Bệnh viêm ruột là tình trạng viêm xảy ra ở đường ruột. Nếu để kéo dài không điều trị, bệnh viêm ruột có thể gây ra biến chứng nguy hiểm, trong đó có ung thư đại tràng. Do đó, cần tìm hiểu kỹ về viêm ruột bệnh học để biết cách xử lý kịp thời nếu chính mình hoặc người thân mắc bệnh.
Mục lục
- I. Viêm ruột là bệnh gì?
- II. Phân loại bệnh viêm ruột
- III. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm ruột
- IV. Triệu chứng nhận biết đường ruột bị viêm
- V. Biến chứng của bệnh viêm ruột
- VI. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột
- VII. Cách điều trị bệnh viêm ruột
- VIII. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm ruột
- IX. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường ruột
- X. Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm ruột
- 1. Bệnh viêm đường ruột có nguy hiểm không?
- 2. Viêm đường ruột khi nào cần thăm khám ngay?
- 3. Bị viêm ruột bao lâu thì khỏi?
- 3. Viêm đường ruột có lây không?
- 4. Viêm đường ruột uống thuốc gì?
- 5. Viêm đường ruột uống nước cam được không?
- 6. Viêm đường ruột nên ăn gì và kiêng gì?
- 7. Những ai thường mắc bệnh viêm ruột?
- 8. Bệnh viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ không?
I. Viêm ruột là bệnh gì?
Viêm ruột trong tiếng Anh là Inflammatory Bowel Disease (IBD), là tình trạng viêm xảy ra ở đường ruột. Bệnh viêm ruột xảy ra có thể do cả vi khuẩn và virus.
Viêm ruột là một phần trong bệnh lý viêm đường tiêu hóa. Vì vậy, bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng mạn đều thuộc viêm ruột.
Dưới đây là một số khái niệm liên quan đến bệnh viêm ruột, chúng ta có thể tìm hiểu thêm để hiểu rõ hơn về bệnh lý này:
- Viêm ruột kết: Đây là căn bệnh gây viêm ở ruột già. Vùng trực tràng thường bị viêm nặng nhất. Nếu ruột kết bị tổn thương thường khiến người bệnh bị tiêu chảy nhiều lần, phân có lẫn dịch nhầy và máu.
- Viêm ruột xuất huyết: Đây là một dạng viêm do nhiễm vi khuẩn. Một số chủng khuẩn escheria coli thâm nhập vào đường ruột tạo ra độc tố và gây viêm. Viêm ruột xuất huyết thường sẽ gây ra chuột rút nghiêm trọng; đồng thời gây tiêu chảy nghiêm trọng, phân kèm theo máu. Nếu không được điều trị sớm, viêm ruột xuất huyết sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng do vi khuẩn thâm nhập vào máu, gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nguy hiểm nhất là xuất hiện hội chứng tan máu – niệu, khiến người bệnh có thể bị suy thận, thần kinh bị ảnh hưởng và đột quỵ.
- Viêm ruột phù nề: Viêm ruột phù nề là tình trạng thành ruột bị viêm, kèm theo hiện tượng phù nề.
- Bệnh viêm ruột kích thích: Hội chứng ruột kích thích là tình trạng chức năng ruột bị rối loạn.
II. Phân loại bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột được phân chia thành 2 loại là viêm ruột cấp tính và viêm ruột mãn tính.
1. Viêm ruột cấp tính
Viêm đường ruột cấp tính là bệnh lý viêm nhiễm ở niêm mạc đường ruột kéo dài trong thời gian ngắn. Bệnh thường khỏi trong vòng 1 tuần.
2. Viêm ruột mãn tính
Viêm đường ruột mãn tính cũng là tình trạng viêm ở niêm mạc đường ruột nhưng kéo dài âm ỉ. Nếu người bệnh không tìm cách khắc phục thì viêm đường ruột dị ứng mãn tính không thể chấm dứt được.
III. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh viêm ruột
Viêm ruột thường do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus, phổ biến là Salmonella, Escherichia coli, Staphylococcus aureus (S. aureus), Campylobacter jejuni (C.jejuni), Shigella và Yersinia enterocolitica (Y. enterocolitica).
1. Nguyên nhân
Các nhà nghiên cứu y học vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây viêm ruột. Dưới đây là một số giả thuyết về nguyên nhân gây bệnh viêm ruột:
- Trước đây có thông tin cho rằng, tâm lý căng thẳng và chế độ ăn uống có thể là nguyên nhân gây bệnh viêm ruột. Tuy nhiên, hiện nay các bác sĩ lại cho rằng đây chỉ là yếu tố khiến bệnh nặng hơn.
- Một số nhiều nghiên cứu lại cho rằng, có thể do rối loạn chức năng hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch chống lại sự xâm nhập của virus, vi khuẩn, phản ứng miễn dịch bất thường làm hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các tế bào trong đường tiêu hóa.
- Ngoài ra, một số đột biến gen cũng liên quan đến tình trạng viêm ruột.
2. Yếu tố nguy cơ
Bên cạnh đó, các yếu tố dưới đây thường được xem là nguyên nhân khởi phát gây viêm đường ruột:
- Hệ miễn dịch có bất thường: Lúc này, chính hệ miễn dịch chứ không phải virus, vi khuẩn sẽ tấn công thành ruột, gây ra viêm nhiễm.
- Chế độ ăn uống quá nhiều thịt: Tiêu thụ quá nhiều protein từ thịt cũng dễ khiến tế bào bị nhiễm độc, gây viêm loét đường ruột.
- Hút thuốc lá, sử dụng các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm đường ruột.
- Độ tuổi: Những người ngoài 35 tuổi có nguy cơ mắc viêm đường ruột cao hơn người bình thường.
- Di truyền: Trong gia đình có người mắc viêm ruột thì bạn cũng có khả năng mắc bệnh này rất cao.
- Giới tính: Tỷ lệ nam giới mắc viêm loét đại tràng cao hơn nữ giới. Ngược lại, tỷ lệ nữ giới mắc crohn cao hơn nam giới.
- Chủng tộc: Viêm đường ruột xảy ra phổ biến ở người da trắng.
IV. Triệu chứng nhận biết đường ruột bị viêm
Tùy thuộc vào vị trí tổn thương và mức độ nghiêm trọng mà bệnh viêm ruột sẽ xuất hiện với các triệu chứng khác nhau.
1. Triệu chứng điển hình
Dưới đây là một số triệu chứng điển hình giúp nhận biết bệnh viêm ruột:
- Tiêu chảy.
- Mệt mỏi.
- Đau bụng.
- Phân có máu hoặc chất nhầy.
- Chán ăn.
- Giảm cân bất thường.
2. Triệu chứng hiếm gặp
Các triệu chứng hiếm gặp hơn của bệnh viêm ruột gồm:
- Sốt.
- Ngứa, đỏ, đau mắt.
- Đau khớp.
- Buồn nôn và nôn.
- Phát ban da và lở loét (loét).
V. Biến chứng của bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột nếu không được điều trị kịp thời và để kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như sau:
1. Ung thư đại tràng
Viêm loét đại tràng hoặc bệnh Crohn ảnh hưởng đến phần lớn ruột kết, có thể làm tăng nguy cơ ung thư cho cơ quan này. Theo đó, sàng lọc ung thư bằng nội soi đại tràng định kỳ thường chỉ định thực hiện từ khoảng 8 – 10 năm sau khi được chẩn đoán.
2. Thiếu máu
Tình trạng thiếu máu xảy ra khi số lượng tế bào hồng cầu khỏe mạnh không đủ để vận chuyển oxy để tất cả các bộ phận trong cơ thể.
3. Mất nước hoặc suy dinh dưỡng
Đau bụng và tiêu chảy do viêm ruột kéo dài khiến cơ thể bị mất nước, khó hấp thụ dưỡng chất khiến người bệnh bị suy dinh dưỡng.
4. Phình đại tràng
Viêm ruột có thể khiến đại tràng bị giãn nở bất thường làm giảm nhu động hoặc ngừng hoạt động, gây đau dữ dội, thậm chí là tử vong.
5. Lỗ rò
Tình trạng viêm nhiễm đôi khi có thể lan rộng qua thành ruột hình thành lỗ rò ở gần hoặc xung quanh vùng hậu môn hoặc vùng bên trong, hướng vào thành bụng.
Trong một số trường hợp, lỗ rò có thể bị nhiễm trùng, từ đó tạo thành một túi mủ gọi là áp xe.
6. Nứt hậu môn
Là một vết rách nhỏ ở mô lót hoặc vùng da xung quanh hậu môn. Tình trạng này khiến người bệnh đau đớn khi đi đại và có thể dẫn đến rò quanh hậu môn.
5. Yếu xương
Bệnh viêm ruột kéo dài không được điều trị có thể gây yếu xương, loãng xương và mất xương.
6. Viêm ở cơ quan khác
Tình trạng đường ruột bị viêm nhiễm trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ gây viêm ở các cơ quan khác trong cơ thể như sỏi mật, viêm gan, viêm tuyến tụy.
VI. Các phương pháp chẩn đoán bệnh viêm ruột
Để chẩn đoán bệnh viêm ruột, ngoài thăm khám lâm sàng qua triệu chứng và tiền sử bệnh lý, bệnh nhân có thể cần thực hiện các xét nghiệm, nội soi và chẩn đoán hình ảnh dưới đây.
1. Nội soi
Bệnh nhân có thể được bác sĩ chẩn đoán một trong các thủ thuật nội soi sau:
- Nội soi đại tràng: Bác sĩ đưa ống nội soi có gắn máy ảnh để xem xét toàn bộ đại tràng bên trong. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ lấy mẫu mô sinh thiết để thực hiện xét nghiệm.
- Nội soi đại tràng sigma: Bác sĩ đưa ống soi nhỏ để kiểm tra trực tràng và đại tràng sigma.
- Nội soi viên nang: Bệnh nhân nuốt một viên nang có gắn camera bên trong. Hình ảnh thu thập được sẽ được gửi về máy ghi hình đeo trên thắt lưng. Viên nang sẽ tự đào thải ra khỏi cơ thể theo đường phân.
- Nội soi ruột non dùng bóng hỗ trợ: Kỹ thuật này cho phép bác sĩ nhìn sâu hơn vào bên trong ruột non – vị trí máy nội soi tiêu chuẩn không thể di chuyển tới.
- Nội soi tiêu hóa trên: Để kiểm tra thực quản, dạ dày và tá tràng. Bệnh nhân chỉ thực hiện thủ thuật này khi có triệu chứng buồn nôn, nôn, nuốt khó hoặc đau vùng bụng trên.
2. Xét nghiệm
Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện xét nghiệm sau:
- Xét nghiệm máu: Để kiểm tra tình trạng thiếu máu, thiếu hồng cầu gây giảm vận chuyển oxy đến các mô.
- Xét nghiệm nhiễm trùng: Để kiểm tra dấu hiệu nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus.
- Xét nghiệm phân: Phân tích mẫu phân để phát hiện máu ẩn và ký sinh trùng.
3. Chẩn đoán hình ảnh
Các chẩn đoán hình ảnh được sử dụng trong bệnh viêm ruột gồm:
- Chụp X-quang: Dùng khi bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng, để kiểm tra tình trạng phình đại tràng hoặc thủng đại tràng.
- Chụp cắt lớp vi tính (CT): Giúp thu được hình ảnh chi tiết về toàn bộ ruột cũng như các mô bên ngoài ruột.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): Máy quét MRI sử dụng từ trường để tạo ra hình ảnh chi tiết về các mô, cơ quan, từ đó giúp phát hiện lỗ rò xung quanh hậu môn hoặc ruột non.
VII. Cách điều trị bệnh viêm ruột
Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm ruột, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân:
1. Điều trị viêm ruột bằng thuốc
Đối với hầu hết các trường hợp bệnh viêm ruột, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc điều trị như sau:
- Thuốc ức chế miễn dịch: Ngăn chặn phản ứng miễn dịch giải phóng các hóa chất gây viêm trong cơ thể giúp tránh tình trạng niêm mạc ruột bị tổn thương. Một số loại thường được bác sĩ chỉ định là: azathioprine, methotrexate, mercaptopurine.
- Nhóm thuốc chống viêm: Thuốc chống viêm nhóm aminosalicylate như balsalazide, mesalamine, olsalazine dùng khi bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình. Corticosteroid chỉ dùng trong thời gian ngắn giúp giảm viêm và ức chế miễn dịch.
- Thuốc sinh học: Tác dụng ức chế các protein gây ra phản ứng viêm trong cơ thể. Thuốc thường dùng là adalimumab, infliximab, certolizumab, vedolizumab, ustekinumab.
- Thuốc chống tiêu chảy: Thuốc bổ sung chất xơ như bột psyllium, methylcellulose. Nếu tiêu chảy nặng, bác sĩ chỉ định thuốc Loperamid.
- Thuốc kháng sinh: Dùng khi nghi ngờ bị nhiễm trùng, như trong trường hợp bệnh Crohn quanh hậu môn.
- Thuốc giảm đau: Acetaminophen dùng trong trường hợp đau nhẹ. Nhóm thuốc giảm đau không steroid như naproxen, ibuprofen, diclofenac… có thể làm cho bệnh nặng hơn và nên tránh sử dụng.
Khi điều trị bệnh viêm ruột bằng thuốc, người bệnh cần chú ý tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Một số loại thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nặng. Do đó, người bệnh cần làm các xét nghiệm tầm soát viêm gan, lao và tiêm vacxin được khuyến nghị trước khi bắt đầu điều trị bằng loại thuốc này.
2. Điều trị viêm ruột bằng phẫu thuật
Trường hợp điều trị bằng thuốc không hiệu quả hoặc bệnh nghiêm trọng hơn, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật cụ thể như sau:
- Phẫu thuật viêm loét đại tràng: Cắt bỏ toàn bộ trực tràng và đại tràng.
- Cắt bỏ một phần đường tiêu hóa bị tổn thương: Sau đó nối các phần khỏe mạnh lại với nhau.
VIII. Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân viêm ruột
Bệnh nhân viêm ruột bị tiêu chảy, chán ăn, hấp thu kém khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng cần thiết. Vì vậy, cần đặc biệt lưu ý về chế độ dinh dưỡng và ăn uống hàng ngày để hỗ trợ tăng sức khỏe và đề kháng chống lại bệnh tật.
1. Nguyên tắc ăn uống
Nguyên tắc ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh viêm đường ruột tiến triển tốt hơn. Ngược lại, nếu ăn uống không khoa học, bệnh tình có thể chuyển nặng hơn.
Vậy người bị viêm ruột ăn uống như thế nào? Người bị viêm ruột nên chú ý các nguyên tắc ăn uống sau đây:
- Không ăn các món khiến bản thân cảm thấy đầy bụng, khó tiêu, đau bụng, dị ứng…
- Đa dạng hóa món ăn hàng ngày để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng và kích thích ngon miệng.
- Không sử dụng thực phẩm chế biến sẵn vì chúng thường chứa phụ gia, dễ gây kích ứng.
- Không uống các loại cốm hoặc sủi vì dễ khiến người bệnh bị tiêu chảy.
- Nên ăn chậm và nhai kỹ để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn, tránh gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
- Nên ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày (5 – 6 bữa nhỏ), thay vì 2 – 3 bữa lớn.
Ngoài những nguyên tắc trên đây, dưới đây sẽ là danh sách thực phẩm giúp người bệnh biết viêm ruột ăn gì và viêm ruột không nên ăn gì.
2. Thực phẩm nên ăn
Người bị viêm ruột nên ăn gì? Dưới đây là một số thực phẩm phù hợp với người bị viêm đường ruột:
- Tinh bột dễ tiêu hóa: bánh quy không nhân, bánh mì trắng; các loại hạt, ngũ cốc, bột yến mạch; mì gạo, mì ống…
- Thực phẩm giàu axit béo Omega-3: hạt lanh, dầu cá…
- Rau củ và hoa quả: Hoa quả và rau củ rất tốt cho người bị viêm ruột, đặc biệt là các loại rau củ quả chứa nhiều vitamin C. Cụ thể gồm: rau xanh (măng tây, cải bó xôi); củ cải, cà chua đã bỏ vỏ và hạt, bí đao, bí đỏ, cà rốt, khoai tây bỏ vỏ; chuối chín, dưa hấu, dưa gang, bơ,…
- Chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai: Lưu ý, không nên sử dụng sữa vì có thể bị dị ứng lactose trong sữa.
- Nên ăn thịt trắng thay vì thịt đỏ.
- Có thể ăn các món tráng miệng nhưng ở mức độ vừa phải như bánh bông lan, bánh quy, bánh xốp, thạch, pudding…
- Nên uống 2,5 – 3l nước lọc/ ngày:Nên chia nhỏ nước thành nhiều lần uống.
3. Thực phẩm không nên ăn
Người bị viêm đường ruột kiêng ăn gì? Một số thực phẩm rất không tốt cho người bị viêm đường ruột và có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, người bệnh nên kiêng là:
- Mì pasta, bánh mì nguyên hạt, bánh quy giòn, đậu và dừa trong bánh mì.
- Các loại hạt, vỏ các loại rau củ, trái cây.
- Một số loại quả như nho khô, quả sung, quả mận…
- Rau củ sống
- Một số loại rau nấu chín như bắp cải luộc, hành tây, súp lơ, ngô, đậu hà lan…
- Đậu phụ, đậu lăng.
- Thịt mỡ, sụn.
- Dưa muối, cà muối.
- Bắp rang bơ.
- Nước ép hoa quả chưa bỏ bã và có hạt.
- Tránh uống rượu, trà, cà phê, đồ uống cáo gas.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm/đồ uống từ sữa để tránh các triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy…trầm trọng hơn.
IX. Biện pháp phòng ngừa bệnh viêm đường ruột
Không có biện pháp phòng ngừa bệnh viêm ruột đặc hiệu. Tuy nhiên, chúng ta có thể kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ:
- Nên ăn 5-6 bữa nhỏ/ngày thay vì ăn 3 bữa, mỗi bữa ăn nên cách nhau từ 2- 4 tiếng.
- Kiểm soát căng thẳng bằng tập thái cực quyền, thiền, yoga, nghe nhạc.
- Ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi đêm) và hoạt động thể chất đều đặn (ít nhất 30 phút mỗi ngày).
- Tránh tiêu thụ những thực phẩm có thể gây kích thích đường ruột như sữa, thức ăn nhiều dầu mỡ, gia vị.
- Hạn chế uống đồ uống chứa cồn, caffeine, gas, chất kích thích.
- Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày để tránh cơ thể bị mất nước, thiếu nước.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá, thuốc lào.
X. Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm ruột
Dưới đây là một số giải đáp của Yumangel liên quan đến thắc mắc về bệnh viêm ruột người bệnh có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh lý này:
1. Bệnh viêm đường ruột có nguy hiểm không?
Bệnh viêm ruột nếu không được điều trị kịp thời và để kéo dài có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: ung thư đại tràng, thiếu máu, phình đại tràng, lỗ rò, nứt hậu môn, yếu xương…
Do đó, sau 2 ngày bị viêm ruột nếu không thấy dấu hiệu giảm bệnh, tốt nhất bạn nên đi khám để được bác sĩ tư vấn cách trị viêm ruột nhé.
2. Viêm đường ruột khi nào cần thăm khám ngay?
Nếu có những dấu hiệu dưới đây, cần đi gặp bác sĩ ngay để xử lý kịp thời:
- Các triệu chứng viêm ruột kéo dài hơn 2 ngày và không có dấu hiệu thuyên giảm.
- Bị tiêu chảy liên tục 3 – 4 ngày.
- Sốt cao trên 38 độ C.
- Có máu lẫn trong phân.
- Có dấu hiệu mất nước.
Mất nước là một biến chứng rất nguy hiểm cần phòng ngừa của bệnh viêm ruột. Bởi vì mất nước sẽ khiến đường tiết niệu, thận, tim bị ảnh hưởng. Vì thế, nếu nghi ngờ bị viêm đường ruột, người bệnh nên cố gắng uống nước để ngăn tình trạng mất nước xảy ra.
Nếu tình trạng mất nước không thể bù đắp qua đường uống, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để được can thiệp bằng cách truyền nước hoặc truyền điện giải. Việc này sẽ giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm hơn sau khi bị mất nước.
3. Bị viêm ruột bao lâu thì khỏi?
Thời gian để bệnh nhân viêm ruột bình phục hoàn toàn không cố định. Thời gian này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh mà người đó gặp phải.
Nếu viêm ruột nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng nếu viêm ruột gây ra tiêu chảy, dẫn đến tình trạng mất nước, người bệnh cần phải bù nước hoặc truyền chất điện giải để bổ sung nước và sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy.
Thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây ra tác dụng phụ, làm chậm quá trình đào thải mầm bệnh, khiến thời gian khỏi bệnh kéo dài hơn.
3. Viêm đường ruột có lây không?
Thực tế, viêm đường ruột do vi khuẩn, virus có thể lây từ người bị bệnh sang người bình thường do lây nhiễm vi khuẩn, virus qua đường phân – miệng / miệng – miệng.
Do đó, nếu trong gia đình có người mắc viêm ruột, những thành viện khác cần có biện pháp tự bảo vệ mình như:
- Ăn chín uống sôi.
- Rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Không sử dụng chung dụng cụ ăn uống với người bệnh.
4. Viêm đường ruột uống thuốc gì?
Các trường hợp viêm ruột nặng cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra phác đồ điều trị viêm ruột phù hợp. Cách điều trị viêm đường ruột sẽ khác nhau giữa các bệnh nhân, tùy thuộc vào tình trạng và nguyên nhân gây bệnh.Ví dụ:
- Viêm ruột kèm theo tiêu chảy cấp và mất nước sẽ cần sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy và truyền nước/ chất điện giải nếu bệnh nhân không thể tự bù nước.
- Viêm ruột do phóng xạ để điều trị bệnh khác như ung thư, bác sĩ cần phải ngừng hoặc thay đổi cách xạ trị.
- Các trường hợp bị nhiễm khuẩn có thể phải dùng kháng sinh điều trị viêm ruột.
5. Viêm đường ruột uống nước cam được không?
Vì các loại hoa quả chứa nhiều vitamin C tốt cho người bị viêm đường ruột. Vì thế, Người viêm đường ruột có thể uống nước cam nhưng bạn cần nhớ phải loại bỏ hết hạt và bã.
6. Viêm đường ruột nên ăn gì và kiêng gì?
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng hằng ngày ảnh hưởng đến hiệu quả cải thiện triệu chứng bệnh viêm ruột. Theo đó, người bệnh nên ăn và kiêng ăn các thực phẩm sau:
- Thực phẩm nên ăn: thực phẩm dễ tiêu hóa (bột yến mạch, bánh mì); thực phẩm giàu axit béo omega-3 (dầu cá, hạt lanh).
- Thực phẩm nên kiêng: Thực phẩm giàu omega-6 (đồ chiên, thịt đỏ); thức ăn nhiều đường; đồ uống có cồn và caffeine; sữa, các sản phẩm từ sữa (phô mai, sữa chua).
7. Những ai thường mắc bệnh viêm ruột?
Viêm ruột là bệnh lý tiêu hóa thường gặp và có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, những người ngoài 35 tuổi có nguy cơ mắc viêm đường ruột cao hơn người bình thường.
Bên cạnh đó, người có thói quen hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người mắc bệnh viêm ruột cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
8. Bệnh viêm đường ruột có cần tầm soát định kỳ không?
Bệnh viêm ruột nếu để kéo dài không điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Vì vậy, bệnh nhân nên tầm soát và thăm khám định kỳ để theo dõi sát sao, tránh bệnh tiến triển nghiêm trọng.
Trên đây là những thông tin về bệnh viêm ruột mà thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng bạn đã có thêm thông tin hữu ích để chủ động theo dõi, phát hiện bệnh viêm rột từ sớm.
Nếu bạn còn bất kỳ băn khoăn nào, vui lòng gọi đến hotline miễn phí 1800.1125 hoặc đặt câu hỏi tư vấn dưới bài viết này để được dược sĩ của Yumangel giải đáp nhé!
Tham khảo:
- Đau cuống bao tử là gì – Nguyên nhân và cách điều trị
Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.
Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…