiến thời gian đi vệ sinh kéo dài gây áp lực lên trực tràng.
  • Không nên vận động mạnh, tập thể dục cường độ cao, đi nằm, đi ngủ hoặc  làm việc căng thẳng sau khi ăn.
  • Sắp xếp công việc hợp lý để hạn chế căng thẳng, stress.
  • Không thức quá khuya và làm việc quá sức liên tục trong thời gian dài.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các bệnh lý liên quan đến trực tràng để có cách điều trị kịp thời và dứt điểm.

3. Vệ sinh cá nhân đúng cách

Vệ sinh cá nhân đúng cách cũng giúp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh thủng trực tràng hiệu quả. Theo đó bạn nên: 

  • Đảm bảo hậu môn và vùng kín  luôn được vệ sinh sạch sẽ, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh để tránh nhiễm trùng.
  • Chọn mua và mặc quần áo bằng chất liệu cotton mềm mại và thoáng mát. Tránh mặc quần quá chật vì dễ gây cảm giác bí bách, khó chịu. 
Ăn uống khoa học, sinh hoạt lành mạnh kết hợp vệ sinh cá nhân đúng cách giúp phòng ngừa bệnh thủng trực tràng.

VIII. Giải đáp thắc mắc về bệnh thủng trực tràng 

Thủng trực tràng là bệnh lý nguy hiểm đe dọa tính mạng người bệnh nếu không cấp cứu và điều trị kịp thời. Do vậy khi không may mắc phải bệnh lý này, người bệnh có rất nhiều thắc mắc: 

1. Khi nào bệnh nhân thủng trực tràng cần phải gặp bác sĩ?

Bệnh nhân nên đến bệnh viện ngay lập tức khi nghi ngờ có dấu hiệu và triệu chứng bị thủng dạ dày. Tuyệt đối không nên chủ quan vì đây là tình trạng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng. 

Bệnh nhân điều trị sớm giúp giảm thời gian điều trị và tăng cơ hội phục hồi. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án phù hợp và hiệu quả.

2. Những ai dễ mắc bệnh thủng trực tràng?

Bệnh thủng dạ dày có thể xảy ra ở mọi đối tượng ở các độ tuổi khắc nhau và không phân biệt giới tính, sắc tộc. Tuy nhiên, một số người có nguy cơ bị thủng dạ dày cao hơn đó là: 

  • Người dùng thuốc giảm đau NSAID thường xuyên và kéo dài.
  • Người có tiền sử gia đình mắc bệnh loét dạ dày tá tràng.
  • Người nghiện thuốc lá.
  • Người uống nhiều bia, rượu. 
  • Người thường xuyên căng thẳng, stress.

3. Biến chứng có thể gặp khi bị thủng trực tràng?

Biến chứng có thể gặp khi bệnh thủng trực tràng không được điều trị kịp thời là viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết. Cả hai biến chứng này đều rất nguy hiểm, có thể gây tử vong nên người bệnh cần chủ động thăm khám và điều trị thủng dạ dày ngay khi nghi ngờ có triệu chứng.

4. Bệnh nhân thủng trực tràng nên ăn gì?

Bệnh nhân thủng trực trong trong quá trình điều trị bằng thuốc hoặc sau phẫu thuật nên ăn: 

  • Cháo loãng, súp ninh nhừ.
  • Các món ăn chứa nhiều vitamin B1, B12, axit folic, sắt: Ví dụ như cá, trứng, gia cầm, hải sản, gan động vật…
  • Bổ sung nhiều rau xanh và protein: Cá, rau xanh, thịt nạc, lòng đỏ trứng gà, đậu nành, vừng, táo tàu…
  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa, yến mạch, rau cần, cải thảo, bí đỏ, vịt, cà rốt, bầu, bắp cải…

5. Bị thủng trực tràng không nên ăn gì?

Bệnh nhân thủng trực tràng không nên ăn các thức ăn/thực phẩm như: đồ cay nóng; thực phẩm lên men (dưa muối, nước có ga, cà muối); đồ ăn quá giàu chất xơ; đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn; các chất kích thích như trà, cafe, thuốc lá, rượu, bia, nước ngọt có ga, nước soda; đồ ăn cứng, rắn khó tiêu; thực phẩm giàu chất béo, nhiều đường…

Bệnh thủng trực tràng là tình trạng nguy hiểm với biến chứng viêm phúc mạc và nhiễm trùng huyết có thể đe dọa tính mạng. Do đó, khi xuất hiện các triệu chứng đau bụng, bụng căng cứng, đại tiện ra máu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá
Bùi Thị Hoa

Tác giả:

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.