Nếu bạn đang bị viêm loét dạ dày thì tuyệt đối đừng bỏ qua những thông tin hữu ích về viêm loét dạ dày uống nước dừa được không dưới đây. Cùng Yumangel theo dõi nhé!
Mục lục
I. Lợi ích của nước dừa với sức khỏe
Nước dừa có vị thanh ngọt mát tự nhiên, trong 100g nước dừa có các thành phần dưỡng chất với giá trị như sau:
Dinh dưỡng | Giá trị |
Calo | 18 kcal |
Lipid | 0,2 g |
Chất béo bão hoà | 0,2 g |
Natri | 105 mg |
Kali | 250 mg |
Carbohydrate | 3,7 g |
Chất xơ | 1,1 g |
Đường | 2,6g |
Protein | 0,7 g |
Vitamin C | 2,4 mg |
Calci | 24mg |
Sắt | 0,3 mg |
Magnesi | 25 mg |
Uống nước dừa mang lại nhiều công dụng và lợi ích cho sức khỏe con người:
- Chống oxy hóa.
- Ổn định huyết áp.
- Tăng cường hệ miễn dịch.
- Phòng ngừa bệnh sỏi thận.
- Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi.
- Tốt cho hệ tiêu hóa.
- Giúp làm đẹp da.
- Giảm nguy cơ mất nước.
- Có lợi cho hệ tim mạch.
II. Viêm loét dạ dày uống nước dừa được không?
Người bị viêm loét dạ dày cần bổ sung đủ lượng chất lỏng cho cơ thể để hỗ trợ tiêu hóa và làm giảm độ axit trong dạ dày. Vậy viêm loét dạ dày uống gì để hỗ trợ giảm đau, lành vết loét và tốt cho dạ dày? Các loại nước lọc, trà thảo mộc và nước ép hoa quả giàu vitamin và khoáng chất là lựa chọn tốt cho người viêm loét dạ dày. Vậy với nước dừa thì sao, người bị viêm loét dạ dày uống nước dừa được không?
Nước dừa chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cơ thể như sắt, natri, canxi, magie… Khi đi vào cơ thể có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn có hại trong hệ tiêu hóa. Mặt khác, bệnh nhân viêm loét dạ dày uống nước dừa còn giúp bù nước bù khoáng đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Nước dừa rất tốt cho bệnh nhân viêm loét dạ dày vì những lý do sau:
- Axit lauric kháng khuẩn: Axit lauric trong nước dừa khi vào cơ thể sẽ chuyển thành monolaurin có khả năng loại bỏ nhiều tác nhân gây hại cho dạ dày như: virus, vi khuẩn, giun,..
- Các enzym trong nước dừa như dehydrogenase: Hỗ trợ quá trình trao đổi chất của hệ tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn, kích thích hệ tiêu hóa tiết ra nhiều chất nhờn hơn và hình thành lớp hàng rào bảo vệ vững chắc cho dạ dày.
- Tính kiềm: Nước dừa có tính kiềm nên khi vào hệ tiêu hóa có khả năng trung hòa axit dịch vị, làm giảm sự tấn công của axit tại các vết loét.
- Làm loãng dịch vị tiêu hoá: Bệnh nhân viêm loét dạ dày uống nước dừa nhiều lần trong ngày còn giúp làm loãng dịch vị tiêu hóa.
Với những công dụng tuyệt vời ở trên, bệnh nhân viêm loét dạ dày hoàn toàn có thể uống nước dừa. Tuy nhiên, cần uống nước dừa đúng cách với lượng hợp lý, tránh lạm dụng có thể gây tác dụng phụ không mong muốn.
III. Cách uống nước dừa đúng khi bị viêm loét dạ dày
Bệnh nhân viêm loét dạ dày muốn uống nước dừa cần tuân thủ các nguyên tắc và hướng dẫn dưới đây:
1. Uống lượng nước dừa vừa đủ
Không chỉ với nước dừa, khi uống bất kỳ loại nước nào bạn cũng chỉ nên dùng với liều lượng vừa phải. Uống quá nhiều nước dừa có thể gây đầy bụng, tiêu chảy do bổ sung quá nhiều nước và điện giải vào cơ thể.
Với nước dừa, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bệnh nhân viêm loét dạ dày nên mỗi ngày từ khoảng 200 – 400ml nước dừa, tương ứng khoảng 1-2 quả. Tần suất thích hợp để uống nước dừa là 3-4 quả/tuần.
2. Uống đúng thời điểm
Bệnh nhân viêm loét dạ dày uống nước dừa đúng thời điểm sẽ giúp tối đa hóa tác dụng. Nếu đang bị viêm loét dạ dày, bạn có thể uống nước dừa vào các thời điểm sau:
- Buổi sáng sau khi thức dậy: Uống 1 cốc nước dừa vào buổi sáng ngày khi thức dậy khi bụng trống giúp làm sạch ruột, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, giảm các triệu chứng ợ nóng, ợ chua đồng thời cung cấp năng lượng cho cơ thể.
- Trước hoặc sau khi ăn: Uống nước dừa vào thời điểm này có tác dụng hỗ trợ bao tử tiêu hóa và tăng hấp thụ các chất dinh dưỡng có trong thực phẩm. Tuy nhiên, bạn nên uống nước dừa cách bữa ăn khoảng 30 phút để tránh bị chất dinh dưỡng dư thừa.
Lưu ý: Không nên uống nước dừa vào buổi tối vì có thể khiến gây khó tiêu, lạnh bụng, tiểu đêm nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ.
3. Kết hợp nước dừa với các thực phẩm khác
Để quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày đạt hiệu quả tốt hơn, người bệnh nên kết hợp nước dừa với một số thực phẩm khác dưới đây:
2.1. Nước dừa và nghệ tươi
Nghệ vàng tươi có chứa hoạt chất curcumin có công dụng kháng khuẩn rất tốt nên khi kết hợp với nước dừa không chỉ giúp giảm đau mà còn chữa lành các ổ loét nhanh chóng.
- Chuẩn bị: 1 quả dừa tươi, 1 củ nghệ vàng tươi.
- Cách thực hiện: Chặt bỏ một phần đầu của quả dừa. Đục một cái lỗ nhỏ xuyên qua phần cơm trắng của dừa cho tới khi đến chỗ nước dừa. Đun quả dừa khoảng 30 phút thì đổ ra bát. Nghệ đem rửa sạch rồi giã nát sau đó ép lấy nước cốt.
- Cách dùng: Trộn nước cốt nghệ tươi vào nước dừa. Chia làm 3 lần uống hết trong ngày. Nên uống vào trước các bữa ăn để dạ dày hấp thu được các dưỡng chất trong nước nghệ và nước dừa tốt nhất.
2.2. Nước dừa và trà xanh
Hàm lượng EGCG trong trà xanh có công dụng kháng viêm; catechin giúp làm dịu cơn đau dạ dày. Vì vậy, với những bệnh nhân viêm loét dạ dày, nước dừa và trà xanh là sự kết hợp hoàn hảo không nên bỏ qua.
- Chuẩn bị: 1 quả dừa tươi, 1 nắm lá trà, 500ml nước lọc.
- Cách thực hiện: Rửa sạch lá trà rồi đem hãm trong nước nóng khoảng 30 phút. Dừa chặt bỏ một phần đầu chắt lấy nước dừa rồi đổ vào phần nước chè vừa hãm sau đó khuấy đều lên.
- Cách dùng: Chia hỗn hợp nước dừa và trà xanh thành nhiều phần và uống hết trong ngày. Tốt nhất là nên uống nước khi đói.
IV. Lưu ý cho người viêm loét dạ dày khi uống nước dừa
Bên cạnh các lưu ý về lượng nước dừa nên uống, thời điểm uống và kết hợp với các thực phẩm, khác, bệnh nhân viêm loét dạ dày khi sử dụng nước dừa cần chú ý thêm các vấn đề sau:
- Không nên uống vượt quá 2 quả dừa một ngày: Vì nếu uống quá nhiều có thể gây tụt huyết áp. Tốt nhất bạn nên uống khoảng từ 3 – 4 quả/tuần.
- Nên uống nước dừa tươi lấy trực tiếp từ quả: Không nên sử dụng các sản phẩm nước dừa đóng hộp vì thường chứa chất bảo quản không tốt cho dạ dày nói riêng và sức khỏe nói chung.
- Nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc sau bữa ăn: Tránh uống nước dừa vào buổi tối vì có thể gây lạnh bụng, chướng bụng và khó tiêu.
- Nên uống ngay sau khi bổ: Để tránh vi khuẩn xâm nhập và làm chất lượng của nước dừa.
- Mẹ bầu không nên uống nước dừa trong 3 tháng đầu: Để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Mua dừa tươi ở những địa chỉ uy tín: Điều này giúp tránh mua phải dừa hỏng, dừa để lâu hoặc dừa đã bị tiêm hóa chất.
- Chú ý chế độ ăn uống dinh dưỡng: Ngoài việc uống nước dừa, người viêm loét dạ dày cần có chế độ dinh dưỡng, ăn uống và sinh hoạt khoa học để hỗ trợ cải thiện bệnh hiệu quả hơn.
- Thăm khám bác sĩ: Khi nghi ngờ có dấu hiệu bị viêm loét dạ dày, người bệnh nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Bệnh nhân viêm loét dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do.
Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Trên đây là giải đáp của chúng tôi cho câu hỏi viêm loét dạ dày uống nước dừa được không? Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho dạ dày nhưng người viêm loét dạ dày cần lưu ý uống đúng cách để tránh gây hại.
Để được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh viêm loét dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...