Góc giải đáp: Viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì?

Thói quen và chế độ ăn uống ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình điều trị bệnh viêm dạ dày HP dương tính. Vậy viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì? Cùng Yumangel.vn đi tìm câu trả lời nhé!

I. Viêm dạ dày HP dương tính và triệu chứng cảnh báo

Theo thống kê, khoảng 70% dân số Việt Nam bị nhiễm khuẩn HP. Tại Hà Nội, nghiên cứu mới đây cho thấy, cứ 1.000 người dân thì có tới hơn 700 trường hợp nhiễm vi khuẩn HP. Còn tại TP.HCM, 90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP. 

Khi bị viêm dạ dày HP dương tĩnh, cơ thể bệnh nhân có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:

  • Đau và có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị.
  • Liên tục nôn và buồn nôn.
  • Ợ hơi. 
  • Chướng bụng.
  • Chán ăn. 
  • Giảm cân đột ngột không rõ nguyên nhân. 
  • Đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu.

Một số triệu chứng nghiêm trọng bệnh nhân viêm dạ dày cần phải đi khám ngay gồm: 

  • Khó thở.
  • Mệt mỏi không rõ nguyên nhân.
  • Nôn ra máu
  • Chóng mặt liên tục do đau hoặc mất máu quá nhiều.
  • Da nhợt nhạt vì thiếu máu.
  • Thường xuyên bị đau bụng, cơn đau khi âm ỉ, có khi lại dữ dội.

Điều trị viêm dạ dày Hp dương tính, bên cạnh tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bệnh nhân cũng cần điều chỉnh thói quen và chế độ ăn uống để bệnh sớm được cải thiện và ngăn ngừa nguy cơ tái phát. 

Tham khảo: Viêm dạ dày do vi khuẩn HP có chữa dứt điểm được không? 

HP/Helicobacter pylori là vi khuẩn gây viêm dạ dày

II. Nguyên tắc ăn uống cho bệnh nhân viêm dạ dày HP dương tính

Chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh giúp giảm áp lực lên dạ dày, cải thiện tình trạng viêm và tổn thương niêm mạc dạ dày, hỗ trợ rút ngắn thời gian điều trị và cải thiện các triệu chứng do viêm dạ dày Hp dương tính gây ra. 

Bệnh nhân viêm dạ dày HP dương tính cần tuân thủ các nguyên tắc ăn uống dưới dây để giúp mau chóng cải thiện bệnh: 

  1. Cung cấp đủ dinh dưỡng: Tình trạng buồn nôn và nôn mửa sau ăn khi bị viêm dạ dày HP khiến người bệnh ăn uống kém, ăn không ngon, chán ăn. Tình trạng này kéo dài có thể khiến bệnh nhân mệt mỏi, suy nhược, đặc biệt dạ dày tăng tiết axit và khiến bệnh nặng hơn. Do đó, bệnh nhân viêm dạ dày HP cần ăn uống điều độ và cung cấp đủ 2000 – 2500 kcal/ ngày. Các bữa ăn hàng ngày cần chú ý đảm bảo cung cấp đủ các nhóm dưỡng chất gồm: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin và khoáng chất.
  2. Chia nhỏ bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa, người bị viêm dạ dày HP nên ăn thành 4-5 bữa nhỏ. Điều này giúp làm giảm áp lực lên cơ quan tiêu hóa, hạn chế kích thích ổ viêm loét và cải thiện một số triệu chứng như đau thượng vị, ợ nóng, ợ hơi.
  3. Ăn thức ăn mềm: Bệnh nhân viêm dạ dày HP nên thái nhỏ và nấu chín mềm thức ăn. Đồng thời nấu loãng để giảm co thắt dạ dày và giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. 
  4. Ăn chậm nhai kỹ: Khi ăn cần chú ý ăn chậm, nhai kỹ để tránh gây áp lực lên dạ dày và giảm các triệu chứng khó chịu sau bữa ăn.
  5. Ăn chín uống sôi: Người bị viêm hang vị dạ dày có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa cao. Do đó nguyên tắc ăn uống quan trọng bệnh nhân viêm hang vị dạ dày cần nắm đó là ăn chín uống sôi. Điều này giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm và các loại ký sinh trùng có trong thức ăn.
  6. Thay đổi một thói quen xấu trong ăn uống: Bệnh nhân viêm dạ dày HP cần chú ý một số thói quen ăn uống không tốt và không lành mạnh như: bỏ bữa, nhịn ăn, ăn quá no hoặc để bụng quá đói, ăn quá nhanh, ăn đêm hoặc sát giờ đi ngủ; đi nằm, vận động mạnh hoặc tắm ngay sau ăn; vừa ăn vừa xem ti vi, điện thoại…

Bệnh nhân viêm dạ dày HP cần có chế độ ăn uống khoa học và đủ dinh dưỡng

III. Người bị viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì?

Chế độ ăn không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tiêu hóa mà còn cả hệ vi sinh trong đường ruột. Khá nhiều hoạt chất có trong các loại thực phẩm có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn HP, từ đó hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh viêm dạ dày HP. 

Một số thay đổi về thói quen và chế độ ăn uống hàng ngày có thể hỗ trợ quá trình điều trị và hạn chế biến chứng nguy hiểm của viêm HP dạ dày. Để biết người bị viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì, hãy tham khảo các thực phẩm dưới đây:

1. Nhóm hoa quả

Hoa quả là nhóm thực phẩm cực tốt với bệnh nhân bị viêm dạ dày HP dương tính rất giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Ăn hoa quả hỗ trợ chữa lành các tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn. 

Không chỉ vậy, ăn hoa quả còn hỗ trợ cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và tăng cường sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Người viêm dạ dày HP nên ăn một số hoa quả không chứa nhiều axit như:

  • Táo
  • Dâu tây
  • Anh đào
  • Việt quất
  • Quả mâm xôi

Các loại quả mọng (dâu tây, dâu tằm, mâm xôi, việt quất) có chứa nhiều chất chống oxy hóa như resveratrol, acid ellagic. Các chất này có tác dụng kiểm soát tốt các gốc tự do, làm giảm sự hoạt động và sinh sôi của vi khuẩn HP và hiệu quả trong việc chống viêm.

Ăn hoa quả hỗ trợ chữa lành các tổn thương, bảo vệ niêm mạc dạ dày và hạn chế tối đa sự phát triển của vi khuẩn.

2. Nhóm rau củ 

Tương tự như nhóm hoa quả, nhóm rau củ cũng giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa nên hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm dạ dày HP hiệu quả. Một số loại rau củ người bệnh nên dùng là:

  • Bông cải xanh.
  • Bông cải trắng.
  • Bắp cải.

Các loại rau kể trên có chứa chất isothiocyanates nên có thể chống lại vi khuẩn HP, làm giảm sự lây lan của HP trong ruột đồng thời ngăn ngừa ung thư. Mặt khác, những loại rau này còn rất dễ tiêu hóa, có thể làm giảm đau dạ dày trong quá trình điều trị bệnh viêm dạ dày HP. 

Mỗi ngày, người bị viêm dạ dày HP nên ăn khoảng 70g bông cải xanh, bông cải trắng hoặc bắp cải.

Mỗi ngày, người bị viêm dạ dày HP nên ăn khoảng 70g bông cải xanh, bông cải trắng hoặc bắp cải.

3. Nhóm thực phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotics

Việc bổ sung các lợi khuẩn probiotics giúp ức chế sự phát triển quá mức của các vi khuẩn có hại, bao gồm cả vi khuẩn HP dạ dày. Bên cạnh đó, các vi lợi khuẩn còn giúp tạo ra axit lactic, hydrogen peroxide và các hợp chất kháng khuẩn, từ đó làm giảm số lượng của các loại vi khuẩn có hại. 

Vì vậy câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì là nên ăn nhóm thực phẩm bổ sung lợi khuẩn probiotics. Một số thực phẩm giàu probiotics người viêm dạ dày HP nên ăn mỗi ngày là:

  • Sữa chua
  • Súp miso
  • Kim chi
  • Dưa cải
  • Trà kombucha
  • Một số loại pho mát

Việc bổ sung các thực phẩm trên vào bữa ăn hàng ngày ngoài việc hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP còn giúp giảm triệu chứng bụng chướng, đầy hơi và tiêu chảy.

Một số người cho rằng, tiêu thụ các thực phẩm lên  men như kim chi hay dưa muối không tốt cho người mắc bệnh dạ dày vì dễ khiến vết viêm loét nặng hơn. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này lại được chứng minh có hiệu quả tốt trong hỗ trợ điều trị nhiễm khuẩn HP dạ dày và phòng ngừa tái nhiễm.

Sữa chua- thực phẩm giàu probiotics tốt cho bệnh nhân viêm dạ dày HP

4.  Thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa

Để tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày nhanh chóng và hiệu quả, bệnh nhân viêm dạ dày HP dương tính cũng nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu chất béo tốt, cụ thể là chất béo không bão hòa đa như Omega 3 và Omega 6.

Cụ thể, người bị viêm dạ dày HP nên tăng cường ăn các loại thực phẩm sau:

  • Các loại dầu thực vật: Dầu oliu, dầu hướng dương, dầu hạt cải. 
  • Các loại cá béo: cá hồi, cá thu, cá ngừ. 
  • Các loại hạt: Hạt chia, hạnh nhân, óc chó, hạt hướng dương,…

Ngoài khả năng loại bỏ vi khuẩn HP, tiêu thụ các thực phẩm trên còn giúp phục hồi niêm mạc của dạ dày và làm giảm nguy cơ loét dạ dày tá tràng. Bên cạnh đó, chất béo béo không bão hòa đa còn có tác dụng chống viêm, tốt cho tim mạch và làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh viêm khớp.

Bệnh nhân viêm dạ dày HP dương tính nên ăn thực phẩm giàu chất béo không bão hòa đa như omega 3 và omega 6

5. Nhóm thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn

Nếu bạn đang thắc mắc bị viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì thì đừng bỏ qua mật ong và trà xanh. Đây là 2 thực phẩm rất giàu chất chống oxy hóa và có đặc tính kháng khuẩn tốt. 

Ngoài ra, trong trà xanh còn có chứa nhiều polyphenol giúp chống lại stress oxy hóa và nhiều vi khuẩn gây bệnh như H. pylori, E. coli, candida albicans, Staphylococcus aureus,…

Một kết quả nghiên cứu cho thấy: Người uống mật ong và trà xanh 1 lần/ngày/ có tỷ lệ dương tính với HP thấp hơn so với nhóm người không uống. Vì vậy, bạn đừng quên sử dụng mật ong và trà xanh mỗi ngày nhé. 

Nhóm thực phẩm có đặc tính kháng khuẩn như trà xanh, mật ong

IV. Gợi ý thực đơn cho người viêm dạ dày HP dương tính

Dưới đây là gợi ý thực đơn cho người bị viêm dạ dày HP dương tính, bạn có thể tham khảo và áp dụng khi cần:

1. Ngày 1

  • Bữa sáng: Bột yến mạch kết hợp với hạt chia và quả mọng tươi 1 ly sữa chua không đường.
  • Bữa trưa: Cá hấp rau xanh (rau muống hoặc cải bó xôi), gạo lứt.
  • Bữa phụ: 1 quả táo, 1 chén hạt hướng dương.
  • Bữa tối: Gà nướng không da với rau sống (rau diếp cá, cà rốt), khoai tây nướng.

2. Ngày 2

  • Bữa sáng: Bánh mì nguyên hạt ăn kèm trứng chiên và xà lách, 1 quả cam tươi.
  • Bữa trưa: Canh chua cá (cá trắm hoặc cá hồi), rau (như rau mồng tơi, rau ngót), cơm trắng.
  • Bữa phụ: 1 quả chuối, 1 bát hạt óc chó rang.
  • Bữa tối: Thịt bò xào rau cải thìa hoặc bông cải xanh; bắp cải xào tỏi.

3. Ngày 3

  • Bữa sáng: Bánh mì sandwich gà không da ăn kèm rau, 1 ly nước cam tươi.
  • Bữa trưa: Cá hấp với rau bắp cải hoặc cải thảo); cơm gạo lứt.
  • Bữa phụ: 1 đĩa salad hoa quả. 
  • Bữa tối: Sườn non nướng mật ong ăn cùng rau răm, rau cải ngọt; cơm trắng.

Lưu ý: Cơ thể của mỗi người khác nhau, vì vậy hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng  hoặc bác sĩ để có thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mình.

Hãy tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng  hoặc bác sĩ để có thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe và nhu cầu của mình.

V. Người bị viêm dạ dày HP dương tính không nên ăn gì?

Như vậy các bạn đã nắm được bị viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì để cải thiện và mau khỏi bệnh. Vậy người bị viêm dạ dày HP dương tính không nên ăn gì để tránh nguy cơ vi khuẩn phát triển quá mức dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm?

Dưới đây là một số thực phẩm người bị viêm dạ dày HP dương tính cần tránh ăn:

  • Thực phẩm cay nóng: Làm tăng nguy cơ loét dạ dày, suy yếu khả năng tiêu hóa, tăng tiết axit dịch vị, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn HP phát triển.
  • Hoa quả  chứa nhiều axit như chanh, cam, dứa: Có thể làm tăng axit trong dạ dày và tăng nguy cơ viêm loét.
  • Thức ăn mặn: Vì muối có thể làm thay đổi tính chất của lớp màng nhầy bảo vệ dạ dày, khiến vi khuẩn HP dễ xâm nhập vào lớp niêm mạc trong dạ dày. 
  • Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ: Nhóm thực phẩm này khó tiêu hóa, khiến dạ dày phải làm việc nhiều hơn, dẫn tới tình trạng chướng bụng, đầy hơi và ảnh hưởng tới quá trình phục hồi niêm mạc dạ dày
  • Thịt chế biến và thực phẩm đóng hộp: Chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia hóa học, có thể kích ứng dạ dày – ruột và làm tăng nặng tình trạng viêm nhiễm.
  • Thực phẩm có chứa caffeine như cà phê, socola, trà đen: Vì dễ gây kích ứng lên niêm mạc dạ dày, khiến dạ dày khó chịu và nóng rát.
  • Các loại đồ uống có cồn như bia, rượu: Các đồ uống này có thể gây nguy hại trực tiếp tới dạ dày, khiến các vết loét dạ dày lan rộng, làm tăng nguy cơ diễn tiến thành ung thư. 

Bị viêm HP dạ dày dương tính nên kiêng ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ…

Bài viết đã cung cấp thông tin giải đáp cho thắc mắc về việc bị viêm dạ dày HP dương tính nên ăn gì và các loại thực phẩm cần hạn chế. Bệnh nhân cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh để ức chế và tiêu diệt vi khuẩn HP, tránh xảy ra các biến chứng nguy hiểm như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày,…

Trường hợp đã thay đổi thói quen ăn uống nhưng tình trạng viêm dạ dày HP dương tĩnh vẫn không thuyên giảm hoặc tiến triển nặng hơn, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm:

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *