Làm sao để hết đau bao tử ngay lập tức? 20+ cách nên áp dụng ngay 

Khi bị đau bao tử, điều đầu tiên bạn muốn là làm sao để hết đau bao tử ngay lập tức. Một số biện pháp khắc phục tại nhà có thể giúp giải quyết cơn đau dạ dày nhanh như uống nước ấm, trà gừng, chườm ấm, hít thở sâu, massage bụng… Nếu những điều này không giúp ích, có thể dùng thuốc không kê đơn và thuốc theo toa.

Đau bao tử (đau dạ dày) là tình trạng đau hoặc nhức ở bất kỳ vị trí nào giữa ngực và háng. Cơn đau này có thể có cường độ khác nhau và ảnh hưởng đến các vùng khác nhau của bụng, chẳng hạn như: gan, ruột thừa, túi mật, tuyến tụy, ruột…

Đau bao tử  do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, phổ biến là do đầy hơi, khó tiêu, táo bón và tiêu chảy hoặc các bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn như cúm. Các nguyên nhân hiếm gặp hơn bao gồm: viêm phổi, nhồi máu cơ tim hoặc đau tim, thoát vị nghẹt,  viêm phúc mạc, nhiễm trùng niêm mạc dạ dày, tắc ruột,  viêm ruột thừa, viêm tụy, sỏi thận, u nang trứng…

Bài viết này của thuốc dạ dày chữ Y sẽ gợi ý các biện pháp giúp giảm cơn đau bao từ đơn giản và ngay lập tức tại nhà cho bệnh nhân đau dạ dày. 

I. Làm sao để hết đau bao tử ngay lập tức: Biện pháp tự nhiên 

Các biện pháp khắc phục tự nhiên tại nhà đặc biệt hữu ích nếu cơn đau dạ dày tấn công vào ban đêm, khi bạn vắng nhà hoặc không có sẵn thuốc OTC (thuốc không kê đơn). Chúng có thể làm dịu chứng đầy hơi, buồn nôn và đau bụng trong vài phút.

1. Uống nước ấm 

Khi bị đau dạ dày, điều đầu tiên bạn nên làm là uống một cốc nước, nước ấm thì càng tốt. Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày và bù nước là cách nhanh nhất để giải quyết vấn đề này. 

Đau dạ dày do mất nước (DROP) xảy ra khi đường tiêu hóa không có đủ chất lỏng. Cơ thể cần nước để tiêu hóa thức ăn. Ngay cả tình trạng mất nước nhẹ cũng có thể cản trở quá trình tiêu hóa, gây đau bụng, buồn nôn và táo bón.

Nếu bạn đau dạ dày do tiêu chảy, việc uống nước là quan trọng hơn hết. Tiêu chảy có thể gây mất nước và kéo dài cơn đau bụng. Khi buồn nôn, hãy uống từng ngụm nhỏ nước ở nhiệt độ phòng.

Trang medicalnewstoday.com cho hay, cơ thể cần nước để tiêu hóa và hấp thụ hiệu quả các chất dinh dưỡng từ thực phẩm và đồ uống. Mất nước khiến quá trình tiêu hóa trở nên khó khăn và kém hiệu quả hơn, làm tăng khả năng bị đau bụng. Ngoài ra, uống nước có thể giúp giảm chứng ợ nóng.

Học viện Dinh dưỡng và Ăn kiêng cho biết,  mặc dù nguyên tắc chung là uống 8 ly nước 8 ounce mỗi ngày, nhu cầu chất lỏng của một người có thể khác nhau. Mức độ hoạt động, độ cao, nhiệt độ khắc nghiệt, sức khỏe nói chung và kích thước đều có thể tạo ra sự khác biệt về nhu cầu chất lỏng.

Khoảng 20% ​​lượng chất lỏng của một người sẽ đến từ thực phẩm, phần còn lại đến từ đồ uống. Đối với hầu hết mọi người, con số phù hợp để hướng tới là khoảng 8 cốc nước trở lên mỗi ngày. Trẻ nhỏ cần ít nước hơn một chút so với người lớn.

Khi bị đau dạ dày, điều đầu tiên bạn nên làm là uống một cốc nước, nước ấm thì càng tốt.

Khi bị đau dạ dày, điều đầu tiên bạn nên làm là uống một cốc nước, nước ấm thì càng tốt.

2. Chườm ấm bụng

Chườm ấm bụng giúp giảm đau dạ dày bằng cách thư giãn các cơ bụng, khiến chúng lỏng ra và không co cứng. Đây là phương pháp điều trị đau dạ dày tại nhà phổ biến và hiệu quả được nhiều người áp dụng.

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, có thể giảm đau vùng chậu và khó chịu ở nhiệt độ từ 40 đến 45 độ C. Vì vậy, người bị đau dạ dày cần chú ý đến nhiệt độ nước khi chườm để tránh quá nóng gây bỏng da.

Nếu không có túi chườm ấm chuyên dụng, bạn có thể:

  • Đổ nóng vào chai hoặc nhúng khăn bông trong nước nóng rồi đắp hoặc chườm nhẹ nhàng lên vùng bụng trong khoảng 15-20 phút cho tới khi cơn đau thuyên giảm. 
  • Bạn cũng có thể tắm nước nóng hoặc ngâm mình trong bồn nước nóng cũng có thể mang lại hiệu quả giảm đau tương tự.

Khi chườm ấn, cần chú ý lăn cho đến khi bụng ấm thì bắt đầu massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ. Máu lưu thông đến dạ dày tốt hơn sẽ làm giảm các cơn co thắt ở dạ dày, cơn đau được xoa dịu và biến mất. 

3. Thực hiện động tác massage bụng

Massage bụng khi bị đau dạ dày đã được phổ biến trong dân gian từ xa xưa và được áp dụng như một phương pháp vật lý trị liệu để giảm đau dạ dày một cách tự nhiên. 

Nếu biết thao tác đúng sẽ có tác dụng làm dịu và giảm đau, co thắt, kích ứng quá mức ở vùng dạ dày. Không những vậy, massage bụng còn làm tăng tuần hoàn máu và cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. 

Cách xoa bụng để giảm đau bao tử đúng cách như sau:

  • Bước 1: Nhỏ vài giọt dầu nóng vào lòng bàn tay, xoa đều hai lòng bàn tay cho nóng dần. 
  • Bước 2: Đặt tay lên vùng bụng, xoa theo chiều trái phải, từ trên xuống. Thời gian thực hiện liên tục trong 10 – 15 phút để vùng bụng ấm dần. 

Lưu ý: Nên thực hiện xoa bụng giảm đau bao tử sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Không nên xoa bụng khi vừa ăn xong vì rất dễ dàng khiến bụng càng đau hơn. 

Chườm ấm bụng giúp giảm đau dạ dày bằng cách thư giãn các cơ bụng, khiến chúng lỏng ra và không co cứng. 

Chườm ấm bụng giúp giảm đau dạ dày bằng cách thư giãn các cơ bụng, khiến chúng lỏng ra và không co cứng.

4. Dùng gừng

Trang verywellhealth.com co biết, gừng (Zingiber officinale ) đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để điều trị chứng khó chịu ở dạ dày, buồn nôn và nôn.

Gừng có sẵn dưới dạng chiết xuất, cồn thuốc, viên ngậm, chất bổ sung và trà, nhưng cũng có thể được sử dụng ở dạng tươi để làm giảm các triệu chứng tiêu hóa. 

Các tác dụng phụ như ợ nóng hoặc tiêu chảy khi dùng gừng có thể xảy ra nhưng thường nhẹ. Gừng an toàn nhưng cũng có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và dễ bị bầm tím nếu bạn dùng thuốc chống đông máu (thuốc làm loãng máu) như warfarin. 

Theo medicalnewstoday.com, những người bị đau dạ dày có thể thử thêm gừng vào thức ăn hoặc uống như trà. Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và là phương thuốc tự nhiên chữa đau dạ dày, làm dịu cơn buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Nghiên cứu cũng cho thấy, gừng có thể giúp giảm buồn nôn ở những người đang mang thai. Tuy nhiên, liều lượng gừng lớn hơn có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu và khó chịu ở bụng.

Nhiều sản phẩm khác nhau có chứa gừng được bán trên thị trường và có thể giúp kiểm soát cơn cơn đau dạ dày và  buồn nôn như trà gừng, kẹo gừng và thực phẩm bổ sung gừng.

Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và là phương thuốc tự nhiên chữa đau dạ dày, làm dịu cơn buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

Gừng có đặc tính chống viêm tự nhiên và là phương thuốc tự nhiên chữa đau dạ dày, làm dịu cơn buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

5. Trà hoa cúc

Trà hoa cúc một loại đồ uống có nguồn gốc từ thảo dược hoa cúc, có thể hữu ích trong việc điều trị chứng đau dạ dày. Hai loài hoa cúc có tên Matricaria recutita và  Anthemis nobilis thường được sử dụng trong điều trị đau dạ dày.

Hoa cúc có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm bớt các tình trạng như viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và hội chứng ruột kích thích (IBS) được đặc trưng bởi tình trạng viêm. 

Hoa cúc cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật được gọi là polyphenol được cho là có tác dụng thư giãn hệ tiêu hóa, giảm bớt các triệu chứng như khó tiêu, đau bụng kinh và nôn mửa. 

Hoa cúc có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm bớt cơn đau do như viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản… 

Hoa cúc có đặc tính chống viêm có thể giúp giảm bớt cơn đau do như viêm dạ dày, viêm dạ dày ruột, trào ngược dạ dày thực quản…

6. Cam thảo

Rễ cam thảo có thể giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày. Người bị đau bụng có thể thử uống trà rễ cam thảo vài lần mỗi ngày cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, rễ cam thảo ngăn ngừa và điều trị vết loét. Nó thực hiện điều này bằng cách tăng sản xuất chất nhầy trong dạ dày, làm dịu niêm mạc dạ dày. Cam thảo cũng làm tăng lượng máu cung cấp cho dạ dày, thúc đẩy quá trình chữa lành.

Cam thảo cũng ngăn ngừa vết loét hình thành ngay từ đầu bằng cách ức chế sản xuất gastrin trong cơ thể. Gastrin là một loại hormone kích thích sản xuất axit dạ dày, có thể dẫn đến hình thành vết loét.

  • Cách pha trà cam thảo: Trà rễ cam thảo được bán rộng rãi trên mạng nhưng bạn có thể tự làm tại nhà bằng cách trộn 1 hoặc 2 thìa cà phê bột rễ cam thảo với nước sôi. Hoặc cho rễ cam thảo thái lát mỏng vào hãm với nước sôi trong 5-10 phút rồi uống nước khi còn ấm.
  • Lưu ý: Cam thảo có thể gây ra tác dụng phụ, chẳng hạn như tăng huyết áp và giảm nồng độ kali. Điều này có thể đặc biệt nguy hiểm đối với những người bị huyết áp cao hoặc bệnh thận hoặc tim.
Rễ cam thảo có thể giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày. 

Rễ cam thảo có thể giúp giảm các triệu chứng tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày.

7. Bạc hà 

Bạc hà chứa các hợp chất hoạt tính menthol và methyl salicylate – cả hai đều có tác dụng chống co thắt, làm dịu cơn đau dạ dày, buồn nôn và chuột rút. 

Dầu bạc hà pha loãng trong nước đôi khi được sử dụng để điều trị chứng khó chịu ở dạ dày do hội chứng ruột kích thích (IBS), cúm dạ dày và dị ứng thực phẩm. Trà bạc hà làm từ thảo mộc bạc hà tươi hoặc khô cũng có tác dụng tương tự. 

Bạc hà cũng giúp dịch tiêu hóa, gọi là mật, di chuyển dễ dàng qua đường tiêu hóa, giúp thức ăn được phân hủy nhanh hơn. Điều này có thể giúp ích cho những người bị táo bón nhiều (IBS-C) gây đau dạ dày.

Khi cơn đau dạ dày xuất hiện, bạn có thể pha trà bạc hà uống theo hướng dẫn sau:

  • Chuẩn bị: 10g lá bạc hà tươi hoặc 5g lá bạc hà khô.
  • Thực hiện: Rửa sạch bạc hà rồi cho vào trong ấm. Đổ nước sôi hãm trong khoảng 5-10 phút rồi uống khi nước còn ấm. Khi uống, bạn có thể cho thêm chút mật ong để tăng hương vị và hiệu quả.
Bạc hà chứa các hợp chất hoạt tính menthol và methyl salicylate - cả hai đều có tác dụng chống co thắt, làm dịu cơn đau dạ dày

Bạc hà chứa các hợp chất hoạt tính menthol và methyl salicylate – cả hai đều có tác dụng chống co thắt, làm dịu cơn đau dạ dày

8. Giấm táo

Có một số bằng chứng cho thấy giấm táo có thể giúp giảm đau dạ dày liên quan đến viêm dạ dày mãn tính. Giấm táo cũng chứa men vi sinh có thể giúp bình thường hóa môi trường vi khuẩn trong dạ dày và giảm đầy hơi, đau dạ dày và trào ngược do nhiễm H. pylori (HP). 

Người bị đau dạ dày có thể pha loãng giấm táo với nước ấm theo tỉ lệ 2:1 và uống. Giấm táo cần được pha loãng với nước để tránh làm tăng độ axit của dạ dày và làm cho các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản và loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn. 

Giấm táo chứa men vi sinh có thể giúp bình thường hóa môi trường vi khuẩn trong dạ dày và giảm đầy hơi, đau dạ dày

Giấm táo chứa men vi sinh có thể giúp bình thường hóa môi trường vi khuẩn trong dạ dày và giảm đầy hơi, đau dạ dày

9. Húng quế

Húng quế có chứa các chất có thể làm giảm khí,  lá của nó cũng chứa hàm lượng axit linoleic cao, có đặc tính chống viêm. Vì vậy, nếu đang không biết làm thế nào để giảm đau bao tử ngay lập tức, bạn hãy sử dụng húng quế.

  • Chuẩn bị: 10g húng quế tươi.
  • Thực hiện: Rửa sạch húng quế rồi cho vào đun sôi trong 300ml nước. Đun trong khoảng 3-5 phút để các dưỡng chất trong húng quế tiết hết ra. Uống nước khi còn ấm, cơn đau bao tử sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Húng quế có đặc tính chống viêm nên giúp có thể làm thuyên giảm cơn  đau bao tử nhanh chóng.

Húng quế có đặc tính chống viêm nên giúp có thể làm thuyên giảm cơn  đau bao tử nhanh chóng.

10. Baking soda

Một số chuyên gia chăm sóc sức khỏe cho rằng, baking soda có thể giúp giảm chứng ợ nóng và khó tiêu bằng cách giảm độ axit trong dạ dày. 

Khi được sử dụng cho mục đích này, nó được cho là thuộc nhóm thuốc gọi là thuốc kháng axit. Baking soda có thể được sử dụng để điều trị các triệu chứng loét dạ dày hoặc tá tràng.

Baking soda hay natri bicarbonate, là thành phần chính trong nhiều loại thuốc kháng axit không kê đơn. Bạn có thể pha baking soda theo hướng dẫn sau để làm dịu dạ dày:

  • Chuẩn bị: 1/2 thìa cà phê baking soda, 250ml nước ấm.
  • Thực hiện: Cho baking soda vào cốc nước ấm. Sau đó khuấy đều và uống ngay khi nước còn ấm.

Mặc dù phương pháp điều trị tại nhà này có thể giúp giảm đau bao tử nhưng baking soda có mùi vị không hề dễ chịu. Ngoài ra, tiêu thụ quá nhiều baking soda có thể dẫn đến: thở nông hoặc chậm, co giật cơ bắp, tiêu chảy, nôn mửa, cáu gắt. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên lạm dụng baking soda khi chữa đau bao tử. 

Baking soda có thể giúp giảm chứng ợ nóng và khó tiêu bằng cách giảm độ axit trong dạ dày. 

Baking soda có thể giúp giảm chứng ợ nóng và khó tiêu bằng cách giảm độ axit trong dạ dày.

11. Thực phẩm chống viêm, giảm đau 

Người bệnh đau dạ dày cũng có thể cải thiện cơn đau bằng những thực phẩm sau:

– Thực phẩm giàu Probiotic: Nếu bạn bị đau bao tử do tiêu chảy, hãy thử dùng sữa chua, kefir hoặc thực phẩm bổ sung giàu probiotic. Nghiên cứu cho thấy, men vi sinh có thể giúp ngăn chặn bệnh tiêu chảy do kháng sinh, nhiễm trùng, hội chứng ruột kích thích và các tình trạng khác. Probiotic là vi khuẩn có lợi được tìm thấy tự nhiên trong đường tiêu hóa. Tiêu chảy, đầy hơi và chướng bụng có thể xảy ra khi hệ vi sinh vật đường ruột mất cân bằng. Ăn thực phẩm giàu men vi sinh hoặc bổ sung men vi sinh có thể giúp khôi phục lại sự cân bằng và giảm bớt cơn đau bao tử.

– Bánh mì: Có lượng lớn bicarbonate, có khả năng trung hòa axit dạ dày, niêm mạc dạ dày ít bị tổn thương là giải pháp tạm thời để giảm đau dạ dày hiệu quả.

– Nước dừa: Chứa kali và magie giúp thanh nhiệt và giảm đau bụng. Ngoài ra, nước dừa còn có đặc tính chống viêm, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Tuy nhiên, người bệnh không nên uống quá nhiều nước dừa vì có thể gây ra tác dụng phụ như khó tiêu, lạnh bụng. 

– Chuối: Một loại thuốc kháng axit tự nhiên trong chuối có thể giúp làm dịu cơn đau dạ dày bằng cách trung hòa axit dạ dày và giảm viêm. Chuối cũng chứa kali, có thể giúp thay thế chất điện giải bị mất do nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Gạo: Gạo chứa 1 loại carbohydrate đơn giản, dễ tiêu hóa có thể giúp giải quyết cơn đau dạ dày. Nó có thể giúp hấp thụ axit dạ dày dư thừa và làm dịu niêm mạc dạ dày.

– Thực phẩm khác: Quả việt quất, bí, anh đào, ớt chuông, cà chua, cá nước lạnh có nhiều axit béo omega-3 , đậu, rau lá xanh và hạnh nhân đều có khả năng chống viêm, cải thiện sức khỏe tổng thể. 

Người bị đau dạ dày nên tiêu thụ thực phẩm có khả năng chống viêm, giảm đau.

Người bị đau dạ dày nên tiêu thụ thực phẩm có khả năng chống viêm, giảm đau.

12. Hít thở sâu

Các bài tập thở sâu cũng có thể hữu ích để giảm đau bao tử và đau bụng. Bài tập thở cơ hoành liên quan đến việc mở rộng bụng thay vì ngực khi hít vào .

Cơ hoành là một cơ lớn hình vòm nằm bên dưới phổi. Khi bạn tập trung thở vào cơ hoành, cơ sẽ cọ sát vào đường tiêu hóa và xoa bóp ruột và dạ dày.

Thở bằng cơ hoành cũng kích hoạt phản ứng thư giãn của hệ thần kinh đối giao cảm, làm dịu đường tiêu hóa. Điều này giúp giảm đau bụng, đầy hơi, táo bón và khẩn cấp. 

Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tập thở bằng cơ hoành giúp nhanh chóng giảm đau dạ dày:

  • Bước 1: Đặt một tay lên ngực và tay kia lên bụng.
  • Bước 2: Hít vào qua mũi đếm đến bốn, cảm thấy bụng căng lên.
  • Bước 3: Nín thở đếm đến hai.
  • Bước 4: Từ từ thở ra bằng miệng trong vòng đếm đến sáu.
  • Bước 5: Lặp lại trong vài phút. 
Các bài tập thở sâu cũng có thể hữu ích để giảm đau bao tử và đau bụng.

Các bài tập thở sâu cũng có thể hữu ích để giảm đau bao tử và đau bụng.

II. Làm sao để hết đau bao tử ngay lập tức: Dùng thuốc OTC

Nếu các biện pháp chữa đau bao tử tự nhiên tại nhà ở trên không có tác dụng, thuốc OTC (Over The Counter) – thuốc không cần đơn có thể giúp giảm đau dạ dày và đau bụng nhanh chóng. 

Thuốc OTC là những loại thuốc có thể mua, bán không cần đơn của bác sĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn vẫn nên tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Tùy thuộc vào triệu chứng và nguyên nhân mà bạn có thể dùng loại thuốc OTC dưới đây:

1. Đau bao tử do đầy bụng và đầy hơi

Dùng Simethicone, được tìm thấy trong Gas-X, Maalox và Mylanta, giúp điều trị đau bụng, áp lực và đầy hơi. 

2. Đau do viêm dạ dày ruột do virus

Dùng Pepto-Bismol hoặc Kaopectate. Những loại thuốc OTC này có chứa thành phần hoạt chất bismuth subsalicylate, có thể làm giảm tiêu chảy, buồn nôn và nôn do cúm dạ dày. 

3. Đau bao tử do trào ngược dạ dày thực quản (GERD) 

GERD có thể gây đau dạ dày và cảm giác nóng rát (ợ chua). Lúc này thuốc kháng axit hoặc thuốc giảm axit như Pepcid AC hoặc Zantac 75 có thể giúp ích.

4. Đau bao tử do táo bón

Thuốc nhuận tràng OTC hoạt động theo nhiều cách khác nhau để giảm táo bón:

  • Sữa magie (magiê hydroxit), thuốc nhuận tràng bằng nước muối, có tác dụng nhanh nhất và có thể tạo ra nhu động ruột trong vòng 30 phút đến sáu giờ. 
  • Thuốc nhuận tràng kích thích, như Dulcolax (bisacodyl), Ex-Lax (sennosides) và Senokot (senna glycoside), mất từ ​​​​12 đến 24 giờ để phát huy tác dụng. 
  • Miralax (polyethylene glycol 3350), thuốc nhuận tràng thẩm thấu hút nước vào ruột, có thể mất đến ba ngày để tạo ra nhu động ruột. 

5. Đau dạ dày do tiêu chảy

Các loại thuốc OTC giúp giảm tiêu chảy bao gồm Imodium (loperamid) và Pepto-Bismol hoặc Kaopectate (bismuth subsalicylate). 

Thuốc giảm đau, chẳng hạn như Paracetamol và Ibuprofen, có thể giúp giảm đau bụng và chuột rút do một số tình trạng gây ra. Nó có thể được kết hợp với thuốc chống chuột rút.

6. Uống Yumangel 

Khi cơn đau dạ dày đột ngột xuất hiện, người bệnh có thể uống ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Almagate – thành phần chính trong thuốc có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. 

Thuốc Yumangel được bào chế ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại. Sản phẩm dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. 

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút. 

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel giúp giảm nhanh cơn đau dạ dày chỉ sau 5-10 phút.

III. Một số biện pháp khác giúp hỗ trợ giảm cơn đau bao tử nhanh 

Để hỗ trợ làm giảm cơn đau bao tử nhanh chóng và hiệu quả quả hơn, người bệnh nên kết hợp một số biện pháp dưới đây:

1. Nghỉ ngơi

Đôi khi, khi dạ dày khó chịu, điều tốt nhất bạn có thể làm là nghỉ ngơi. Tránh bất kỳ hoạt động nào có thể làm nặng thêm tình trạng dạ dày của bạn, chẳng hạn như ăn thức ăn cay hoặc béo và cho cơ thể bạn thời gian cần thiết để chữa lành.

2. Thói quen ăn uống 

Nhai thức ăn chậm, không nói chuyện trong khi ăn để tránh tăng áp lực lên dạ dày. Đảm bảo thức ăn được nấu chín kỹ, không nằm  hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn.

3. Chế độ ăn BRAT

Chế độ ăn kiêng BRAT là viết tắt của chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng (Bananas, Rice, Applesauce and Toast). Khi bị đau dạ dày do tiêu chảy, các bác sĩ có thể khuyến nghị chế độ ăn này để cải thiện tình trạng.

Vì những thực phẩm trong chế độ ăn  BRAT có vị nhạt nên không chứa các chất gây kích ứng dạ dày, cổ họng hoặc ruột. Do đó, chế độ ăn kiêng này có thể làm dịu sự kích ứng mô do axit trong chất nôn gây ra.

Nhiều loại thực phẩm trong chế độ ăn BRAT cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như kali và magie, và có thể thay thế những thực phẩm mà người bệnh bị mất do tiêu chảy và nôn mửa.

Chế độ ăn BRAT có thể giúp làm cứng phân, giảm tiêu chảy và mất nước. Điều này có thể giúp giảm co thắt dạ dày do phân lỏng. Tuy nhiên, chế độ ăn kiêng này có thể không phù hợp lâu dài vì mọi người có thể không tiêu thụ hết các chất dinh dưỡng cần thiết thông qua thực phẩm trong chế độ ăn kiêng này.

4. Tránh những thực phẩm khó tiêu

Tránh các thực phẩm khó tiêu hóa có thể giúp làm dịu dạ dày và giảm bớt sự khó chịu và đau đớn. Những thực phẩm sau có thể làm tăng nguy cơ khó tiêu như: 

  • Thực phẩm béo hoặc có tính axit.
  • Sản phẩm lúa mì.
  • Trái cây và nước ép trái cây như dưa hấu.
  • Thức ăn cay nóng.
  • Đồ ăn nhiều dầu mỡ.
  • Thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp. 

5. Tập thở đều đặn 

Căng thẳng trong thời gian dài cũng có thể là nguyên nhân gây đau dạ dày. Trong trường hợp đau bao tử do căng thẳng, người bệnh có thể thực hiện động tác hít thở đều đặn tác dụng thư giãn hệ thần kinh, giúp tâm trạng dễ chịu hơn. 

Ngoài ra, tập thở đều đặn còn giúp giảm tiết dịch vị trong dạ dày, giảm các cơn co thắt và giải phóng Endorphin – chất dẫn truyền thần kinh tạo cảm xúc tích cực, giảm đau hiệu quả mà không cần dùng thuốc. Khi thở đều, quá trình lưu thông máu đến dạ dày cũng được lưu thông và cải thiện đáng kể. 

Để tập thở đều đặn giảm đau bao tử đúng cách, người bệnh cần:

  • Bước 1: Nằm ngửa trên sàn hoặc trên giường. Toàn bộ cơ thể phải được thư giãn, hai tay đặt lên bụng. 
  • Bước 2: Hít thở sâu qua mũi cho đến khi bụng căng ra để lấp đầy không khí vào phổi. 
  • Bước 3: Từ từ thở ra bằng miệng, hóp vào bụng. Lặp lại động tác này 3-5 lần và thực hiện ít nhất 2 lần một ngày. Mỗi khi bị đau bụng có thể áp dụng phương pháp trên.

6. Tập thể dục

Tập thể dục có thể giúp giảm đau bao tử, tùy thuộc vào nguyên nhân. Đi bộ hỗ trợ tiêu hóa, thúc đẩy nhu động ruột và giúp giảm táo bón và khí bị mắc kẹt. Đạp xe và bơi lội cũng mang lại lợi ích tương tự. 

Kéo giãn, tập yoga  hoặc thái cực quyền cũng có thể làm dịu cơn đau và khó chịu ở bụng. Những động tác đưa đầu gối của bạn đến gần ngực hơn rất hữu ích trong việc giảm bớt chứng chuột rút và đau bụng.

Tập thể dục có thể giúp giảm đau bao tử. 

Tập thể dục có thể giúp giảm đau bao tử.

IV. Khi nào đau bao tử cần gặp bác sĩ để thăm khám? 

Nếu cơn đau dạ dày của bạn đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời:

  • Cơn đau bao tử không thuyên giảm hoặc nghiêm trọng hơn dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà ở trên.
  • Buồn nôn và nôn trong vài ngày.
  • Đi ngoài phân có máu.
  • Khó thở.
  • Đau bụng dữ dội khi chạm vào.
  • Cơn đau kéo dài vài ngày và nghiêm trọng hơn.
  • Có dấu hiệu mất nước: chóng mặt, giảm lượng nước tiểu.

Bất kỳ triệu chứng nào kể trên đều có thể báo hiệu điều gì đó không ổn, chẳng hạn như nhiễm trùng hoặc bệnh tật cần được chăm sóc y tế ngay. Vì vậy, bạn tuyệt đối không nên chủ quan!

Đau dạ dày là một căn bệnh khó chịu và phiền toái. Thông thường, bạn có thể tự điều trị cơn đau dạ dày bằng nhiều biện pháp khắc phục tại nhà. Có rất nhiều gợi ý cho thắc mắc làm sao để hết đau bao tử ngay lập tức, chẳng hạn như chườm ấn, massage bụng, uống các loại trà thảo dược… Nếu các biện pháp tự nhiên không mang lại hiệu quả, thuốc OTC thường có thể giúp giảm đau bụng khá nhanh.

Trường hợp cơn đau không thuyên giảm khi đã điều trị tại nhà hoặc cơn đau dạ dày đi kèm với phân có máu, hãy đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời, nhằm loại trừ bất kỳ tình trạng nghiêm trọng hoặc nguy cơ tiềm ẩn nào.

Nếu cần được tư vấn thêm các vấn đề liên quan đến sức khỏe và bệnh lý dạ dày, bạn có thể liên hệ với dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800 1125 (miễn phí cước)  hoặc bình luận ở ngay bên dưới để được dược sĩ giải đáp trực tiếp nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.nhs.uk/medicines/peppermint-oil/#:~:text=Peppermint%20oil%20is%20a%20type,the%20bowel%20wall%20to%20relax.

https://www.medicinenet.com/how_do_you_get_rid_of_a_stomach_ache_in_5_minutes/article.htm

https://www.vinmec.com/vi/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/how-to-relieve-stomach-pain-without-medicine/

https://www.verywellhealth.com/how-to-soothe-a-stomach-ache-5218292

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322047#prevention

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *