Viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào? 7 cách phân biệt

Viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào? Dù có nhiều điểm tương đường nhưng viêm dạ dày và loét dạ dày lại là 2 bệnh lý hoàn toàn khác nhau về mức độ tổn thương, triệu chứng, biến chứng cũng như cách điều trị.

Viêm dạ dày và loét dạ dày đều là các bệnh liên quan đến tổn thương niêm mạc dạ dày. Chính vì vậy, rất nhiều người bị nhẫm lẫn viêm dạ dày và loét dạ dày là một bệnh.

Tuy nhiên, viêm dạ dày và loét dạ dày là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau về mức độ tổn thương, triệu chứng, biến chứng cũng như phương pháp điều trị. 

Việc phân biệt chính xác viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau thế nào là điều rất quan trọng giúp người bệnh nhận biết bệnh sớm và bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp. Mặt khác, phân biệt chính xác giữa viêm dạ dày và loét dạ dày cũng có tầm quan trọng trong nghiên cứu y học để đưa ra các phương pháp điều trị mới và hiệu quả hơn cho hai bệnh lý này.

Để hiểu rõ và biết chính xác bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào, hãy cùng theo dõi nội dung dưới đây của thuốc dạ dày chữ Y nhé!

I. Viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào: Mức độ tổn thương  

Dạ dày là cơ quan hình ống hẹp và có cấu trúc phức tạp, bao gồm 5 lớp: thanh mạc, lớp dưới thanh mạc, 3 lớp cơ trơn, lớp dưới niêm mạc, niêm mạc. Mức độ tổn thương của viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như sau: 

1. Viêm dạ dày

Là tình trạng viêm ở lớp màng bảo vệ dạ dày. Tình trạng viêm xảy ra ở niêm mạc dạ dày – lớp lót có tác dụng bảo vệ dạ dày khỏi các axit, enzyme và vi sinh vật đi qua nó hàng ngày. 

Cụ thể hơn:

  • Viêm dạ dày thường gây tổn thương ở lớp niêm mạc của dạ dày. 
  • Viêm dạ dày có thể xảy ra tại bất kỳ vị trí nào của niêm mạc dạ dày, nhưng thường gây tổn thương ở trong dạ dày. 
  • Phạm vi tổn thương của viêm dạ dày có thể là toàn bộ niêm mạc dạ dày, hoặc chỉ ở một phần niêm mạc, không lan ra các cơ quan khác. Do vậy, tổn thương do viêm dạ dày có thể hồi phục hoàn toàn. 
Hình ảnh dạ dày bị viêm. 

Hình ảnh dạ dày bị viêm.

2. Loét dạ dày

Là tình trạng xuất hiện vết loét hở ở niêm mạc dạ dày xảy ra khi axit dạ dày ăn mòn qua niêm mạc.

  • Phạm vi loét dạ dày rộng hơn viêm dạ dày vì không chỉ gây tổn thương trong phạm vi dạ dày. 
  • Loét dạ dày gây tổn thương ở tầng niêm mạc, có thể ăn sâu xuống các lớp cơ và có thể lan sang các cơ quan như thực quản, tá tràng. Vì vậy, việc hồi phục sẽ mất nhiều thời gian và khó khăn hơn.
Hình ảnh dạ dày bị loét.

Hình ảnh dạ dày bị loét.

II. Viêm dạ dày và viêm loét dạ dày khác nhau thế nào: Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày giống nhau. Cụ thể:

1. Do nhiễm vi khuẩn H. pylori

Nhiễm vi khuẩn HP được xem là nguyên nhân chính gây bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày. Loại vi khuẩn này có khả năng tiết ra một loại enzyme loại bỏ lớp nhầy bảo vệ của niêm mạc dạ dày, là điều kiện tiên quyết để axit dạ dày xâm nhập vào lớp niêm mạc. gây hư hỏng. 

Vi khuẩn HP còn sản sinh ra độc tố có khả năng phân hủy và làm hoại tử tế bào dạ dày, từ đó axit dạ dày xâm nhập mạnh gây loét, bào mòn dạ dày. 

2. Do lạm dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs)

Việc lạm dụng, sử dụng NSAIDs kéo dài hoặc sử dụng ở liều cao có thể gây ra tổn thương niêm mạc dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét dạ dày.

Thuốc NSAIDs có thể gây ra cả viêm dạ dày và loét dạ dày. NSAIDs bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin IB, những loại khác) và naproxen natri (Aleve, Anaprox DS). Sử dụng các thuốc giảm đau này thường xuyên hoặc dùng quá nhiều thuốc này có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày.

3. Hút thuốc, uống rượu quá mức

Rượu có thể gây kích ứng và phá vỡ niêm mạc dạ dày. Điều này làm cho dạ dày của bạn dễ bị tổn thương hơn bởi dịch tiêu hóa. Tiêu thụ rượu quá mức có nhiều khả năng gây viêm dạ dày và loét dạ dày.

Thuốc lá có thể kích thích sản xuất axit trong dạ dày và làm tổn thương niêm mạc dạ dày dẫn tới viêm và loét.

4. Căng thẳng, stress

Tâm lý căng thẳng, stress kéo dài có thể ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, khiến dạ dày tăng sản xuất axit. Hậu quả là dẫn đến tổn thương, viêm loét niêm mạc dạ dày.

5. Các bệnh lý đi kèm

Viêm dạ dày và loét dạ dày có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý khác như: trào ngược dạ dày, viêm thực quản, viêm khớp dạ dày, tràn dịch khớp, HIV/AIDS, bệnh Crohn, bệnh Celiac, Sarcoidosis và nhiễm ký sinh trùng…

Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm dạ dày và loét dạ dày. 

Nhiễm vi khuẩn HP là nguyên nhân gây viêm dạ dày và loét dạ dày.

III. So sánh viêm dạ dày và loét dạ dày: Triệu chứng

Triệu chứng của bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày có nhiều điểm tương đồng. Người bệnh đều gặp các triệu chứng như: đau thượng vị, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn, chán ăn, ăn nhanh no… Tuy nhiên, so với viêm dạ dày, loét dạ dày thường gây ra cảm giác đau hơn, các triệu chứng khác cũng ở mức độ nghiêm trọng hơn.

1. Triệu chứng viêm dạ dày

– Các triệu chứng của viêm dạ dày thường âm thầm, biểu hiện chưa rõ ràng 

– Người bệnh chỉ bị đau âm ỉ, khó chịu vùng thượng vị.

–  Các triệu chứng thường xảy ra sau ăn từ 15- 60 phút như: chướng bụng, ợ chua, đầy hơi, khó tiêu, buồn nôn… 

2. Triệu chứng loét dạ dày

– Loét dạ dày bao gồm tất cả các triệu chứng của viêm dạ dày nhưng mức độ nặng hơn.

– Cơn đau dữ dội sau bữa ăn từ vụng thượng vị sau đó lan ra khắp bụng. Bệnh nhân bị đau quặn thắt và vô cùng khó chịu. 

– Các triệu chứng nặng có thể xuất hiện như: nôn ra máu, có thể thấy máu đen trong phân, sụt cân, rối loạn tiêu hóa, suy nhược cơ thể… 

Người bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày đều bị au thượng vị, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn… nhưng triệu chứng của loét dạ dày nghiêm trọng hơn.

Người bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày đều bị đau thượng vị, đầy hơi, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn… nhưng triệu chứng của loét dạ dày nghiêm trọng hơn.

IV. Phân biệt viêm dạ dày và viêm loét dạ dày: Biến chứng

Biến chứng của bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau. Nhưng một số biến chứng giống nhau là chảy máu dạ dày, hẹp môn vị, thủng và ung thư dạ dày. 

1. Biến chứng viêm dạ dày

Hầu hết, viêm dạ dày HP K29 cấp tính chỉ là tạm thời và không nghiêm trọng. Nhưng nếu để kéo dài và không điều trị, viêm dạ dày HP K29 diễn ra trong một thời gian, có thể làm hỏng niêm mạc dạ dày của bạn. Điều này có thể dẫn đến các biến chứng sau:

1.1. Loét dạ dày tá tràng

Viêm dạ dày ăn mòn có thể tiến triển thành bệnh loét dạ dày tá tràng. Các vết loét có thể gây chảy máu đường tiêu hóa  dẫn đến thiếu máu. 

Loét thường xuyên cũng có thể gây ra sẹo. Mô sẹo trong dạ dày của bạn có thể trở thành vấn đề nếu nó thu hẹp hoặc chặn các lỗ hở ở phía dưới (môn vị). Điều này được gọi là tắc nghẽn đường ra dạ dày (GOO).

Loét dạ dày không được điều trị và để kéo dài có thể gây thủng dạ dày. Điều này có thể cho phép vi khuẩn từ dạ dày thoát vào khoang bụng (viêm phúc mạc). Viêm phúc mạc có thể dẫn đến các biến chứng nặng hơn, bao gồm nhiễm trùng máu và nhiễm trùng huyết.

1.2. Tắc nghẽn đường ra dạ dày

Mô sẹo do loét hoặc viêm lâu ngày có thể chặn một phần hoặc toàn bộ lỗ thông giữa dạ dày và ruột. Điều này có thể cản trở quá trình tiêu hóa và gây đau, buồn nôn và nôn.

1.2. Viêm teo và dị sản dạ dày

Viêm dạ dày sau nhiều năm có thể khiến niêm mạc dạ dày của bạn teo đi và mất đi một số chức năng. Bạn có thể gặp khó khăn trong việc tiêu hóa và hấp thụ một số chất dinh dưỡng nhất định, chẳng hạn như sắt, axit folic và vitamin B12 ( thiếu máu ác tính).

1.3. Thiếu máu

Thiếu máu do thiếu sắt có thể do mất máu do loét chảy máu hoặc do niêm mạc dạ dày tiếp tục bị kích thích. Tình trạng này  cũng có thể do nhiễm H. pylori hoặc viêm dạ dày tự miễn, cả hai đều khiến cơ thể  không thể hấp thụ sắt tốt như bình thường. 

Viêm dạ dày cũng có thể dẫn đến thiếu máu ác tính, trong đó cơ thể bạn không thể hấp thụ đủ Vitamin B12.

1.4. Không sản xuất đủ achlorhydria hoặc hypochlorhydria

Viêm teo dạ dày đôi khi khiến dạ dày không sản xuất đủ (hypochlorhydria) hoặc bất kỳ axit clohydric (achlorhydria) –  một thành phần của axit dạ dày. Điều này có thể cản trở quá trình tiêu hóa và khiến cơ thể bạn không thể hấp thụ đủ chất dinh dưỡng.

1.5. Chảy máu dạ dày

Chảy máu trong là biến chứng phổ biến nhất của viêm loét dạ dày . Nó có thể xảy ra khi vết loét phát triển ở vị trí mạch máu. Chảy máu có thể là: chảy máu chậm, kéo dài, dẫn đến thiếu máu – gây mệt mỏi, khó thở, da nhợt nhạt và tim đập nhanh.

1.6. Thủng dạ dày 

Vết loét cuối cùng có thể biến thành một lỗ (thủng) trên thành dạ dày. Điều này có thể dẫn đến nhiễm trùng trong khoang bụng gọi là viêm phúc mạc.

1.7. Chuyển sản dạ dày ruột

Đây là một tình trạng hiếm gặp, trong đó viêm dạ dày HP K29 mãn tính dẫn đến những thay đổi trong tế bào niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

1.8. Ung thư dạ dày 

Hiếm khi, viêm dạ dày HP K29 có thể làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nguy cơ này sẽ tăng lên nếu bị mỏng niêm mạc dạ dày và thay đổi tế bào của niêm mạc.

Một số nghiên cứu cho thấy, viêm dạ dày teo làm tăng nguy cơ ung thư biểu mô tuyến dạ dày, ung thư hạch mô bạch huyết liên quan đến niêm mạc (MALT) và các khối u thần kinh nội tiết.

Viêm dạ dày không điều trị kịp thời có thể dẫn đến loét, chảy máu dạ dày và một số biến chứng khác.

Viêm dạ dày không điều trị kịp thời có thể dẫn đến loét, chảy máu dạ dày và một số biến chứng khác.

2. Biến chứng loét dạ dày

Bệnh viêm loét dạ dày nếu không được điều trị ngay sẽ trở thành mãn tính và khó có thể chữa khỏi hoàn toàn. Các biến chứng của viêm loét dạ dày tương đối hiếm gặp nhưng có thể rất nghiêm trọng nếu xảy ra. Cụ thể là:

2.1. Hẹp môn vị

Môn vị là phần cuối cùng của dạ dày và có vị trí nối tiếp với tá tràng. Biến chứng hẹp môn vị xảy ra khi niêm mạc môn vị dày lên, bị chai xơ hoặc xuất hiện khối u, từ đó làm cản trở quá trình lưu thông thức ăn từ dạ dày xuống đường ruột. Hậu quả là gây ra tình trạng ứ đọng thức ăn trong dạ dày nhiều giờ liền và dạ dày trở nên giãn to ra cùng với sự co bóp quá mức. 

Khi bị hẹp môn vị, bệnh nhân sẽ vô cùng khó chịu với các triệu chứng sau:

  • Đau bụng dữ dội, liên tục và kéo dài.
  • Buồn nôn hoặc nôn. 
  • Thức ăn nôn ra có mùi khó chịu.
  • Tiêu chảy.
  • Người mệt mỏi, uể oải, đổ mồ hôi, không có năng lượng.
  • Bụng bị óc ách khó tiêu thức ăn.
  • Sụt cân nhanh.

2.2. Chảy máu dạ dày 

Hay còn gọi là xuất huyết dạ dày, xuất huyết tiêu hóa hay xuất huyết đường tiêu hóa. Chảy máu trong là biến chứng thường gặp nhất của loét dạ dày. Biến chứng này có thể xảy ra khi loét phát triển ở vị trí mạch máu.

Chảy máu trong có thể là:

  • Chảy máu chậm, lâu dài, dẫn đến  thiếu máu: gây mệt mỏi, khó thở , da nhợt nhạt và  tim đập nhanh.
  • Chảy máu nhanh và nghiêm trọng: khiến người bệnh nôn ra máu hoặc đi ngoài phân có màu đen, dính và giống như nhựa đường.

Khi bị xuất huyết tiêu hóa, người bệnh sẽ nôn ra máu và đi ngoài ra máu. Máu trong dịch tiết có thể có màu đỏ hoặc sẫm.

2.3. Thủng dạ dày 

Một biến chứng hiếm gặp hơn của loét dạ dày là niêm mạc dạ dày bị rách, được gọi là thủng dạ dày. 

  • Lúc đầu, người bệnh sẽ thấy đau thượng vị rất dữ dội, cảm giác như có dao đâm vào bụng, dù có làm thế nào cũng không thể làm dịu cơn đau. Bụng căng tức, chỉ cần thở mạnh cũng khiến cơn đau tăng thêm. Sau đó, từ vùng thượng vị, cơn đau sẽ lan ra khắp bụng.
  • Người bệnh sẽ cảm thấy không còn sức lực, mệt mỏi, mặt tái nhợt, tay chân lạnh, đổ mồ hôi, có thể tụt huyết áp. 
  • Bệnh nhân viêm loét dạ dày có các triệu chứng trên thì rất có thể đã có biến chứng thủng dạ dày, cần đưa người bệnh đến bệnh viện để cấp cứu và phẫu thuật ngay. Tình trạng càng kéo dài thì càng nguy hiểm.

Biến chứng thủng dạ dày rất nghiêm trọng vì nó tạo điều kiện cho vi khuẩn sống trong dạ dày thoát ra ngoài và lây nhiễm vào niêm mạc bụng (phúc mạc). Tình trạng này được gọi là viêm phúc mạc .

Trong viêm phúc mạc, nhiễm trùng có thể nhanh chóng lan vào máu (nhiễm trùng huyết) trước khi lan sang các cơ quan khác. Điều này có nguy cơ gây suy đa cơ quan và có thể gây tử vong nếu không được điều trị.

Triệu chứng phổ biến nhất của viêm phúc mạc là đau bụng đột ngột và ngày càng nặng hơn. Viêm phúc mạc là một cấp cứu y tế cần phải nhập viện. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết.

2.4. Ung thư dạ dày 

Loét dạ dày ban đầu là một bệnh lành tính nhưng nếu không được điều trị kịp thời và để kéo dài có thể dẫn đến những biến chứng ung thư dạ dày cực kỳ nguy hiểm. Đây là loại ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất.

Biến biến ung thư dạ dày có khả năng xảy ra cao ở những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP, vết loét tiến triển dai dẳng từ 10 năm trở lên.

Loét dạ dày nghiêm trọng và kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết và ung thư dạ dày.

Loét dạ dày nghiêm trọng và kéo dài dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như hẹp môn vị, thủng dạ dày, xuất huyết và ung thư dạ dày.

Tóm lại, cả viêm dạ dày và loét dạ dày đều có nguy cơ dẫn đến các biến chứng hẹp môn vị, chảy máu dạ dày, thủng dạ dày và ung thư dạ dày. Khi xuất hiện các biến chứng nguy hiểm này, người bệnh cần nhập viện để được bác sĩ điều trị kịp thời, có thể bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

V. Viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau thế nào: Chẩn đoán

Vì mức độ tổn thương khác nhau nên các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp chẩn đoán phù hợp với tình trạng viêm hoặc loét dạ dày.

1. Chẩn đoán viêm dạ dày

Để phát hiện và chẩn đoán viêm dạ dày, bác sĩ thường thông qua các phương pháp như siêu âm, nội soi, xét nghiệm máu hoặc nước tiểu để phát hiện tình trạng viêm.

2. Chẩn đoán loét dạ dày

Để phát hiện và chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ thường thông qua xét nghiệm nước tiểu, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân, xét nghiệm hơi thở, nội soi dạ dày, uống thuốc cản quang Baryt và chụp phim X- Quang để kiểm tra vết loét trên niêm mạc dạ dày.

Cụ thể:

–  Nội soi và sinh thiết tìm HP trong dạ dày: Một ống nội soi mỏng chứa một camera nhỏ được đưa qua miệng và xuống dạ dày để kiểm tra niêm mạc dạ dày xem có dấu hiệu viêm không. Đồng thời, trong quá trình nội soi, bác sĩ cũng có thể làm sinh thiết, lấy một mẫu mô nhỏ và gửi đến phòng thí nghiệm để phân tích. Sinh thiết cũng có thể xác định sự hiện diện của HP trong niêm mạc dạ dày.

– Xét nghiệm HP qua hơi thở (Urea Breath Test): Để kiểm tra hơi thở, bệnh nhân cần uống một ly nhỏ chất lỏng trong suốt và không vị có chứa carbon phóng xạ. Vi khuẩn HP phá vỡ chất lỏng xét nghiệm trong dạ dày. Sau đó, bệnh nhân thổi vào một chiếc túi và được niêm phong lại. Nếu bị nhiễm H. pylori, mẫu hơi thở của người bệnh sẽ chứa carbon phóng xạ.

-Xét nghiệm phân: Vi khuẩn HP nếu có trong dạ dày sẽ thường xuyên bị cơ thể đào thải qua phân. Xét nghiệm phân tìm vi khuẩn HP bằng phương pháp miễn dịch huỳnh quang giúp bác sĩ phát hiện chính xác vi khuẩn HP trong phân. 

– Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu được sử dụng để đo kháng thể kháng H pylori. Kháng thể là các protein do hệ thống miễn dịch của cơ thể tạo ra khi phát hiện các chất có hại như vi khuẩn. Xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ có thể kiểm tra số lượng hồng cầu của bệnh nhân để xem liệu có bị thiếu máu hay không.

– Chụp X-quang: Giúp bác sĩ quan sát phần trên của hệ tiêu hóa. Trước khi chụp X-quang, bệnh nhân cần nuốt một chất lỏng màu phấn gọi là barium. Chất này có tác dụng bao phủ các cơ quan bên trong để giúp bác sĩ nhìn thấy chúng rõ ràng nhất. Đồng thời cũng cho phép bác sĩ phát hiện có sự xói mòn trong niêm mạc dạ dày hay không.

 Nội soi và sinh thiết tìm HP trong dạ dày. 

Nội soi và sinh thiết tìm HP trong dạ dày.

VI. Sự khác nhau giữa viêm dạ dày và loét dạ dày: Phương pháp điều trị

Do mức độ tổn thương khác nhau nên phương pháp điều trị bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày sẽ có sự khác biệt để đạt được hiệu quả cao nhất. 

1. Điều trị viêm dạ dày

Tùy theo mức độ nghiêm trọng của bệnh, bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc kháng axit, thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc chẹn H2.

– Thuốc khánh sinh: Đối với trường hợp nhiễm khuẩn HP, sử dụng thuốc kháng sinh là phương pháp chính để tiêu diệt vi khuẩn. Bệnh nhân cần đảm bảo uống đủ liều thuốc kháng sinh theo toa, thường trong 7 đến 14 ngày. Thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm dạ dày HP là: Amoxicillin, clarithromycin (Biaxin), metronidazole (Flagyl), tetracycline (Sumycin), tinidazole (Tindamax), Levofloxacin…

– Thuốc ức chế proton: Thuốc ức chế proton (PPI) cũng được sử dụng để giảm acid trong dạ dày và giảm nguy cơ tái phát viêm dạ dày. Thuốc PPI thường dùng là dexlansoprazole (Dexilant), esomeprazole (Nexium), lansoprazole (Prevacid), omeprazole (Prilosec), pantoprazole (Protonix) và rabeprazole (Aciphex).

– Thuốc kháng axit: Nhóm thuốc kháng axit hoạt động bằng cách trung hòa axit dạ dày. Có nhiều loại thuốc kháng axit khác nhau được dùng trong điều trị viêm dạ dày  bao gồm Maalox, Mylanta, Rolaids và Tums. 

– Thuốc chẹn histamin H2: Thuốc chẹn histamine (H2) có tác dụng làm giảm lượng axit dạ dày tạo ra. Các thuốc thường dùng bao gồm Cimetidine (Tagamet), Famotidine (Pepcid) và Nizatidine.

– Thuốc bao phủ bề mặt dạ dày: Thuốc có tác dụng bảo vệ mô dạ dày bị tổn thương khỏi axit và enzyme để nó có thể mau chóng lành lại. Loại thuốc thường dùng là Sucralfate (Carafate) và Misoprostol (Cytotec).

Viêm dạ dày thường được điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. 

Viêm dạ dày thường được điều trị bằng thuốc kết hợp thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt.

2. Điều trị loét dạ dày

Tùy thuộc vào mức độ loét dạ dày mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa (bằng thuốc) hoặc điều trị ngoại khoa (can thiệp phẫu thuật). 

– Thuốc: Khi điều trị bằng thuốc, người bệnh cần sử dụng thuốc theo phác đồ của bác sĩ. Phác đồ điều trị vi khuẩn HP gồm 2 loại kháng sinh và một loại thuốc kháng acid. Thông thường, phác đồ điều trị sẽ kéo dài trong khoảng từ 7 đến 14 ngày. 

– Can thiệp phẫu thuật: Nếu bệnh nhân loét dạ dày không đáp ứng với điều trị bằng thuốc hoặc có dấu hiệu trở nặng gây biến chứng nghiêm trọng, bác sĩ có thể chỉ định can thiệp phẫu thuật. Các phương pháp phẫu thuật gồm khâu lại loét dạ dày hoặc cắt bỏ một phần dạ dày. 

Loét dạ dày nặng gây biến chứng có thể cần thực hiện phẫu thuật. 

Loét dạ dày nặng gây biến chứng có thể cần thực hiện phẫu thuật.

VII. Viêm dạ dày với loét dạ dày cái nào nặng hơn?

Từ những thông tin phân tích ở trên có thể thấy, loét dạ dày là tình trạng nặng và nghiêm trọng hơn so với viêm dạ dày. 

Nếu như viêm dạ dày chỉ xảy ra tình trạng viêm ở lớp màng bảo vệ dạ dày. Thì tổn thương do loét dạ dày có thể ăn sâu xuống các lớp cơ và có thể lan sang các cơ quan như thực quản, tá tràng. Điều này không chỉ gây khó khăn cho việc điều trị mà còn có nguy cơ cao dẫn đến các biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng như đã đề cập ở trên nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời và đúng cách.

Tóm lại, bệnh viêm dạ dày và loét dạ dày giống nhau về nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng cũng có nhiều điểm tương đồng nên dễ bị nhầm lẫn là một bệnh. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ hơn về việc viêm dạ dày và loét dạ dày khác nhau như thế nào, ta có thể thấy, mức độ tổn thương, triệu chứng cũng như cách điều trị hai bệnh lý này là khác nhau. 

Để xác định chính xác đang bị viêm dạ dày hay loét dạ dày, bạn nên đến gặp bác sĩ khi thường xuyên bị đau thượng vị, ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn, chướng bụng… để được chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/gastritis/symptoms-causes/syc-20355807

https://www.healthdirect.gov.au/stomach-ulcers

https://www.webmd.com/digestive-disorders/digestive-diseases-gastritis#google_vignette

https://www.healthline.com/health/gastritis#diagnosis

https://benhvienthucuc.vn/viem-da-day-khac-loet-da-day-nhu-the-nao/#32-Trieu-chung-viem-khac-nhau-cua-viem-da-day-va-loet-da-day

https://ivie.vn/phan-biet-viem-da-day-va-loet-da-day-ta-trang-0

https://vinmecdr.com/phan-biet-viem-da-day-va-loet-da-day/

https://bvnguyentriphuong.com.vn/noi-tieu-hoa/phan-biet-viem-da-day-va-loet-da-day-ta-trang

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *