Tết là dịp vô cùng đặc biệt để mọi người có thời gian nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả. Đây cũng là thời điểm cho các buổi liên hoan, những bữa tiệc vui. Chính vì vậy trong thời điểm những ngày cuối năm, cận Tết và trong dịp Tết, chúng ta rất dễ gặp phải tình trạng đau dạ dày do những thói quen xấu trong ăn uống và sinh hoạt.
Các chuyên gia sức khỏe cho biết, đau dạ dày là tình trạng dạ dày bị tổn thương, chủ yếu do bị viêm loét. Người đau dạ dày sẽ thường cảm thấy đau âm ỉ và khó chịu vô cùng. Khi người bệnh ăn quá no hoặc quá đói đều có thể bị đau.
Nếu người bệnh làm việc quá sức, căng thẳng thì cơn đau sẽ xuất hiện. Tâm trạng thất thường của người bệnh cũng khiến cho cơn đau càng tăng lên cao. Các triệu chứng bao gồm: đau hoặc khó chịu ở vùng thượng vị, buồn nôn, nôn mửa, cảm giác chướng hơi, đầy bụng và khó tiêu, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, ăn mất ngon, thậm chí là chảy máu tiêu hóa.
Về lý do tại sao bạn dễ bị đau dạ dày dịp Tết, các chuyên gia sức khỏe cho biết, các nguyên gây đau dạ dày dịp Tết có thể do bữa ăn quá nhiều thực phẩm đạm và béo khó tiêu; uống nhiều bia rượu liên tục trong nhiều ngày; ăn nhiều dưa hành, đồ muối chua; tiêu thụ liên tục thức ăn chiên xào khó tiêu và nhiều gia vị; ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh; ăn quá no, quá nhanh; uống nhiều cà phê, trà đặc và hút nhiều thuốc lá…
Mục lục
- 1. Do bữa ăn ngày Tết quá nhiều thực phẩm đạm, béo khó tiêu
- 2. Do uống nhiều bia rượu
- 3. Ăn nhiều dưa hành và các loại rau củ quả muối chua
- 4. Tiêu thụ nhiều thức ăn chiên rán
- 5. Sử dụng nhiều gia vị cay nóng
- 6. Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
- 7. Ăn uống không đúng bữa
- 8. Uống nhiều cà phê, trà đặc
- 9. Hút nhiều thuốc lá
- 10. Vui chơi quá sức, ngủ muộn, thiếu ngủ
1. Do bữa ăn ngày Tết quá nhiều thực phẩm đạm, béo khó tiêu
Thông thường các món ăn ngày Tết thường chứa nhiều đạm và chất béo như bánh chưng, thịt kho tàu, thịt nấu đông, nem rán, giò chả, rất dễ ngán hoặc có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Thức ăn giàu đạm, béo và khó tiêu là tác nhân gây kích thích chứng viêm da dạ dày, kích thích sự co bóp ở dạ dày cũng như đường tiêu hóa. Hậu quả là gây ra các cơn đau dạ dày sau khi ăn.
2. Do uống nhiều bia rượu
Đặc biệt trong dịp Tết không thể tránh khỏi việc uống bia, rượu. Loại đồ uống chứa cồn này sẽ làm gia tăng các triệu chứng khó chịu như cồn ruột, ợ nóng, ợ chua, đau thượng vị, đầy hơi, buồn nôn… gây tổn thương nghiêm trọng đến dạ dày.
Một số bằng chứng cho thấy, đồ uống có cồn có thể khiến dạ dày sản xuất nhiều axit hơn bình thường. Điều này có thể dần dần làm mòn niêm mạc dạ dày gây viêm và đau (viêm dạ dày).
Uống quá nhiều rượu bia trong những ngày Tết có thể gây ra: viêm dạ dày, loét dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản. Các vấn đề về dạ dày có thể khiến bạn cảm thấy đau, buồn nôn, nôn mửa hoặc chán ăn. Nếu niêm mạc dạ dày bị viêm, bạn có thể không hấp thụ được chất dinh dưỡng từ thức ăn.
Rượu bia không chỉ gây hại với dạ dày, mà còn phá hủy gan, tụy gây ra các bệnh lý nguy hiểm như viêm gan, xơ gan hay viêm tụy cấp.
3. Ăn nhiều dưa hành và các loại rau củ quả muối chua
Dưa hành và các loại rau củ quả muối chua là món ăn thường xuyên có mặt trong mâm cỗ ngày Tết. Món ăn này với vị chua thanh giúp giải ngán nhưng nếu ăn thường xuyên và liên tục đây cũng có thể là nguyên nhân tại sao bạn dễ bị đau dạ dày dịp Tết.
Nguyên nhân là do dưa hành và các loại rau củ quả muối chua khi ăn vào có thể khiến dạ dày tăng tiết axit gây đau dạ dày. Trong thực phẩm này còn chứa một lượng lớn muối, với những người bị đau dạ dày, đặc biệt là đau dạ dày do vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) sẽ làm cho vi khuẩn HP phát triển nhanh hơn và hoạt động mạnh hơn.
4. Tiêu thụ nhiều thức ăn chiên rán
Thực phẩm chiên rán khó tiêu hóa hơn do chất béo bão hòa trong đó, khiến thức ăn ở lại trong đường tiêu hóa của bạn quá lâu, bạn cảm thấy no và đầy hơi .
Các bữa ăn với nhiều món ăn chiên rán ngày Tết cũng mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa so với các bữa ăn ít chất béo. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không cảm thấy no nhanh như khi ăn các loại thực phẩm ít chất béo. Hậu quả là có thể dẫn đến ăn quá nhiều. Tình hình sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu hàm lượng chất béo cao đặc biệt đến từ các loại thực phẩm chiên.
Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu ăn quá nhiều chất béo, chúng ta có thể cảm thấy khó chịu ở phần bụng và dạ dày vì cơ thể bạn sẽ từ từ giải phóng các enzyme hoặc mật cần thiết. Cảm giác khó chịu có thể nằm ở phần giữa bụng hoặc toàn bộ phần bụng dưới. Thực phẩm chiên rán nhiều chất béo là nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD).
5. Sử dụng nhiều gia vị cay nóng
Bên cạnh đó, lạm dụng các gia vị cay nóng như tiêu, ớt, mù tạt… với mục đích tăng hương vị cho món ăn ngày Tết cũng tiềm ẩn nguy cơ viêm loét dạ dày gây ra các cơn đau khó chịu.
Viêm dạ dày xảy ra khi niêm mạc dạ dày bị viêm và có thể do ăn đồ cay. Hầu hết mọi người đều bị viêm dạ dày cấp tính, có nghĩa là nó xuất hiện đột ngột và chỉ là tạm thời. Các triệu chứng của viêm dạ dày do ăn nhiều đồ cay bao gồm đau dạ dày, buồn nôn, nôn mửa và cảm giác đầy bụng trên sau khi ăn.
Nhiệt độ thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể làm bùng phát cơn đau dạ dày. Thức ăn quá nóng làm niêm mạc dạ dày xung huyết, quá lạnh làm dạ dày co bóp mạnh hơn gây đau.
6. Ăn quá nhiều hoặc quá nhanh
Dù Tết vui đến mấy cũng không nên ăn quá nhiều và quá no. Vì sẽ làm dạ dày căng to, co bóp yếu ảnh hưởng đến quá trình trộn và tiêu hóa thức ăn cũng như gây ra các cơn đau.
Các nghiên cứu cho thấy, bạn có thể bị đau dạ dày nếu bạn ăn nhiều hoặc ăn quá nhanh. Đây là hai trong số những nguyên nhân chính gây dạ dày sau bữa ăn. Khi ăn quá nhiều hoặc ăn quá nhanh, bạn không có đủ thời gian để nhai thức ăn đúng cách và điều này gây ra vấn đề sau này.
Dạ dày của người trung bình có khả năng chứa 2 đến 4 lít. Khi bạn cố gắng vượt quá giới hạn này, dạ dày buộc phải tạo chỗ cho thức ăn thừa, điều này có thể gây khó chịu hoặc đau đớn.
Ngoài ra, khi ăn quá nhanh, bạn sẽ ăn quá nhiều và nuốt thêm không khí, dẫn đến đầy hơi và chướng bụng. Tất cả những điều này đều có thể góp phần thúc đẩy khởi phát cơn đau dạ dày, đặc biệt là ở những người có tiền sử viêm loét dạ dày hoặc các bệnh lý dạ dày mãn tính thì sẽ cảm thấy tình trạng đau rõ rệt hơn.
Theo các chuyên gia sức khỏe, ăn chậm lại, nhai kỹ hoặc nhấp từng ngụm nước giữa các bữa ăn có thể giúp bạn tránh ăn quá nhiều hoặc quá nhanh.
7. Ăn uống không đúng bữa
Với rất nhiều hoạt động vui chơi dịp Tết nên nhiều người bị thay đổi thói quen ăn uống hàng ngày, ăn uống thất thường hoặc không đúng bữa.
Các nghiên cứu cho thấy, ăn uống không đúng bữa, không điều độ hoặc để bụng đói khiến hoạt động co bóp của dạ dày bị ảnh hưởng, dịch vị dạ dày tăng tiết. Lượng axit dịch vị dạ dày sẽ ứ đọng lại trong dạ dày khiến niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến viêm dạ dày và gây loét dạ dày, thậm chí là thủng dạ dày.
8. Uống nhiều cà phê, trà đặc
Cà phê, trà đặc là 2 thức uống không thể thiếu trong dịp Tết để mời khách khi đến chơi hoặc dùng khi các thành viên trong gia đình ngồi trò chuyện với nhau. Nếu uống liên tục 2 loại đồ uống này, cơn đau dạ dày có thể dễ dàng bùng phát.
– Cà phê: Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đều đồng ý rằng hàm lượng chất chống oxy hóa cao trong cà phê có thể kéo dài tuổi thọ và giảm nguy cơ mắc một số bệnh, cũng như các lợi ích khác. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ lượng caffeine cao có thể gây ra các tác dụng phụ bất lợi. Những tác dụng phụ này có thể bao gồm tăng nhịp tim, bồn chồn, đau đầu và các vấn đề về dạ dày.
Khi tiêu thụ với số lượng lớn, có một số hợp chất trong cà phê có thể gây ra các vấn đề về dạ dày. Một trong những hợp chất phải kể đến là caffeine. Bên cạnh những tác động tích cực, việc tiêu thụ caffeine ở mức cao cũng có thể gây ra những tác động xấu đến sức khỏe con người, bao gồm đau dạ dày, tăng lo lắng, căng thẳng và bồn chồn, buồn ngủ, thiếu tỉnh táo và tập trung, buồn nôn…
Ngoài caffeine, trong cà phê còn có một số hợp chất khác có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Ví dụ, mức pH thấp của cà phê có thể là vấn đề đối với những người dễ bị viêm dạ dày. Lipid trong cà phê được gọi là tryptamides hoặc alkanoyl tryptamines có thể làm tăng tiết axit dạ dày trong dạ dày.
– Trà đặc: Khi bạn uống quá nhiều trà trong một lần, và liên tục trong thời gian dài, nó có thể gây ra tình trạng buồn nôn. Chất tannin để lại vị khô và đắng trong miệng sau khi uống trà. Chất này cũng có thể gây kích ứng các mô tiêu hóa, dẫn đến buồn nôn, đau dạ dày, đau đầu.
Bên cạnh đó, uống nhiều trà đặc trong những ngày Tết còn làm tăng nguy cơ bị rối loạn giấc ngủ, giảm hấp thu dinh dưỡng, tăng cảm giác bồn chồn…
9. Hút nhiều thuốc lá
Các hóa chất độc hại trong thuốc lá cũng gây tổn hại đến hệ tiêu hóa, có thể dẫn đến tình trạng viêm mãn tính và đau dạ dày. Trên thực tế, hút thuốc là nguyên nhân chính gây đau dạ dày và các bệnh lý đường tiêu hóa (GI), bao gồm bệnh Crohn, bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) và loét dạ dày tá tràng.
Một nghiên cứu năm 2016 đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc hút thuốc trước đây và hiện tại với chứng đau bụng. Cơn đau này có thể xuất phát từ ảnh hưởng của việc hút thuốc lên cơ quan dạ dày.
Ngoài ra, cơn đau có thể là do ảnh hưởng của việc hút thuốc lên các cơ quan tiêu hóa khác trong đường ruột nằm ở bụng.
Nghiên cứu từ năm 2018 lưu ý rằng hút thuốc trong hơn 2 năm có thể làm tăng tiết axit dạ dày, làm giảm độ pH, thước đo độ axit. Nó cũng có thể gây ra những thay đổi trong ruột làm tăng nguy cơ loét dạ dày hoặc ung thư, chẳng hạn như viêm.
10. Vui chơi quá sức, ngủ muộn, thiếu ngủ
Có rất nhiều hoạt động vui chơi ngày Tết như gặp gỡ người thân và bạn bè, ăn uống, chúc tết, du xuân đầu năm … khiến mọi người rơi vào trạng thái vui chơi quá sức, ngủ muộn và thiếu ngủ.
Việc thường xuyên vui chơi quá sức khiến cơ thể không được nghỉ ngơi thư giãn, luôn trong trạng thái mệt mỏi, kiệt năng lượng, kéo theo sức đề kháng bị giảm, khiến cho chức năng bảo vệ niêm mạc bị suy yếu theo. Hậu quả là có thể gây mất cân bằng chức năng bài tiết, dịch axit tăng, thành niêm mạc bị tổn thương và gây ra cơn đau dạ dày.
Mặt khác, thường xuyên ngủ muộn, thiếu ngủ có thể làm tăng căng thẳng, ảnh hưởng đến đường ruột. Điều này có thể dẫn đến một loạt các vấn đề bao gồm đầy hơi, viêm và đau dạ dày.
Tóm lại, có rất nhiều nguyên nhân lý giải tại sao bạn dễ bị đau dạ dày dịp Tết, trong đó chủ yếu xuất phát từ chế độ ăn uống và lối sống sinh hoạt. Do đó, dù vui xuân, chúng ta cũng nên có chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để tránh bị những cơn đau dạ dày hành hạ và làm phiền trong những ngày Tết.
Ngoài thực phẩm có hại cho dạ dày, hãy hạn chế các chất kích thích như cà phê, thuốc lá, trà đặc. Tuyệt đối không uống rượu bia vào lúc bụng đang đói hoặc liên tục trong những ngày Tết.
Để bảo vệ dạ dày khỏi bia rượu và giảm nhanh cơn đau dạ dày ngày Tết, bạn có thể tham khảo và sử dụng sản phẩm thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Thành phần chính của Yumangel là Almagate có tác dụng trung hòa acid dạ dày dư nhanh nên làm thuyên giảm cơn đau dạ dày nhanh chóng chỉ sau 5-10 phút sử dụng. Sản phẩm ở dạng hỗn dịch, tạo ra lớp màng tương tự như lớp chất nhầy trên bề mặt niêm mạc, giúp bảo vệ dạ dày khỏi các tác nhân gây hại.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng gói nhỏ, xé uống ngay không cần pha với nước nên tiện sử dụng và dễ dàng để mang đi. Sản phẩm được chỉ định với các trường hợp sau:
- Các trường hợp tăng tiết acid gây các triệu chứng như nóng rát, ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu …
- Người bị bệnh viêm dạ dày, loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản.
- Người thường xuyên uống rượu bia, đồ uống có chất kích thích như cà phê, chè mạn, làm việc căng thẳng…
Hoặc bạn cũng có thể uống Yumangel trước khi “nhập cuộc” uống bia rượu để bảo vệ dạ dày an toàn. Yumangel là giải pháp tráng dạ dày hiệu quả được rất nhiều quý ông ở Hàn Quốc sử dụng trước mỗi cuộc nhậu để bảo vệ dạ dày của mình.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về lý do tại sao bạn dễ bị đau dạ dày ngày Tết hoặc để được dược sĩ tư vấn kỹ hơn về thuốc dạ dạ dày chữ Y – Yumangel, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 nhé!
Tài liệu tham khảo:
https://vnexpress.net/ly-do-ban-de-bi-dau-da-day-ngay-tet-4421609.html
https://suckhoedoisong.vn/nhung-thoi-quen-gay-dau-da-day-va-cach-han-che-con-dau-vao-dip-tet-169240203163633852.htm
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...