Uống thuốc điều trị HP bao lâu khỏi? Thường mọi người bị nhiễm HP đều khỏi sau khi dùng hết 2 tuần thuốc theo phác đồ chỉ định của bác sĩ và duy trì tiếp 4 – 8 tuần điều trị. Một số người cần dùng thêm hai tuần thuốc theo phác đồ thay thế nữa nếu xét nghiệm sau khi kết thúc lần dùng thuốc đầu tiên vẫn còn có HP. Điều quan trọng là phải dùng hết thuốc để đảm bảo tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP.
Mục lục
- I. Nhiễm khuẩn HP có cần phải điều trị không?
- II. Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc như thế nào? Trong bao lâu?
- III. Uống thuốc điều trị HP bao lâu khỏi?
- IV. Làm sao để biết đã chữa khỏi nhiễm khuẩn HP?
- V. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc điều trị HP dạ dày
- VI. Đừng điều trị, hãy chủ động phòng ngừa HP ngay hôm nay!
I. Nhiễm khuẩn HP có cần phải điều trị không?
Helicobacter pylori còn được gọi là H.pylori hay HP, là một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong dạ dày. Khoảng 50% dân số thế giới bị nhiễm HP.
Phần lớn những người bị nhiễm H.pylori không có triệu chứng và sẽ không bao giờ phát triển các vấn đề. Tuy nhiên, H.pylori có khả năng gây ra một số vấn đề về tiêu hóa, bao gồm loét và ít phổ biến hơn là ung thư dạ dày.
H.pylori có thể lây lan qua việc tiêu thụ thực phẩm hoặc nước bị nhiễm vi khuẩn được bài tiết qua phân của những người bị nhiễm bệnh. Khi nhiễm HP gây loét dạ dày tá tràng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:
- Đau hoặc khó chịu: thường ở vùng bụng trên.
- Đầy hơi.
- Cảm thấy no sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn.
- Buồn nôn hoặc nôn.
- Giảm thèm ăn.
- Phân sẫm màu hoặc có màu hắc ín.
- Mệt mỏi.
H.pylori là một loại vi khuẩn phổ biến tấn công niêm mạc dạ dày và cũng là nguyên nhân gây ra hầu hết các vết loét dạ dày tá tràng. Nếu không được điều trị, HP có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư dạ dày.
Do đó, bất kỳ ai được chẩn đoán mắc H.pylori đều nên tiến hành điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Các phương pháp điều trị vi khuẩn HP ở dạ dày tập trung vào việc tiêu diệt vi khuẩn, làm lành vết loét và ngăn ngừa tái phát, giảm nguy cơ chảy máu từ vết loét và phát triển thành ung thư.
II. Điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc như thế nào? Trong bao lâu?
Điều trị nội khoa (bằng thuốc) thường là lựa chọn hàng đầu trong điều trị nhiễm HP dạ dày vì giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Dựa trên kết quả xét nghiệm vi khuẩn HP, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc điều trị vi khuẩn HP dạ dày phù hợp với từng bệnh nhân.
1. Các loại thuốc điều trị HP dạ dày
Thông thường, khi bị nhiễm khuẩn HP dạ dày, người bệnh thường được điều trị bằng cách kết hợp 2 -3 loại thuốc gồm: thuốc kháng sinh, thuốc ức chế bơm proton (PPI) làm giảm sản xuất axit dạ dày, thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày và trung hòa axit. Cụ thể:
1.1. Thuốc kháng sinh
- Công dụng: Tiêu diệt vi khuẩn HP.
- Thuốc thường dùng: Amoxicillin, Clarithromycin, Metronidazole, Tetracycline, Levofloxacin.
Nếu bạn bị nhiễm H.pylori, bác sĩ thường sẽ được kê đơn một liệu trình gồm 2 loại thuốc kháng sinh, mỗi loại phải uống 2 lần/ngày trong 1 tuần một ngày trong một tuần. Điều này giúp giảm nguy cơ điều trị thất bại và tình trạng kháng kháng sinh.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh, bạn có thể gặp một số tác dụng nhẹ sau:
- Cảm thấy mệt.
- Tiêu chảy
- Có vị kim loại trong miệng.
1.2. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
- Công dụng: Ngăn chặn axit dạ dày và giúp chữa lành vết loét.
- Thuốc thường dùng: Omeprazole, Rabeprazole, Esomeprazol, Lansoprazol, Dexlansoprazol, Pantoprazole.
Nhóm thuốc PPI hoạt động bằng cách giảm lượng axit dạ dày sản xuất, ngăn ngừa tổn thương thêm cho vết loét dạ dày cho tới khi nó tự lành.
Tác dụng phụ của các loại thuốc này thường nhẹ, có thể bao gồm:
- Đau đầu.
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Cảm thấy ốm.
- Đau bụng.
- Chóng mặt.
- Phát ban.
Những tác dụng phụ kể trên của thuốc PPI sẽ hết sau khi quá trình điều trị hoàn tất.
1.3. Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Công dụng: Bảo vệ niêm mạc dạ dày, chữa lành vết loét.
- Thuốc thường dùng: Bismuth subsalicylate.
Thuốc này thường được dùng kết hợp với thuốc kháng sinh và thuốc ức chế bơm PPI để tiêu diệt vi khuẩn HP, có tác dụng bảo vệ vết loét khỏi sự tấn công của axit dạ dày.
Một số tác dụng phụ của thuốc Bismuth bạn có thể gặp khi dùng thuốc là: đau bụng, buồn nôn, phân đen, nôn mửa, tiêu chảy, chóng mặt, nhức đầu…
1.4. Thuốc kháng axit
Đôi khi, bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên dùng thêm thuốc kháng axit để trung hòa axit dạ dày nhanh chóng và làm giảm các triệu chứng nhiễm HP trong thời gian ngắn.
Một số thuốc kháng axit cũng chứa một loại thuốc gọi là alginate, có tác dụng tạo ra lớp phủ bảo vệ trên niêm mạc dạ dày.
Những loại thuốc này có thể mua không cần đơn tại các hiệu thuốc. Dược sĩ có thể tư vấn loại thuốc nào phù hợp nhất với bạn.
Thuốc kháng axit nên được uống khi bạn có triệu chứng hoặc khi bạn dự kiến triệu chứng sẽ xuất hiện, chẳng hạn như sau bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ.
Tác dụng phụ của cả hai loại thuốc thường không đáng kể, có thể bao gồm:
- Tiêu chảy hoặc táo bón.
- Đầy hơi (đánh rắm).
- Đau bụng quặn thắt.
- Cảm thấy mệt.
2. Điều trị HP dạ dày trong bao lâu
Thời gian điều trị vi khuẩn HP bằng thuốc thường kéo dài tối đa 2 tuần để tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa tái nhiễm.
Bạn không cần áp dụng bất kỳ biện pháp thay đổi lối sống đặc biệt nào trong quá trình điều trị HP bằng thuốc. Nhưng tránh căng thẳng, uống rượu, ăn đồ cay và hút thuốc có thể hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn HP nhanh chóng hơn và làm giảm các triệu chứng trong khi vết loét lành lại.
III. Uống thuốc điều trị HP bao lâu khỏi?
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc cho biết: Không có loại thuốc nào có thể chữa khỏi nhiễm trùng HP. Hầu hết các phác đồ điều trị HP đều bao gồm việc dùng 3-4 loại thuốc kết hợp với nhau như đã nêu ở trên trong 14 ngày (2 tuần).
1. Thường mất khoảng 2 tuần để chữa khỏi HP
Về thắc mắc uống thuốc điều trị HP bao lâu thì khỏi, dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược cho biết:
– Thường bệnh nhân bị nhiễm HP khỏi sau khi dùng hết khoảng 2 tuần thuốc kháng sinh điều trị HP và tiếp tục điều trị duy trì trong khoảng 4 – 8 tuần theo chỉ định của bác sĩ.
– Trong các trường hợp chưa khỏi, cần dùng phác đồ thay thế nếu xét nghiệm vẫn còn HP tồn tại trong dạ dày. Điều quan trọng là phải dùng hết thuốc để đảm bảo vi khuẩn bị tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP.
Đáng chú ý, ngày càng có nhiều bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP kháng thuốc kháng sinh. Vì vậy, điều quan trọng là phải dùng hết thuốc theo đơn trong toàn bộ quá trình điều trị, thường là từ 10 đến 14 ngày, sau đó xét nghiệm để xác nhận tình trạng nhiễm trùng đã được loại bỏ.
Người bệnh sẽ được xét nghiệm sau khi kết thúc liệu trình điều trị HP bằng thuốc kháng để xem có còn vi khuẩn HP trong dạ dày hay không. Nếu vẫn có HP, bạn có thể cần một liệu trình kháng sinh khác.
2. Tỷ lệ điều trị thất bại
Một số nghiên cứu và thống kê cho thấy, có tới 20% bệnh nhân nhiễm H.pylori không khỏi sau khi hoàn thành đợt điều trị đầu tiên. Phác đồ điều trị thứ hai thường được khuyến nghị trong trường hợp này.
Việc điều trị lần 2 thường yêu cầu bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton trong 14 ngày cộng với hai loại kháng sinh và bismuth subsalicylate (liệu pháp bốn thuốc). Ít nhất một trong các loại kháng sinh khác với loại được sử dụng trong đợt điều trị đầu tiên.
IV. Làm sao để biết đã chữa khỏi nhiễm khuẩn HP?
Bác sĩ yêu cầu người bệnh xét nghiệm hơi thở và/hoặc phân sau khi kết thúc liệu trình điều trị bằng thuốc để xác định vi khuẩn HP đã được tiêu diệt chưa.
Cụ thể, người phải đợi ít nhất 2 tuần sau khi kết thúc quá trình điều trị bằng thuốc ức chế bơm proton và 4 tuần sau khi hoàn tất quá trình điều trị bằng kháng sinh để thực hiện các xét nghiệm phân và hơi thở.
1. Xét nghiệm hơi thở ure
Xét nghiệm hơi thở ure kiểm tra xem bạn có vi khuẩn HP trong dạ dày hay không. Xét nghiệm này cũng có thể được sử dụng để xem liệu phương pháp điều trị bằng thuốc đã loại bỏ được vi khuẩn HP hay chưa.
Thực hiện: Để thực hiện xét nghiệm, người bệnh cần làm theo hướng dẫn sau:
- Bước 1: Thổi vào túi đựng mẫu thứ nhất.
- Bước 2: Sau đó, uống một viên thuốc có chứa ure gắn đồng vị không phóng xạ cacbon 13 (ure gắn C13) và nằm nghiêng bên trái trong vòng 5 phút.
- Bước 3: Tiếp tục ngồi yên trong vòng 15 phút.
- Bước 4: Sau khi uống thuốc 20 phút, điều dưỡng sẽ lấy mẫu hơi thở lần nữa vào túi đựng mẫu thứ hai.
Kết quả: Nếu hiện diện trong môi trường dạ dày, vi khuẩn HP sẽ phân hủy ure có gắn cacbon thành cacbon đioxit (CO2) và amoniac. Khi đó, 13CO2 có gắn đồng vị phóng xạ được thở ra từ phổi và có thể đo được trong hơi thở khi thở ra ngoài.
Lưu ý: Trước khi làm xét nghiệm hơi thở ure, bạn cần lưu ý:
– Không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong khoảng 6-8 tiếng trước khi làm xét nghiệm hơi thở. Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ về thời gian bạn cần tránh ăn và uống trước khi làm xét nghiệm.
– Nhiều loại thuốc có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn đã nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc theo toa và không theo toa bạn đang dùng. Bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng dùng một số loại thuốc.
– Không dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa bismuth (như Pepto-Bismol) trong vòng 1 tháng trước khi xét nghiệm.
– Không dùng thuốc ức chế bơm proton trong vòng 2 tuần trước khi xét nghiệm.
– Không dùng thuốc chẹn H2, chẳng hạn như Pepcid hoặc cimetidine, trong vòng 24 giờ trước khi xét nghiệm.
2. Xét nghiệm kháng nguyên phân
Xét nghiệm kháng nguyên phân kiểm tra xem các chất kích hoạt hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng H.pylori (kháng nguyên H.pylori) có trong phân của bạn hay không.
Xét nghiệm kháng nguyên phân có thể được thực hiện để hỗ trợ chẩn đoán nhiễm trùng H.pylori hoặc để tìm hiểu xem liệu việc điều trị nhiễm trùng H.pylori có thành công hay không.
Thực hiện: Đối với xét nghiệm này, bạn có thể được yêu cầu lấy mẫu phân tại nhà. Để lấy mẫu, bạn cần:
- Bước 1: Cho phân vào hộp đựng khô. Có thể lấy phân rắn hoặc phân lỏng. Cẩn thận không để nước tiểu hoặc giấy vệ sinh dính vào mẫu phân.
- Bước 2: Đậy nắp hộp đựng lại. Ghi nhãn hộp đựng bằng tên của bạn, tên bác sĩ và ngày lấy mẫu.
- Bước 3: Rửa tay sạch với xà phòng sau khi lấy mẫu.
- Bước 4: Mang hộp đựng đã niêm phong đến phòng khám bác sĩ hoặc phòng xét nghiệm càng sớm càng tốt.
Kết quả:
– Xét nghiệm kháng nguyên phân âm tính: Mẫu phân không chứa kháng nguyên H. pylori, tức là bạn đã không còn vi khuẩn HP trong dạ dày.
– Xét nghiệm kháng nguyên phân dương tính: Mẫu phân có chứa kháng nguyên H. pylori, nghĩa là vẫn còn HP trong dạ dày của bạn.
Lưu ý: Trước khi thực hiện xét nghiệm kháng nguyên nhân, người bệnh cần lưu ý:
– Thuốc có thể làm thay đổi kết quả xét nghiệm hơi thở ure. Hãy chắc chắn nói với bác sĩ về tất cả các loại thuốc theo toa và không theo toa bạn đang dùng. Bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng dùng một số loại thuốc.
– Không dùng thuốc kháng sinh hoặc thuốc có chứa bismuth (như Pepto-Bismol) trong vòng 1 tháng trước khi xét nghiệm.
– Không dùng thuốc ức chế bơm proton (như Nexium hoặc Prilosec) trong vòng 2 tuần trước khi xét nghiệm.
V. Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc điều trị HP dạ dày
Tình trạng tái xuất hiện của HP dạ dày rất phổ biến và có thể xảy ra dưới 2 hình thức:
– Tái phát: Sau một đợt điều trị bằng kháng sinh, lượng vi khuẩn HP trong dạ dày của người bệnh giảm xuống mức không thể phát hiện qua xét nghiệm. Tuy nhiên, sau một thời gian, do một số nguyên nhân nào đó, vi khuẩn có thể tăng lên lại và có thể phát hiện thông qua xét nghiệm.
– Tái nhiễm: Điều này xảy ra khi một người đã được điều trị thành công và không còn vi khuẩn HP trong dạ dày của họ. Sau đó, họ bị nhiễm vi khuẩn HP mới.
Do đó, việc tuân thủ phác đồ điều trị HP dạ dày bằng thuốc là điều quan trọng quyết định hiệu quả và thành công khi chữa bệnh. Cụ thể, người bệnh cần chú ý:
1. Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ
Người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng, đường dùng, thời điểm và thời gian uống thuốc điều trị. Không tự ý dùng thêm thuốc, ngừng thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh tình trạng kháng thuốc.
Các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh phải hoàn thành toàn bộ liệu trình uống thuốc để tiêu diệt vi khuẩn HP và giảm thiểu tỷ lệ tái nhiễm. Vết loét cần có thời gian để lành lại, do đó đừng dừng lại thuốc ngay cả khi cơn đau đã biến mất.
2. Theo dõi triệu chứng bất thường
Trong quá trình dùng thuốc điều trị HP, cần lắng nghe cơ thể, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào (có thể do tác dụng phụ của thuốc hoặc tiến triển bệnh nặng hơn) cần thông báo ngay cho bác sĩ, để có cách xử trí phù hợp, kịp thời.
Nếu bị phát ban, sưng mặt hoặc khó thở sau dùng thuốc, bạn có thể bị dị ứng với thuốc. Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
3. Xét nghiệm kiểm tra lại sau điều trị
Sau khi hoàn tất điều trị H.pylori, người bệnh nên xét nghiệm lại để đảm bảo rằng nhiễm trùng HP đã được tiêu diệt. Điều này thường được thực hiện bằng xét nghiệm hơi thở hoặc phân.
Bác sĩ thường khuyến cáo làm xét nghiệm kiểm tra lại H.Pylori khoảng 4 tuần sau khi kết thúc điều trị. Nếu vẫn có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh có thể cần dùng thêm một đợt kháng sinh khác.
Không nên xét nghiệm máu để chẩn đoán ban đầu hoặc xét nghiệm theo dõi; kháng thể được phát hiện bằng xét nghiệm máu thường vẫn còn trong máu trong 4 tháng hoặc hơn sau khi điều trị, ngay cả sau khi nhiễm trùng đã được loại trừ.
4. Không dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
Người bệnh không nên dùng thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như aspirin, naproxen hay ibuprofen để giảm đau do nhiễm HP. Vì những loại thuốc này có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày.
Trường hợp cần phải sử dụng thuốc giảm đau, hãy trao đổi với bác sĩ để được dùng thuốc thích hợp.
5. Không dùng thuốc theo mách bảo
Trên thực tế, ngay cả với các phương pháp điều trị chuẩn được bác sĩ chỉ định, vẫn có tỷ lệ thất bại 10-30%. Vậy nên, bệnh nhân không nên dùng thuốc theo đơn thuốc của người khác,mách nhau dùng thuốc cũng như không dùng lại đơn thuốc cũ…
6. Không tự ý bỏ thuốc
Các phương pháp trị HP dạ dày tự nhiên tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ thuốc điều trị, không thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn HP. Do đó, người bệnh không được tự ý bỏ thuốc để chuyển sang dùng các liệu pháp tự nhiên khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
7. Ngừng hút thuốc
Một số nghiên cứu cho thấy, hút thuốc làm tăng nguy cơ thất bại trong điều trị H.pylori. Vì vậy, việc cai thuốc lá/bỏ thuốc lá có thể có lợi cho tỷ lệ diệt trừ H.pylori.
8. Bảo quản thuốc
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nhiệt độ cao, ẩm ướt và ánh nắng trực tiếp. Hãy giữ tất cả các loại thuốc xa tầm tay trẻ em.
VI. Đừng điều trị, hãy chủ động phòng ngừa HP ngay hôm nay!
Thống kê cho thấy, số lượng người nhiễm vi khuẩn HP ngày càng có xu hướng tăng và đáng nói có thể tìm thấy ngay cả ở người khỏe mạnh. Bên cạnh đó, hiện nay vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa HP. Do đó, bên cạnh việc chữa trị, bạn nên chủ động phòng ngừa nguy cơ nhiễm và tái nhiễm HP.
Các biện pháp giúp phòng ngừa nhiễm HP hiệu quả bạn có thể tham khảo gồm:
– Rửa tay kỳ bằng xà phòng trước khi chế biến thức ăn và khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
– Uống nước sạch và sử dụng nước sạch trong quá trình chế biến thực phẩm. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn sống ở những khu vực trên thế giới có nguồn nước bị ô nhiễm.
– Đảm bảo an toàn thực phẩm: sử dụng thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, hạn chế ăn uống ở nhà hàng, vỉa hè, không sử dụng thực phẩm ôi thiu, hỏng…
– Ăn chín, uống sôi; tránh ăn đồ tái, sống; uống nước chưa đun sôi.
– Có chế độ ăn uống đầy đủ và cân đối, tăng cường bổ sung các thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất, chất chống oxy hóa…
– Sắp xếp kế hoạch học tập, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng, lo lắng trong cuộc sống.
– Tập thể dục thường xuyên để tăng sức đề kháng; thay đổi thói quen sinh hoạt để có lối sống lành mạnh hơn.
– Tự bảo vệ mình khi sống chung với người bị HP. Tránh ăn uống hoặc dùng chung đồ với người khác, đặc biệt nếu họ đã biết hoặc nghi ngờ nhiễm HP..
– Khám sức khỏe định kỳ hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ nhiễm HP.
Tóm lại với thắc mắc uống thuốc điều trị HP bao lâu khỏi, các bác sĩ cho rằng, đa phần vi khuẩn HP sẽ được tiêu diệt sau 2 tuần uống thuốc kháng sinh kết hợp thuốc PPI và thuốc bảo vệ dạ dày. Điều quan trọng là người bệnh cần tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý ngừng hoặc thay đổi loại thuốc để tránh tình trạng vi khuẩn kháng thuốc.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về vấn đề uống thuốc điều trị HP dạ dày bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://www.healthlinkbc.ca/tests-treatments-medications/medical-tests/helicobacter-pylori-tests
https://www.vinmec.com/eng/article/how-to-treat-hp-bacteria-with-drugs-en
https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/21463-h-pylori-infection
https://www.uptodate.com/contents/helicobacter-pylori-infection-and-treatment-beyond-the-basics/print
https://www.ttsh.com.sg/Patients-and-Visitors/Medical-Services/Pharmacy/Documents/Pharmacy/PIL/PIL_by_Disease_Conditions/Medications_to_Treat_Helicobacter_Pylori_Infection.pdf
https://yte.nghean.gov.vn/tin-chuyen-nganh/nhiem-vi-khuan-hp-h-pylori-dung-thuoc-nhu-the-nao-635584
https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/vi-khuan-hp-co-tu-het-khong-dieu-tri-hp-bao-lau-thi-het.html
https://medlatec.vn/tin-tuc/dieu-tri-vi-khuan-hp-bao-lau-thi-khoi-va-lam-cach-nao-de-tranh-tai-phat#:~:text=Trong%20qu%C3%A1%20tr%C3%ACnh%20%C4%91i%E1%BB%81u%20tr%E1%BB%8B,trong%20kho%E1%BA%A3ng%2010%20%2D%2014%20ng%C3%A0y.
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...