Thay vì sử dụng thuốc Tây y tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, nhiều bệnh nhân đau dạ dày lại lựa chọn các loại lá cây chữa đau dạ dày để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Tham khảo ngay 15 loại lá cây chữa đau dạ dày hiệu quả nhất được Thuốc dạ dày chữ Y chia sẻ dưới đây nhé.
Mục lục
I. Tổng quan về bệnh đau dạ dày
Đau dạ dày là tình trạng bên trong dạ dày xuất hiện các tổn thương, niêm mạc dạ dày bị viêm, loét gây đau đớn cho người bệnh. Một số triệu chứng nhận biết bệnh như: đau thượng vị; ăn uống kém; ợ hơi, ợ chua, ợ nóng; cảm giác buồn nôn, nôn; chảy máu tiêu hóa…
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày gồm: Nhiễm khuẩn HP; hút thuốc lá; sử dụng quá nhiều đồ uống kích thích, rượu bia, cà phê; chế độ ăn uống thiếu khoa học (ăn quá no, ăn đêm, ăn nhiều thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, bỏ bữa, nhai nuốt thức ăn nhanh); căng thẳng kéo dài; tác dụng phụ của thuốc giảm đau không kháng sinh, thuốc điều trị ung thư…
Bệnh nhân đau dạ dày ở giai đoạn cấp tính, nếu phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi chỉ sau vài tuần. Tuy nhiên, đau dạ dày ở giai đoạn mãn tính có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của bệnh nhân như: xuất huyết dạ dày, hẹp môn vị, thủng dạ dày, ung thư dạ dày.
II. Có nên nên dùng lá cây chữa đau dạ dày?
Ngay cả khi có cách điều trị bệnh bằng thuốc Tây thì nhiều người vẫn tin dùng lá cây chữa bệnh đau dạ dày. Lý do là vì các loại lá cây thuốc trong dân gian có tính an toàn cao, phù hợp để dùng lâu dài không lo tác dụng phụ.
Hiệu quả chữa bệnh đau dạ dày của các loại lá trong các bài thuốc dân gian cũng đã được ông cha kiểm chứng từ xa xưa. Thậm chí, y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và chiết xuất các thành phần quý từ những loại thảo dược để sản xuất ra các loại thuốc chữa đau dạ dày.
Bên cạnh hiệu quả điều trị bệnh, các loại lá thuốc còn giúp tiết kiệm chi phí vì giá thành rẻ hơn so với điều trị bằng thuốc Tây. Thậm chí, một số loại lá cây dùng trong điều trị đau dạ dày người bệnh có thể tự trồng hoặc tự kiếm trong tự nhiên mà không cần phải mua. Ngay cả khi phải mua thì lá cây dùng trong chữa đau dạ dày cũng có giá thành rất rẻ.
III. 15 loại lá cây chữa đau dạ dày hiệu quả được dân gian sử dụng
Hầu hết bệnh nhân đau dạ dày đều muốn hạn chế dùng thuốc Tây y nên thường tìm đến các loại cây thuốc tự nhiên lành tính và an toàn để chữa đau dạ dày. Dưới đây là 15 loại lá cây chữa đau dạ dày hiệu quả được dân gian sử dụng:
1. Lá nhọ nồi
Theo Đông y, lá nhọ nồi có tác dụng tiêu độc, cầm máu, tăng cường chức năng gan, thận và chữa đau dạ dày.
Nghiên cứu của y học hiện đại cũng chỉ rằng, các hoạt chất và vitamin trong lá nhọ nồi như: vitamin K, Tanin, Carotene, Flavonozit và Ecliptin có khả năng trung hòa axit, bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi axit dạ dày và vi khuẩn gây hại. Nhờ vậy, lá nhọ nồi giúp hỗ trợ cải thiện đáng kể triệu chứng khó chịu của bệnh đau dạ dày như: ợ chua, ợ hơi, buồn nôn…
Người bệnh đau dạ dày có thể lựa chọn 1 trong 2 cách dùng lá nhọ nồi dưới đây:
- Cách 1: Ngâm và rửa thật sạch 1 nắm lá nhọ nồi rồi cho vào giã nát lấy nước cốt. Uống trực tiếp hoặc pha với chút nước ấm.
- Cách 2: Kết hợp lá nhọ nồi với một số thảo dược khác như bạch cập, cam thảo và táo. Cho các thảo dược vào sắc với 1 lít nước trên lửa nhỏ. Khi nước còn khoảng 300ml là được. Chia nước thuốc làm 2 lần uống hết trong ngày, nên uống sau ăn khoảng 10 phút.
2. Lá bàng
Đông y sử dụng lá trong các bài thuốc chữa bệnh đau dạ dày. Lý do là vì lá bàng chứa nhiều hoạt chất tanin, flavonoid và saponin có thể làm lành vết thương, trung hòa axit dư thừa trong dạ dày.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá bàng non.
- Thực hiện: Rửa sạch lá bàng rồi cho vào đun với 2 lít nước. Nước sôi bạn văn nhỏ lửa đun trong 10 phút.
- Cách uống: Lọc lấy nước lá bàng uống hết trong ngày. Nên kiên trì uống trong 1 tháng.
3. Lá mơ
Công dụng của lá mơ trong y học cổ truyền là mát gan, thanh nhiệt, loại bỏ độc tố và sát khuẩn. Vì vậy lá mơ thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau dạ dày.
- Cách 1: Rửa sạch và ngâm 20 lá mơ trong nước muối loãng. Bạn có thể để ăn sống hoặc đem giã nát, chắt lấy nước cốt để uống. Thực hiện 1 lần/ngày, nên uống khi bụng đói.
- Cách 2: Thái sợi mỏng của 30 lá mơ để chiên hoặc hấp cùng với 1-2 quả trứng gà. Nên ăn 3 lần/tuần, không nên ăn nhiều và liên tục trong thời gian dài.
4. Lá đu đủ
Hoạt chất papain có khả năng kích thích tiêu hóa nhưng không làm tăng tiết dịch vị dạ dày. Mặt khác, lá đu đủ còn có công dụng kháng viêm, chống khuẩn nên bệnh nhân đau dạ dày sử dụng giúp thuyên giảm các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, chướng bụng.
- Chuẩn bị: 2 lá đu đủ tươi.
- Thực hiện: Lá đu đủ tươi sau khi rửa sạch bạn đem thái nhỏ. Sau đó cho lá đu đủ vào nồi đun với 1 lít nước. Đun sôi nhỏ lửa trong 5 phút là được.
- Cách uống: Chia lượng nước lá đu đủ thu được làm 2-3 lần uống hết trong ngày.
6. Lá khôi tía
Hoạt chất Tanin và Glycosid trong lá khôi tía có tác dụng kháng viêm, chữa lành vết sẹo, vết và hạn chế gia tăng acid dư thừa trong dạ dày. Từ đó, giúp giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng và đau rát vùng thượng vị do bệnh đau dạ dày gây ra.
- Cách 1: Rửa sạch khoảng 100g lá khôi tía sau đó cho vào đun cùng 1 lít nước để lấy nước uống hàng ngày.
- Cách 2: Kết hợp 80g lá khôi tía với 40g bồ công anh và 12g khổ sâm. Cho vào ấm sắc cùng 2 lít nước để lấy nước uống hàng ngày.
5. Lá chè vằng
Lá chè vằng chứa Glycosid, Flavonoid, Alcaloid – các hoạt chất này có công dụng chống oxy hóa, sát khuẩn, bảo vệ thành dạ dày và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây hại.
- Chuẩn bị: 50g lá chè vằng, 2 lít nước.
- Thực hiện: Rửa sạch lá chè vằng rồi cho vào đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút. Phần nước chè vằng thu được bạn chia làm 2-3 lần uống hết trong ngày. Nên uống nước chè vằng khi còn ấm.
6. Lá ổi
Theo Đông y, lá ổ chứa nhiều tinh dầu, giàu hoạt chất chống viêm và khử khuẩn nên được dùng nhiều trong điều trị viêm loét và chữa lành vết thương. Hoạt chất tanin trong ổi kết hợp với protein trong dịch vị dạ dày tạo thành lớp màng phủ lên bề mặt niêm mạc dạ dày giúp tiêu viêm và giảm đau.
- Cách 1: Rửa sạch 15 lá ổi non, ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 15 phút. Vớt lá ổi ra sau đó cho vào ấm đun cùng 500ml khoảng 15 phút. Lọc lấy nước lá ổi uống như trà.
- Cách 2: Lá ổi rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng; gạo lứt đem sao vàng 2-3 nắm. Cho lá ổi và gạo lứt đun cùng 800ml nước cho đến khi còn 200ml là được. Chia phần nước thu được thành 2-3 lần uống trong ngày. Nên uống trước khi ăn khoảng 45 phút.
7. Lá cây hoàn ngọc
Cây hoàn ngọc có 2 loại: cây hoàn ngọc dương và cây hoàn ngọc âm. Đông y thường dùng cây hoàn ngọc âm để chữa các bệnh dạ dày.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá cây hoàn ngọc có có lupeol, flavonoid, botulin giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố, kháng khuẩn, kháng nấm. Nhờ vậy hỗ trợ điều trị bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa, đường ruột và tiết niệu.
Cách sử dụng cây hoàn ngọc – lá cây chữa đau dạ dày như sau:
- Cách 1: Rửa sạch 5-6 lá cây hoàn ngọc rồi nhai sống cùng chút muối và nuốt từ từ. Nên thực hiện trong 1 tháng.
- Cách 2: Lấy 20-25 lá đã rửa sạch và ngâm muối. Sau đó cho lá cây hoàn ngọc vào giã nát chắt lấy nước cốt. Chia nươcs làm 2 lần để uống trong ngày.
8. Lá trầu không
Theo Đông y, lá trầu không có tính ấm, tác dụng giảm đau, kháng viêm và kháng khuẩn rất hiệu quả. Y học hiện đại nghiên cứu, lá trầu không có chứa hoạt chất tanin vừa giúp điều hòa, cân bằng độ pH vừa làm lành các tổn thương do viêm loét ở dạ dày.
- Cách 1: Rửa sạch và ngâm muối 2 -3 lá trầu không. Nhai sống lá trầu không và nuốt từ từ.
- Cách 2: Rửa sạch 3-6 lá trầu không sau đó vò nát. Cho vào đun với nước để lấy nước uống, nên uống nước trầu không sau bữa ăn.
9. Lá cây dạ cẩm
Theo Y học cổ truyền, lá dạ cẩm vị ngọt, tính bình tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giảm đau, tiêu viêm hiệu quả. Mặt khác, lá dạ cẩm còn có khả năng trung hòa axit dạ dày, chữa lành vết loét, giảm ợ hơi, ợ chua…
- Cách 1: Dùng 20-40g lá dạ cẩm sắc cùng 0,5 lít nước cho đến khi còn 0,15 lít thì tắt bếp. Chia nước sắc lá dạ cầm thành 2 lần để uống trong ngày. Nên uống trước khi ăn.
- Cách 2: Dùng 300g dạ cẩm với 900g đường nấu với nhau cho đến khi cô lại thành cao. Bảo quản cao trong lọ dùng dần. Mỗi lần uống chỉ lấy khoảng 2 thìa pha với nước uống.
10. Lá lược vàng
Lá lược vàng có khả năng kháng viêm, làm lành các vết loét và giảm đau dạ dày. Bên cạnh đó, loại lá này còn có công dụng ngăn ngừa ung thư dạ dày hiệu quả.
- Cách 1: Nhai sống 1 – 2 lá lược vàng đã được rửa sạch nhai sống với chút muối và nuốt từ từ.
- Cách 2: Giã nát 50g lá lược vàng lấy nước cốt. Uống lúc đói, tốt nhất là trước ăn sáng 30 phút.
11. Lá vú sữa
Theo y học hiện đại, lá vú sữa có chứa chất xơ, vitamin, protein, lipid, canxi, glucid, acid malic… giúp trung hòa axit dạ dày, chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày, tiêu diệt ký sinh trùng đường ruột và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp. Sử dụng lá vú sữa giúp làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh đau dạ dày hiệu quả.
- Chuẩn bị: 12g lá vú sữa khô.
- Thực hiện: Rửa sạch lá vú sữa rồi cho vào đun cùng 1 lít nước. Nước sôi bạn vặn nhỏ lửa đun trong 20 phút.
- Cách uống: Chia lượng nước lá vú sữa thu được thành 2 lần để uống trong ngày.
12. Lá nha đam
Lá nha đam có đặc tính sát khuẩn, kháng viêm, tiêu độc, thanh nhiệt và kích thích tiêu hóa nên được dùng nhiều trong các bài thuốc chữa đau dày, viêm loét dạ dày và viêm đại tràng.
- Chuẩn bị: 1 lá nha đam tươi.
- Thực hiện: Gọt bỏ vỏ của lá nha đam để lấy phần ruột bên trong. Xay nhuyễn phần ruột ở bên trong và uống trước bữa ăn 30 phút.
- Lưu ý: Nếu nước nha đam tươi khó uống, bạn có thể đun chín hoặc thêm đường phèn, mật ong để dễ uống hơn.
13. Lá tía tô
Trong Đông y, lá tía tô tính ấm, giúp chống viêm, làm lành niêm mạc và giảm triệu chứng trào ngược dạ dày. Y học hiện đại đã nghiên cứu, lá tía tô có hoạt chất acid rosmarinic và quercetin có khả năng sát trùng, kháng viêm; vitamin C tăng cường sức đề kháng, cải thiện miễn dịch cơ thể.
Bạn có thể dùng lá tía tô trị đau dạ dày theo hướng dẫn sau:
- Cách 1: Cho 1 nắm lá tía tô vào đun với 500ml nước trong khoảng 10 phút. Phần nước thu được chia thành 2 phần uống 2 lần trong ngày.
- Cách 2: Nhai trực tiếp lá tía tô sống khi có triệu chứng đau dạ dày. Khi nhai bạn có thể nhai kèm với chút muối đồng thời nuốt cả cái và nước.
14. Lá cây chè dây
Chè dây có khả năng trung hòa axit, giảm lượng axit dư thừa trong dạ dày và làm lành vết loét. Mặt khác, chè dây còn giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp – thủ phạm gây các bệnh lý dạ dày.
- Chuẩn bị: 1 nắm lá chè dây khô hoặc tươi.
- Thực hiện: Hãm lá chè dây với nước sôi trong khoảng 5-10 phút. Lấy nước uống khi còn ấm. Nên uống 2 – 3 tuần liên tục để cải thiện triệu chứng của đau dạ dày.
- Lưu ý: Nếu sử dụng chè dây ở dạng túi lọc, bạn có thể uống 2 túi mỗi ngày.
15. Lá bạc hà
Lá bạc hà chứa các chất chống oxy hoá, chống viêm, hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau bụng và khó tiêu. Tinh dầu trong lá bạc hà còn hỗ trợ cải thiện chức năng đường ruột, giảm khó tiêu, rối loạn tiêu hóa và đau dạ dày rất tốt.
- Cách 1: Hãm 4-5 lá bạc hà đã rửa sạch với nước sôi 5 phút để lấy nước uống. Mỗi ngày nên pha 2-3 ấm trà, có thể cho thêm mật ong để tăng hương vị.
- Cách 2: Nhai trực tiếp 1-2 lá bạc hà sống khi có dấu hiệu đau bụng, đầy hơi và buồn nôn.
IV. Lưu ý khi sử dụng lá cây chữa đau dạ dày
15 loại lá cây chữa đau dạ dày chia sẻ ở trên có thể giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng do bệnh dạ dày gây ra. Tuy nhiên, vì dược tính trong các loại lá khá nhẹ nên phù hợp với bệnh nhân đau dạ dày ở mức độ nhẹ, chưa có nhiều biểu hiện nghiêm trọng.
Tác dụng của mỗi loại lá cây dùng để điều trị đau dạ dày còn tùy thuộc nhiều vào cơ địa từng người bệnh. Có bệnh nhân cảm nhận được bệnh thuyên giảm nhưng cũng có người thì không. Do đó, nếu sau một thời gian dùng lá cây chữa đau dạ dày nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn điều trị phù hợp.
Ngoài ra, liều lượng và công thức của những bài thuốc từ lá cây chữa đau dạ dày đều được truyền miệng từ nhiều đời, nên ít nhiều sẽ có sự bị sai lệch. Đặc biệt, Bộ Y tế cũng chưa từng đưa ra nhận định hay kiểm chứng về tính hiệu quả của các cách chữa đau dạ dạ dày bằng lá cây nên người bệnh cần cân nhắc cẩn thận trước khi lựa chọn điều trị.
Khi các triệu chứng của đau dạ dày xuất hiện, người bệnh có thể sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel. Sản phẩm có tác dụng trung hòa axit dịch vị và bảo vệ niêm mạc dạ dày nên sẽ nhanh chóng làm giảm các triệu chứng khó chịu do đau dạ dày gây ra.
Sử dụng các loại lá cây chữa đau dạ dày chỉ phù hợp với mức độ bệnh nhẹ và mới khởi phát. Với trường hợp bệnh đau dạ dày nghiêm trọng và nặng, tốt nhất người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, phòng ngừa xảy ra biến chứng.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào liên quan, vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để được dược sĩ của Yumangel giải đáp trực tiếp nhé!
Có thể bạn quan tâm: