Bấm huyệt chữa đầy bụng/đầy hơi là phương pháp dùng bàn tay tác động đến các huyệt vị nhằm điều hòa khí huyết, giải phóng ứ trệ và tăng cường lưu thông giúp cải thiện tình trạng đầy bụng. Tuy nhiên, với bệnh nhân bị đầy bụng do bệnh lý thì cần kết hợp điều trị chuyên sâu.
Mục lục
- I – Bấm huyệt có chữa đầy bụng không?
- II – Chỉ định và chống chỉ định bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu
- III – Cách bấm huyệt chữa đầy hơi chướng bụng
- 1. Huyệt Túc tam lý
- 2. Huyệt Trung quản
- 3. Huyệt Nội quan
- 4. Huyệt Đản trung
- 5. Huyệt Hợp cốc
- 6. Huyệt Thái xung
- 7. Huyệt Tam âm giao
- 8. Huyệt Phong long
- 9. Huyệt Hạ quản
- 10. Huyệt Dương lăng tuyền
- 11. Huyệt Tỳ du
- 12. Huyệt Chương môn
- 13. Huyệt Toàn cơ
- 14. Huyệt Thượng quản
- 15. Huyệt Nội đình
- 16. Huyệt Vị du
- 17. Huyệt Công tôn
- IV – Lưu ý khi bấm huyệt trị đầy bụng
I – Bấm huyệt có chữa đầy bụng không?
Theo y học cổ truyền, đầy bụng khó tiêu thuộc chứng vị quản thống – nghĩa là do đau dạ dày. Chứng bệnh này phát sinh khí và huyết trong vị quản bị ứ trệ. Lúc này, các tác động của phương pháp bấm huyệt có thể điều hòa khí huyết và giải phóng khí đầy trệ bên trong.
Mặt khác, các động tác bấm huyệt còn kích thích hoạt động co bóp của dạ dày và nhu động ruột. Từ đó thúc đẩy hoạt động tiêu hóa, cải thiện các triệu chứng ở đường ruột như táo bón, tiêu chảy…
Bấm huyệt có chữa đầy bụng không?
Tuy nhiên, kỹ thuật bấm huyệt trị đầy hơi chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị. Vì vậy với các bệnh nhân bị đầy bụng do bệnh lý như trào ngược dạ dày thực quản, viêm dạ dày, viêm hang vị dạ dày thi cần đến gặp bác sĩ để thực hiện các biện pháp điều trị chuyên sâu khác.
II – Chỉ định và chống chỉ định bấm huyệt chữa đầy bụng khó tiêu
Không phải người bệnh nào cũng có thể áp dụng cách bấm huyệt chữa đầy hơi khó tiêu. Dưới đây là chỉ định và chống chỉ định của phương pháp này:
1. Chỉ định
Phương pháp bấm huyệt trị đầy bụng khó tiêu được chỉ định cho các trường hợp bị đầy bụng – khó tiêu không do nguyên nhân thực thể.
Bấm huyệt chữa đầy bụng được chỉ định cho các trường hợp bị đầy bụng – khó tiêu không do nguyên nhân thực thể.
2. Chống chỉ định
Phương pháp chữa đầy bụng bằng bấm huyệt chống chỉ định trong các trường hợp sau:
– Người có bệnh lý ngoài da tại vị trí cần bấm huyệt.
– Người mắc bệnh lý về huyết học như rối loạn đông máu.
– Bệnh nhân đang bị sốt cao.
– Người bệnh đang mắc các bệnh cấp tính cần phải cấp cứu.
– Trẻ em và phụ nữ có thai cần hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi bấm huyệt chữa đầy bụng.
III – Cách bấm huyệt chữa đầy hơi chướng bụng
Cách bấm huyệt trị đầy hơi thường sử dụng ngón tay cái có lực mạnh nhất để tác động sâu đến các huyệt vị. Một số huyệt vị khi tác động có khả năng cải thiện chứng đầy bụng gồm:
1. Huyệt Túc tam lý
– Vị trí: Nằm ở mặt ngoài đầu gối, dưới bánh xương chè khoảng 3 thốn.
– Tác dụng: Tác động vào huyệt Tam túc lý có khả năng chữa đầy hơi, chướng bụng, đau dạ dày, táo bón, nôn mửa…
2. Huyệt Trung quản
– Vị trí: Cách rốn khoảng 4 thốn đi thẳng lên và nằm giữa 2 bên bờ sườn.
– Tác dụng: Bấm huyệt Trung Quản có công dụng trị đầy hơi, ăn không tiêu, ợ chua, nôn mửa, tiêu chảy…
3. Huyệt Nội quan
– Vị trí: Huyệt vị này nằm ở mặt trong cổ tay, đo từ cổ tay lên 2 thốn.
– Tác dụng: Bên cạnh công dụng trị các triệu chứng do dạ dày, huyệt vị này còn trị say tàu xe và hồi hộp.
4. Huyệt Đản trung
– Vị trí: Huyệt nằm ở giữa bờ xương ức với đường ngang nối 2 đầu núm vú.
– Tác dụng: Trị đầy bụng, đau ngực, ít sữa, hen suyễn.
5. Huyệt Hợp cốc
– Vị trí: Nằm ở chỗ lõm giữa ngón tay trỏ và ngón tay cái.
– Tác dụng: Khu phong, thanh tiết phế khí, giải nhiệt, thông giáng trường vị.
6. Huyệt Thái xung
– Vị trí: Nằm giữa khe bàn chân ngón cái và ngón trỏ.
– Tác dụng: Ký huyết, tức can dương, bình can, chủ trị các chứng phù thũng, tiêu hóa.
7. Huyệt Tam âm giao
– Vị trí: Nằm ở mặt trong xương chày, từ đỉnh mắt cá nhân đo lên khoảng 3 thốn.
– Tác dụng: Chữa trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, liệt dương, suy nhược…
8. Huyệt Phong long
– Vị trí: Nằm trên đỉnh mắt cá chân ngoài, đo lên khoảng 8 thốn.
– Tác dụng: Chủ trị các chứng khó tiêu, suyễn, ho đờm, ngực trướng…
9. Huyệt Hạ quản
– Vị trí: Nằm cách rốn 2 thốn đo thẳng lên.
– Tác dụng: Tiêu khí trệ, trợ vận hóa trường vị, chủ trị các chứng cổ trướng, ăn không tiêu, đầy hơi, bụng đau, dạ dày đau.
10. Huyệt Dương lăng tuyền
– Vị trí: Nằm ở mặt ngoài bắp chân, chỗ lõm dưới đầu nhỏ của xương mác.
– Tác dụng: Trị nôn mửa, ợ chua và viêm túi mật.
11. Huyệt Tỳ du
– Vị trí: Nằm dưới gai sống lưng thứ 11, đo ngang khoảng 1.5 thốn.
– Tác dụng: Trị liệt cơ bụng, viêm loét dạ dày và tiêu chảy mãn tính.
12. Huyệt Chương môn
– Vị trí: Nằm ở đầu xương sườn thứ 11.
– Tác dụng: Chữa hông sườn đau tức, tiêu chảy, viêm gan và tiêu hóa kém.
13. Huyệt Toàn cơ
– Vị trí: Nằm ở giữa hai bờ của xương quai xanh.
– Tác dụng: Trị ho suyễn, đầy hơi, chướng bụng,…
14. Huyệt Thượng quản
– Vị trí: Huyệt nằm cách lỗ rốn 5 thốn đo thẳng lên.
– Tác dụng: Hóa đàm trọc, hóa thấp, lý tỳ vị, sơ khí,… chuyên chủ trị các chứng về dạ dày và tim.
Một số huyệt vị có tác dụng chữa đầy bụng, khó tiêu.
15. Huyệt Nội đình
– Vị trí: Nằm giữa ngón chân thứ 2 và thứ 3.
– Tác dụng: Chủ trị chứng ruột viêm, đau dạ dày, đầu đau…
16. Huyệt Vị du
– Vị trí: Nằm bên dưới gai đốt sống lưng thứ 12, đo ngang khoảng 1.5 thốn.
– Tác dụng: Chuyên điều trị các chứng viêm dạ dày, loét dạ dày, sa dạ dày, liệt cơ bụng và tiêu chảy mãn tính.
17. Huyệt Công tôn
– Vị trí: Nằm ở mặt trong bàn chân, nơi tiếp nối của thân và đầu xương ngón chân cái.
– Tác dụng: Điều trị viêm ruột, các chứng do dạ dày hư yếu.
IV – Lưu ý khi bấm huyệt trị đầy bụng
Cách chữa đầy bụng bằng bấm huyệt là phương pháp điều trị dựa trên cơ chế điều hòa khí huyết. Vì không sử dụng thuốc nên cách bấm huyệt chữa đầy bụng phù hợp với nhiều đối tượng và ít gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao và đảm bảo an toàn, bạn cần chú ý những điều sau:
– Xác định chính xác vị trí huyệt vị cần bấm. Tốt nhất không nên tự ý thực hiện, hãy liên hệ với bác y học cổ truyền để được hướng dẫn cụ thể.
Phương pháp bấm huyệt chữa đầy bụng cần phải thực hiện bởi bác sĩ y học cổ truyền.
– Không dùng lực quá mạnh khi bấm huyệt vì có thể gây bầm tím, đau nhức.
– Không nên bấm huyệt cho phụ nữ đang mang thai.
– Vệ sinh tay, cắt móng tay trước khi thực hiện bấm huyệt.
– Không bấm huyệt tại các vị trí bị nhiễm trùng, lở loét, đau sưng viêm.
– Bấm huyệt chữa đầy bụng chỉ mang lại hiệu quả tức thời và phù hợp với trường hợp bị rối loạn tiêu hóa và viêm dạ dày nhẹ.
– Với bệnh nhân bị đầy bụng do xuất huyết dạ dày hoặc ngộ độc thực phẩm thì nên đến bệnh viện ngay để được xử lý kịp thời.
– Người bệnh có thể tham khảo sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel nếu cách chữa đầy bụng bằng gừng không hiệu quả. Yumangel được dùng điều trị cho các trường hợp tăng tiết axit gây triệu chứng đầy bụng, khó tiêu, óng rát, ợ hơi, ợ chua…
Phương pháp bấm huyệt chữa đầy bụng cần được thực hiện bởi bác sĩ y cổ truyền nên người bệnh nếu không có chuyên môn thì không nên tự ý thực hiện tại nhà. Để phòng tránh đầy bụng, bạn nên xây dựng chế độ sinh hoạt và ăn uống khoa học, lành mạnh.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.