Chế độ ăn cho người bị xuất huyết dạ dày giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của người bệnh. Dưới đây là danh sách các thực phẩm – đáp án cho câu hỏi người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì để mau khỏi bệnh. Cùng Yumangel xanh lá theo dõi trong bài viết này nhé!
Mục lục
- I. Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?
- II. 8 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày
- 1. Nguyên tắc 1: Không cho bệnh nhân ăn khi đang chảy máu dạ dày
- 2. Nguyên tắc 2: Ưu tiên thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu
- 3. Nguyên tắc 3: Bổ sung đạm từ động vật
- 4. Nguyên tắc 4: Thái nhỏ và hầm nhừ thực phẩm
- 5. Nguyên tắc 5: Giảm thiểu rau xanh nhiều chất xơ
- 6. Nguyên tắc 6: Ăn thêm hoa quả
- 7. Nguyên tắc 7: Không ăn quá no, ăn nhiều bữa nhỏ
- 8. Nguyên tắc 8: Chú ý nhiệt độ của thức ăn
- III. Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
- IV. Người bị xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?
I. Xuất huyết dạ dày là bệnh gì?
Xuất huyết dạ dày (GI) là một triệu chứng rối loạn đường tiêu hóa thường gặp. Triệu chứng của xuất huyết dạ dày thường không rõ ràng, phụ thuộc vào tốc độ và vị trí chảy máu trên đường tiêu hóa.
Một số triệu chứng bệnh nhân xuất huyết dạ dày có thể gặp phải đó là: đau bụng vùng thượng vị; thay đổi sắc tố da hay da niêm mạc nhợt; buồn nôn, nôn ra máu; đi ngoài ra máu; có dấu hiệu bị thiếu máu (chóng mặt, hoa mắt, choáng váng, tụt huyết áp, mệt mỏi, vã mồ hôi); mệt mỏi, khó thở…
Xuất huyết dạ dày do nhiều nhóm nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là tiền sử bệnh lý (viêm loét dạ dày; vỡ giãn tĩnh mạch thực quản, dạ dày hoặc tá tràng, hội chứng Mallory Weiss); thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học (uống nhiều rượu bia, ăn nhiều đồ ăn cay nóng); lạm dụng giảm đau và chống viêm…
Xuất huyết dạ dày là bệnh lý nguy hiểm và có nguy cơ đe dọa đến tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
II. 8 nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người xuất huyết dạ dày
Khi bị xuất huyết dạ dày đồng nghĩa với việc lớp niêm mạc của dạ dày cũng bị tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh sẽ phải đối diện với một số vấn đề như đau bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen và một số biến chứng nghiêm trọng khác.
Để khắc phục, bên cạnh việc tuân thủ các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, chế độ ăn của bệnh nhân giữ vai trò quan trọng, quyết định khả năng hồi phục.
Sử dụng thực phẩm và ăn uống đúng cách hỗ trợ làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh đồng thời cung cấp đủ chất dưỡng chất giúp bệnh nhân khỏe mạnh, tăng đề kháng. Do đó , khi xây dựng thực đơn cho người xuất huyết dạ dày, bạn cần tuân thủ 8 nguyên tắc dưới đây:
1. Nguyên tắc 1: Không cho bệnh nhân ăn khi đang chảy máu dạ dày
Không cho bệnh nhân ăn khi dạ dày đang bị chảy máu ngay cả khi người bệnh đã tỉnh táo. Việc nạp thêm thức ăn vào dạ dày lúc này sẽ khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
2. Nguyên tắc 2: Ưu tiên thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu
Ưu tiên thức ăn mềm, lỏng và dễ tiêu sau khi tình trạng chảy máu dạ dày đã được kiểm soát. Sau đó, bệnh nhân có thể ăn cơm mềm.
3. Nguyên tắc 3: Bổ sung đạm từ động vật
Bổ sung đạm từ động vật vào các món ăn của bệnh nhân xuất huyết dạ dày để người bệnh có thêm năng lượng.
4. Nguyên tắc 4: Thái nhỏ và hầm nhừ thực phẩm
Thực phẩm nên được thái nhỏ và hầm chín mềm để người bệnh dễ tiêu hóa, giảm gánh nặng cho đường ruột.
5. Nguyên tắc 5: Giảm thiểu rau xanh nhiều chất xơ
Nên giảm thiểu rau xanh trong các bữa ăn của bệnh nhân xuất huyết dạ dày vì chứa nhiều chất xơ. Nếu là chất xơ không hòa tan sẽ khiến niêm mạc ruột bị cọ xát, gây đau và chảy máu nhiều hơn.
6. Nguyên tắc 6: Ăn thêm hoa quả
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày có thể ăn thêm hoa quả để bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể giúp tăng sức đề kháng.
7. Nguyên tắc 7: Không ăn quá no, ăn nhiều bữa nhỏ
Không nên ăn quá nhiều và quá no trong 1 bữa. Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên ăn thành nhiều bữa nhỏ, cách khoảng 2 đến 4 tiếng ăn một lần với số lượng thức ăn vừa phải. Điều này giúp dạ dày luôn trong trạng thái không quá no cũng không quá đói.
8. Nguyên tắc 8: Chú ý nhiệt độ của thức ăn
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày tuyệt đối không ăn các thực phẩm lạnh dưới 5 độ hoặc thức ăn vừa mới nấu xong có độ nóng trên 60 độ. Vì thức ăn quá nóng hoặc quá có thể gây kích thích đường ruột gây co bóp mạnh, đau và tổn thương nhiều hơn.
III. Người bị xuất huyết dạ dày nên ăn gì?
Lựa chọn thực phẩm phù hợp có tác dụng hỗ trợ điều trị và dự phòng bệnh tật phát. Nếu đang không biết xuất huyết bao tử nên ăn gì, người bệnh hãy ưu tiên các thực phẩm sau:
1. Nhóm thực phẩm chống viêm
Nhóm thực phẩm chống viêm là câu trả lời đầu tiên cho thắc mắc bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì tốt. Khả năng chống viêm giúp cơ thể tự bảo vệ tế bào khỏi các tổn thương nhờ công dụng ức chế sự hình thành các gốc tự do.
Một số thực phẩm người bị xuất huyết dạ dày do viêm nên dùng đó là: súp lơ, củ cải, dâu tây, việt quất, bắp cải, nghệ, gừng, mâm xôi, đu đủ, mật ong…
2. Thực phẩm điều trị tổn thương
Các thực phẩm giúp điều trị tổn thương có thể đến là sữa chua và bông cải xanh:
- Bông cải xanh: Chứa hoạt chất sulforaphane có khả năng kháng khuẩn và các chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tế bào. Ăn bông cải xanh giúp tăng khả năng bảo vệ dạ dày khỏi các tổn thương trong thời gian điều trị xuất huyết dạ dày.
- Sữa chua: Men vi sinh có trong sữa chua rất có lợi cho việc điều trị nhiễm trùng ở dạ dày. Trước khi uống thuốc kháng sinh, bệnh nhân sốt xuất huyết nên ăn sữa để tăng cường hiệu quả điều trị bệnh, tăng tốc độ chữa lành tổn thương.
3. Thực phẩm giàu tinh bột
Nhóm thực phẩm giàu tinh bột có tác dụng giảm tiết acid dịch vị, từ đó giảm tác động đến vết viêm loét gây xuất huyết.
Một số thực phẩm giàu tinh bột bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên ăn đó là khoai lang, khoai tây, yến mạch, các loại ngũ cốc…
4. Thực phẩm có khả năng thấm hút axit dạ dày
Người bệnh xuất huyết dạ dày có thể ăn bánh mì nhằm thẩm thấu và làm giảm axit trong dạ dày đồng thời ngăn ngừa viêm loét cục bộ. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chỉ nên ăn bánh mì khi sức khỏe đã ổn định và dạ dày không còn chảy máu.
5. Các thực phẩm khác
Ngoài 4 nhóm thực phẩm kể trên, người bệnh xuất huyết dạ dày có thể linh hoạt lựa chọn các thực phẩm sau để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể:
- Thực phẩm giàu protein: Ví dụ như thịt, trứng, cá, sữa,… giúp trung hòa acid dạ dày.
- Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Gồm đu đủ, táo, nho, việt quất… cung cấp vitamin và khoáng chất giúp củng cố niêm mạc dạ dày, tăng sức đề kháng cho cơ thể.
- Chất béo: Bệnh nhân xuất huyết dạ dày nên ưu tiên dùng chất béo không bão hòa từ thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu hướng dương, dầu đậu nành. Điều này giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm áp lực tiêu thụ cho hệ tiêu hoá.
- Rau củ ít chất xơ: Khi chọn rau củ, bạn nên ưu tiên chọn rau củ còn non, ít chất xơ để dễ tiêu hóa, không gây ma sát với đường ruột. Cung cấp đủ chất xơ còn giúp giảm tiết dịch vị, thúc đẩy tiêu hóa và tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có lợi phát triển trong đường ruột.
- Củ dền: Có chứa nhiều sắt, magie, flavonoid, kali, mangan, beta-carotene giúp kích thích quá trình tái tạo và sản sinh hồng cầu ở tủy sống.
- Cá hồi: Không chỉ chứa đạm dễ hấp thu, cá hồi còn giàu Omega 3 giúp tái tạo tế bào, cải thiện chức năng của động mạch, giảm sưng viêm tại nơi niêm mạc dạ dày bị chảy máu.
- Khoai lang: Loại củ này chứa các chất xơ hòa tan dễ hấp thu hỗ trợ giảm táo bón. Beta – carotene trong khoai lang còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, thành phần chống oxy hóa giúp các lợi khuẩn Bifidobacterium và Lactobacillus có điều kiện thuận lợi để phát triển tốt hơn.
- Rau mồng tơi: Chất nhầy pectin trong rau mồng tơi giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, nhanh làm lành vết thương, nhuận tràng và giảm rối loạn tiêu hoá. Mồng tơi còn giàu sắt và vitamin A giúp tăng khả năng sản sinh hồng cầu và tế bào mới giúp chữa lành vết thương và ngăn ngừa thiếu máu.
- Sữa: Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh có thể uống sữa để cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương có thời gian hồi phục, đẩy nhanh tốc độ phục hồi.
IV. Người bị xuất huyết dạ dày không nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm nên ưu tiên sử dụng, người bị xuất huyết tiêu hóa cần hạn chế sử dụng những thực phẩm sau”
Ngoài việc lựa chọn thực phẩm tốt cho quá trình điều trị trả lời cho thắc mắc xuất huyết dạ dày nên ăn gì. Người bệnh cũng cần chú trọng đến việc loại bỏ các nhóm thực phẩm gây hại khiến niêm mạc dạ dày bị kích thích, quá trình tiêu hoá bị cản trở làm tăng gánh nặng cho dạ dày. Đó là các thực phẩm sau:
1. Thực phẩm chua
Tiêu thụ các thực phẩm chua như gỏi, dưa muối hoặc hoa quả như xoài, cam, chanh chứa nhiều axit khiến axit trong dạ dày tăng ngột ngột. Điều này khiến các vết loét trong đường tiêu hóa lan rộng, ăn sâu vào trong.
2. Thức ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn
Thức ăn nhanh, đóng hộp, chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói, thịt cá, dưa muối đóng hộp, snack, lạp xưởng có tính thuận tiện cao nhưng giá trị dinh dưỡng thấp.
Đặc biệt, các thực phẩm này chứa các chất bảo quản, nhiều muối có thể khiến dạ dày bị tác động làm tăng nguy cơ viêm loét và ung thư dạ dày. Vì vậy bệnh nhân xuất huyết dạ dày không nên ăn để tránh bệnh nặng hơn.
3. Thức ăn nhiều dầu mỡ
Sử dụng các đồ ăn chiên rán, xào như thịt chiên, gà rán, thịt khoai tây chiên… không chỉ làm tăng nguy cơ bị mỡ máu, xơ vữa động mạch mà còn gây chướng bụng, khó tiêu, đầy bụng ảnh hưởng đến khả năng hồi phục của đường ruột.
4. Thức ăn cay
Gia vị cay hoặc các món ăn chứa nhiều cà ri, ớt, tiêu khi đi vào cơ thể sẽ gây kích ứng đường tiêu hóa, ảnh hưởng không tốt đến các khu vực đường ruột bị viêm loét.
5. Thực phẩm cứng và đồ khô
Các loại rau củ sấy, khoai tây sấy, bánh mì sấy, mực khô hay cá khô có thể gây ma sát với các vết viêm loét dẫn đến trợt niêm mạc và chảy máu.
6. Nước ngọt có ga, các chất kích thích
Các loại nước ngọt có gas, cà phê, rượu bia, thuốc lá, thuốc đều tiềm ẩn nguy cơ gây kích thích nhu động ruột co bóp khiến bệnh nhân bị đau bụng và chảy máu nhiều hơn.
7. Rau sống
Bệnh nhân xuất huyết dạ dày không nên ăn rau sống vì sẽ gia tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn đường ruột. Hậu quả là bệnh nhân có thể bị tiêu chảy và viêm loét nghiêm trọng hơn.
Cả trong và sau quá trình điều trị , bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh xuất huyết dạ dày nên ăn gì và không nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh. Bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc ăn uống và lựa chọn thực phẩm phù hợp hỗ trợ đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Có thể bạn quan tâm:
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...