Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không? Nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi?

Nội soi dạ dày là thủ thuật đưa ống nội soi mềm vào đường tiêu hóa, tiến hành thăm khám trực tiếp niêm mạc thực quản, dạ dày, tá tràng để kiểm tra tình trạng, phát hiện tổn thương và điều trị. Vì ống nội soi đi vào trong dạ dày nên nhiều bệnh nhân thắc mắc trước khi nội soi dạ dày có được ăn không và cần nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi dạ dày? Các bác sĩ khẳng định, trước khi nội soi dạ dày, bệnh nhân cần phải nhịn ăn uống từ 4 – 8 tiếng để đảm bảo an toàn và tăng hiệu quả quan sát. 

I. Thời điểm cần nội soi dạ dày và những công việc cần chuẩn bị trước khi thực hiện thủ thuật

Nội soi dạ dày là thủ thuật sử dụng ống nội soi mềm có gắn đèn và camera đưa qua mũi hoặc miệng xuống thực quản và vào dạ dày được sử dụng để quan sát các cơ quan này.

Nội soi dạ dày được chỉ định cho các mục đích sau:

– Phát hiện và điều trị các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa: loét dạ dày, trào ngược dạ dày, đau vùng thượng vị, chảy máu dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản… 

– Thu thập dị vật trong đường tiêu hóa.

– Chẩn đoán và phát hiện vi khuẩn H.Pylori (Helicobacter Pylori) trong dạ dày: Helicobacter pylori là nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. 

– Sàng lọc và điều trị các bệnh: ung thư và tiền ung thư dạ dày, đại trực tràng… 

Nội soi dạ dày giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa. 

Nội soi dạ dày giúp phát hiện và điều trị các bệnh lý về dạ dày, tiêu hóa.

Bệnh nhân cần tiến hành nội soi dạ dày khi thấy có dấu hiệu bất ổn đường tiêu hóa như:

  • Đau vùng xương ức, vị trí thượng vị của dạ dày. 
  • Thường xuyên ợ nóng, ợ hơi.
  • Cảm giác nôn trớ.
  • Chán ăn.
  • Tiêu hóa chậm, đầy hơi.
  • Buồn nôn hoặc nôn, nôn ra máu.
  • Trong phân có máu.
  •  Đau và nóng rát ở vùng thượng vị.
  • Ho liên tục, đau họng dai dẳng và tái phát nhiều lần.
  • Nuốt đau hoặc khó nuốt, cảm giác nghẹn ở cổ họng.
  • Sụt cân nhanh, không rõ nguyên nhân 
  • Người nhà bị nhiễm vi khuẩn HP… 

Nội soi dạ dày cũng được thực hiện khi khám sức khỏe tổng quát, tầm soát các bệnh về dạ dày, tiêu hóa, tầm soát ung thư. Nội soi dạ dày cho kết quả chính xác hơn so với siêu âm hoặc chụp X-quang thông thường.

Điều quan trọng khi nội soi dạ dày là người bệnh phải chuẩn bị sẵn sàng cả về tâm lý và sức khỏe trước thời đi thực hiện thủ thuật này để đảm bảo quy trình diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, tránh xảy ra các biến chứng hoặc rủi ro không mong muốn. 

Các công việc người bệnh cần thực hiện và chuẩn bị trước khi thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày gồm:

  1. Thảo luận với bác sĩ về tình trạng hoặc vấn đề y tế đang gặp phải: ví dụ như đang mang bai, bệnh lý mắc phải (tim mạch, ung thư)…
  2. Thông báo với bác sĩ về tình trạng dị ứng của bản thân cũng như các loại thuốc đang sử dụng để được chỉ định phù hợp.
  3. Nắm rõ quy trình thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày để chuẩn bị tâm lý sẵn sàng phối hợp tốt nhất với bác sĩ trong quá trình thực hiện.
  4. Biết rủi ro của thủ thuật nội soi dạ dày và các biến chứng có thể xảy ra.
  5. Sắp xếp để có người đưa về nhà sau nội soi dạ dày, nhất là khi nội soi dạ dày có gây mê.
  6. Không ăn uống bất cứ thứ gì trong vòng  4- 8 giờ trước khi nội soi để giúp bác sĩ nội soi quan sát bên trong dạ dày rõ ràng và đánh giá tổn thương chính xác hơn.
  7. Nên ăn mặc thoải mái khi đi nội soi dạ dày và mang theo đủ các giấy tờ cần thiết.
  8. Lên kế hoạch cho thời gian phục hồi sau nội soi dạ dày.

II. Trước khi nội soi dạ dày có được ăn không? Tại sao?

Để bụng đói và rỗng khi thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày là điều quan trọng để bác sĩ có thể quan sát rõ bên trong dạ dày. Vì vậy, có thể đưa ra câu trả lời cho thắc mắc trước khi nội soi dạ dày có được ăn không là KHÔNG nên ăn. 

Việc người thực hiện nội soi dạ dày không ăn trước khi thực hiện thủ thuật mang lại nhiều lợi ích và đảm bảo an toàn:

–  Dạ dày trống rỗng, không có thức ăn sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ dạ dày cũng như niêm mạc dạ dày trong quá trình thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày.

– Dạ dày rỗng cũng làm giảm khả năng bị nôn mửa, trào ngược và sặc thức ăn. Nếu bị nôn mửa, người bệnh có nguy cơ nhỏ là chất nôn có thể xâm nhập vào phổi.

Người bệnh không được ăn trước khi nội soi dạ dày. 

Người bệnh không được ăn trước khi nội soi dạ dày.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng không được uống các loại sữa, nước có màu như nước hoa quả, nước ngọt, cà phê… trước khi nội soi vì sẽ ảnh hưởng đến khả năng quan sát.

III. Cần nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi dạ dày?

Tóm lại, việc làm rỗng dạ dày để ống nội soi dạ dày là rất quan trọng để có thể nhìn rõ bên trong dạ dày. Do đó, bạn sẽ được yêu cầu nhịn ăn, tức là ngừng ăn uống, thường là từ nửa đêm trước khi làm thủ thuật. 

Về thời gian nhịn ăn trước khi nội soi dạ dày, theo tìm hiểu, các bác sĩ nội soi khuyến nghị như sau:

1. 1 ngày trước khi nội soi

Người thực hiện nội soi không ăn bất kỳ thức ăn đặc nào sau nửa đêm vào đêm trước khi làm thủ thuật. Trong thời gian nhịn ăn này, bạn nên tránh ăn các thực phẩm sau:

  • Thực phẩm rắn: Nên tránh tất cả các loại thực phẩm rắn, bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc, quả hạch, hạt, sản phẩm từ sữa, thịt và bất kỳ thực phẩm rắn nào khác.
  • Thực phẩm dạng lỏng: Bao gồm súp, sữa, cà phê hoặc bất kỳ đồ uống nào có kem hoặc các chất phụ gia không phải từ sữa. Bạn cũng nên tránh uống bất kỳ loại đồ uống có cồn nào như bia, rượu. 
  • Đồ uống có màu: Tránh đồ uống có màu, chẳng hạn như nước trái cây hoặc nước ngọt. Những thứ này có thể làm mất màu niêm mạc đường tiêu hóa của bạn gây khó khăn cho bác sĩ khi quan sát và chẩn đoán.
  • Nhai kẹo cao su và kẹo: Thực phẩm này có thể  kích thích dạ dày sản sinh ra axit.

Tuy nhiên, để tránh bị quá đói, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường trước thời điểm nửa đêm, nhưng cần chú ý:

  • Ăn tối trước 6 giờ chiều với lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều. 
  • Từ 18h đến nửa đêm, bạn có thể ăn nhẹ với 1 chén súp nhỏ, 1/2 bánh sandwich, bánh quy giòn và đậu phộng.
  • Có thể uống các chất lỏng trong: đồ uống thể thao, nước lọc, soda, nước dùng, nước ép trái cây không có bã khoảng 4 giờ trước thời điểm làm thủ thuật

2. Trong ngày nội soi

Thông thường, bệnh nhân cần phải ngừng ăn thức ăn đặc và cứng trong khoảng 8 giờ và ngừng uống chất lỏng trong 4 giờ trước khi nội soi. Điều này nhằm đảm bảo dạ dày của bạn trống rỗng để thực hiện thủ thuật.

Ngoài ra, thời gian nhịn ăn trước khi nội soi còn có thể thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh cũng như phương pháp nội soi thực hiện:

– Trường hợp nội soi khi bị hẹp môn vị: Người bệnh cần nhịn ăn từ 12 – 24 tiếng hoặc phải đặt ống bơm rửa dạ dày trước khi nội soi.

– Nếu nội soi gây mê: Người bệnh cần tuyệt đối nhịn ăn từ 6 – 8 tiếng, nhịn uống từ 2 tiếng bao gồm cả nước lọc để tránh trào ngược vào phổi.

Do đó, để đảm bảo kết quả tốt nhất và an toàn cho bệnh nhân, các bác sĩ nội soi thường khuyến nghị nội soi dạ dày vào buổi sáng, thời gian ngủ qua đêm sẽ giúp thức ăn tiêu hóa hết. 

Bên cạnh đó, trường hợp bệnh nhân đang sử dụng các loại thuốc trong thời gian gần đây hoặc có tiền sử dị ứng thuốc cần báo cho bác sĩ trước khi tiến hành thủ thuật nội soi dạ dày để đảm bảo an toàn. 

Thông thường, bệnh nhân cần phải ngừng ăn thức ăn đặc và cứng trong khoảng 8 giờ và ngừng uống chất lỏng trong 4 giờ trước khi nội soi.

Thông thường, bệnh nhân cần phải ngừng ăn thức ăn đặc và cứng trong khoảng 8 giờ và ngừng uống chất lỏng trong 4 giờ trước khi nội soi.

IV. Rủi ro có thể xảy ra nếu ăn trước khi nội soi dạ dày 

Việc không tuân thủ khuyến nghị nhịn ăn trước khi nội soi dạ dày có thể khiến người bệnh gặp một số rủi ro dưới đây: 

1. Không nhìn rõ bên trong dạ dày

Bác sĩ có thể không nhìn được bên trong dạ dày và niêm  mạc dạ dày nếu thức ăn vẫn còn tại thời điểm tiến hành thủ thuật. Điều này gây khó khăn trong việc chẩn đoán tình trạng tổn thương trong dạ dày, và người bệnh có thể cần phải thực hiện lại một lần nữa. 

2. Hít sặc

Hít sặc xảy ra khi thức ăn hoặc chất lỏng đi vào phổi. Điều này có thể xảy ra nếu người bệnh ăn hoặc uống trước khi làm thủ thuật. Hãy đảm bảo làm theo hướng dẫn của bác sĩ về việc nhịn ăn trong khoảng thời gian được khuyến nghị trước khi khám để ngăn ngừa biến chứng này.

4. Biến chứng gây mê

Rủi ro cụ thể của việc gây mê thay đổi tùy theo loại gây mê và các yếu tố cụ thể của bệnh nhân, bao gồm tuổi tác và tình trạng bệnh lý đã có từ trước. Nguy cơ xảy ra các biến chứng lâu dài, kể cả tử vong, do gây mê là rất nhỏ. 

Hầu hết những người khỏe mạnh đều chịu đựng được việc gây mê toàn thân mà không gặp vấn đề gì. Những người bị tác dụng phụ hoặc biến chứng thường có các triệu chứng nhẹ, thoáng qua và dễ dàng kiểm soát. Sau đây là những biến chứng có thể xảy ra khi gây mê toàn thân:

  • Buồn nôn và ói mửa.
  • Tổn thương thần kinh.
  • Run rẩy.
  • Dị ứng.
  • Tăng thân nhiệt ác tính.
  • Đau họng.
  • Đau cơ.
  • Viêm phổi hít.
  • Đau đầu.
  • Lú lẫn.
  • Tổn thương não do thiếu oxy.
Bệnh nhân ăn trước khi nội soi dạ dày có thể gặp phải rủi ro hít sặc xảy ra do thức ăn hoặc chất lỏng đi vào phổi.

Bệnh nhân ăn trước khi nội soi dạ dày có thể gặp phải rủi ro hít sặc xảy ra do thức ăn hoặc chất lỏng đi vào phổi.

V. Ngoài nhịn ăn, cần lưu ý điều gì khác trước khi nội soi dạ dày?

Ngoài việc tìm hiểu trước khi nội soi dạ dày có được ăn không cần nhịn ăn bao lâu trước khi nội soi dạ dày, người bệnh cũng cần lưu ý một số vấn đề khác dưới đây để đảm bảo quy trình thực hiện thủ thuật nội soi dạ dày diễn ra hiệu quả, suôn sẻ và an toàn:

1. Thuốc

Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ về bất kỳ loại thuốc nào đang sử dụng, bao gồm cả thuốc không kê đơn và thực phẩm bổ sung. 

Người bệnh có thể cần phải điều chỉnh liều lượng hoặc ngừng dùng một số loại thuốc tạm thời. Điều này bao gồm những thuốc ảnh hưởng đến quá trình đông máu, như aspirin và một số loại thuốc trị tiểu đường.

2. Dị ứng

Nếu bị dị ứng, đặc biệt là với một số loại thuốc, bạn phải thông báo cho bác sĩ để ngăn ngừa phản ứng bất lợi trong quá trình thực hiện.

3. Đi lại, di chuyển

Do thuốc an thần được sử dụng trong quá trình thực hiện nội soi dạ dày, bạn không thể lái xe trong ít nhất 24 giờ sau đó. Vì vậy, hãy sắp xếp để bạn bè hoặc thành viên gia đình đưa bạn về nhà sau khi làm thủ thuật.

4. Tình trạng sức khỏe 

Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ nếu đang mang thai hoặc có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, chẳng hạn như bệnh tim hoặc ung thư. 

Thông tin này giúp bác sĩ biết có nên thực hiện bất kỳ biện pháp phòng ngừa cần thiết nào để thực hiện thủ thuật một cách an toàn nhất có thể hay không.

Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, dị ứng và thuốc đang sử dụng trước khi nội soi dạ dày. 

Người bệnh cần trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe, dị ứng và thuốc đang sử dụng trước khi nội soi dạ dày.

V. Sau nội soi dạ dày, người bệnh cần nhịn ăn bao lâu?

Bệnh nhân sau khi nội soi sẽ gặp một số triệu chứng như chướng bụng nhẹ, đau họng, khó nuốt nước bọt, đau bụng,… Tuy nhiên những vấn đề này sẽ giảm dần sau đó nên bệnh nhân không cần quá lo lắng.

1. Thời gian cần nhịn ăn

Sau khi hoàn thành thủ thuật nội soi dạ dày, người nên đợi khoảng 1 giờ và chỉ ăn hoặc uống khi có thể nuốt thoải mái. Đồng thời nên bắt đầu bằng cách nhấm nháp nước hoặc sữa.

2. Thực phẩm nên ăn

Sau khi được ăn, người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, bánh mềm, nên uống sữa lạnh vì sữa nóng dễ làm tổn thương dạ dày.

Các món ăn cho bệnh nhân sau nội soi nên được chế biến từ những thực phẩm giúp hạn chế, trung hòa axit dạ dày cũng như cần chế biến cẩn thận, mềm và loãng như cháo, súp, các món ninh, hầm. .

Đặc biệt, người bệnh không nên ăn quá nhiều cùng một lúc, thay vào đó có thể chia 3 bữa chính thành nhiều bữa nhỏ, chia làm nhiều lần trong ngày để sử dụng, mỗi bữa cách nhau ít nhất 3-4 giờ.

Sau khi hoàn thành thủ thuật nội soi dạ dày, người nên đợi khoảng 1 giờ và chỉ ăn hoặc uống khi có thể nuốt thoải mái.

Sau khi hoàn thành thủ thuật nội soi dạ dày, người nên đợi khoảng 1 giờ và chỉ ăn hoặc uống khi có thể nuốt thoải mái.

3. Thực phẩm không nên ăn

Bên cạnh những thực phẩm nên ăn để tốt cho dạ dày sau nội soi thì cũng có những thực phẩm sẽ khiến hệ tiêu hóa bị tổn thương, đặc biệt là những người vừa đi khám nội soi cần chú ý tới vấn đề này. Để dạ dày nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh, người bệnh nên tránh ăn những thực phẩm sau:

– Thực phẩm chua có hàm lượng axit cao như chanh, xoài, bưởi hoặc các món muối chua hay thực phẩm lên men như dưa chuột muối, cà muối… 

– Một số loại hoa quả gây khó tiêu như táo, đu đủ.. 

– Thực phẩm chứa nhiều chất béo, thực phẩm đóng hộp, đông lạnh chế biến sẵn như xúc xích, lạp xưởng cũng là thực phẩm nằm trong nhóm có hại xuống dạ dày nên không được dùng sau khi nội soi. 

– Không ăn đồ ngọt, uống đồ uống có ga trong những ngày đầu sau nội soi dạ dày.

– Tránh xa các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê vì sẽ phá hủy niêm mạc dạ dày và gây tổn thương dạ dày.

Tóm lại, trước khi nội soi dạ dày có được ăn không, câu trả lời là không nên. Người được bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày cần nhịn ăn uống khoảng từ 4-8 tiếng trước thời điểm nội soi dạ dày. Điều này không chỉ giúp bác sĩ quan sát niêm mạc dạ dày rõ ràng, chẩn đoán bệnh chính xác mà còn giảm thiểu các rủi ro khi thực hiện thủ thuật như hít sặc do thức ăn hoặc chất lỏng đi vào phổi cũng như các biến chứng gây mê.

Để được tư vấn kỹ hơn về sức khỏe dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline 1800.1125 (miễn phí cước) để gặp trực tiếp dược sĩ của Yumangel nhé.

Tài liệu tham khảo:

https://www.giejournal.org/article/S0016-5107(97)70152-4/abstract#:~:text=Conclusion%3A%20Drinking%20water%20up%20to,recognized%20by%20Mendelson%20in%201946.

https://www.mayoclinic.org/tests-procedures/endoscopy/about/pac-20395197#:~:text=You%20may%20be%20asked%20to,is%20empty%20for%20the%20procedure.

https://stanfordhealthcare.org/medical-tests/e/egd/what-to-expect/before-procedure.html

https://www.atlanticgeneral.org/documents/content/Upper-Endoscopy-preparation.pdf

https://www.aegisanesthesiapartners.com/anesthesia-risks-complications/

https://www.vinmec.com/vi/gastroenterology-hepatobiliary/health-news/what-to-eat-and-avoid-after-gastroscopy/?link_type=related_posts

https://gi.md/resources/articles/preparing-for-an-upper-gastrointestinal-endoscopy

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *