Giải đáp nhanh: Xét nghiệm HP dạ dày bằng máu có chính xác không?

Xét nghiệm HP dạ dày bằng máu cho phép bác sĩ xác định xem vi khuẩn HP có trong máu hay không. Tuy nhiên, phương pháp này có độ chính xác thấp, không thể phân biệt được vị trí, vùng phân bố của HP khiến việc điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn. Do đó, bên cạnh xét nghiệm máu, người bệnh cần thực hiện thêm các xét nghiệm chẩn đoán HP dạ dày khác có độ chính xác cao hơn như nội soi dạ dày, xét nghiệm phân và hơi thở.

I. Tìm hiểu về vi khuẩn HP dạ dày và nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn

Helicobacter pylori (H.pylori/HP) là một loại vi khuẩn phổ biến gây nhiễm trùng niêm mạc dạ dày và tá tràng – phần đầu của ruột non. 

Hầu hết những người bị nhiễm H.pylori không bao giờ có triệu chứng. Nhưng ở một số người, vi khuẩn có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như: đau dạ dày, buồn nôn, thường xuyên ợ hơi, mất cảm giác thèm ăn, đầy hơi…

H.pylori là nguyên nhân phổ biến nhất gây loét dạ dày tá tràng, là những vết loét hình thành chủ yếu ở dạ dày và phần trên của ruột non. Loại vi khuẩn này cũng có thể gây viêm dạ dày. Nếu không được điều trị, viêm dạ dày do H.pylori có thể kéo dài suốt đời và làm tăng nguy cơ phát triển ung thư dạ dày.

Vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở dạ dày. 

Vi khuẩn HP là một trong các nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở dạ dày.

Vi khuẩn H.pylori có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc với chất nôn, phân, hoặc nước bọt từ người bị nhiễm bệnh. Vi khuẩn này cũng có thể lây lan qua thực phẩm và nước bị ô nhiễm.

Bất kỳ ai tiếp xúc với H.pylori đều có thể bị nhiễm H.pylori. Nhưng nhiễm H.pylori thường gặp nhất ở trẻ em. Xét nghiệm vi khuẩn có thể tìm ra H.pylori có gây viêm dạ dày hay các tình trạng khác gây ra chứng khó tiêu kéo dài hay không. Nếu có, việc điều trị có thể tiêu diệt vi khuẩn để niêm mạc dạ dày của bạn có thể lành lại.

II. Xét nghiệm HP dạ dày bằng máu là gì?

Có một số xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để xác định xem bạn có bị nhiễm vi khuẩn HP dạ dày hay không. Các xét nghiệm có thể được thực hiện bằng cách sử dụng mẫu phân, xét nghiệm máu, xét nghiệm hơi thở và bằng nội soi dạ dày trên. 

Nếu một người bị nhiễm khuẩn HP, cơ thể sẽ tự động sản sinh ra kháng thể mà những kháng thế này sẽ tồn tại trong máu. Xét nghiệm máu HP được sử dụng để kiểm tra xem cơ thể bạn có tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn H.pylori hay không. Nếu có kháng thể chống lại H.pylori trong máu, điều đó có nghĩa là bạn hiện đang bị nhiễm hoặc đã từng bị nhiễm HP. 

Xét nghiệm máu HP được sử dụng để kiểm tra xem cơ thể bạn có tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn H.pylori hay không. 

Xét nghiệm máu HP được sử dụng để kiểm tra xem cơ thể bạn có tạo ra kháng thể chống lại vi khuẩn H.pylori hay không.

Xét nghiệm máu tìm H.pylori chỉ có thể cho biết cơ thể bạn có kháng thể H.pylori hay không. Nhưng xét nghiệm này lại không thể cho biết bạn có bị nhiễm trùng hiện tại hay đã bị nhiễm trùng trong bao lâu. Lý do là vì xét nghiệm có thể cho kết quả dương tính trong nhiều năm, ngay cả khi nhiễm trùng đã được chữa khỏi. Do đó, xét nghiệm máu không thể được sử dụng để xem nhiễm trùng đã được chữa khỏi sau khi điều trị hay chưa.

III. Xét nghiệm HP bằng máu có chính xác không? Tại sao? 

Theo các bác sĩ, bất kỳ xét nghiệm nào cũng có một tỷ lệ phần trăm sai lệch nhất định, quan trọng là ít hay nhiều. Xét nghiệm HP dạ dày bằng máu cũng vậy. 

1. Độ chính xác thấp

Xét nghiệm máu HP đo nồng độ kháng thể IgG trong máu chống lại xoắn khuẩn HP. Theo thống kê, xét nghiệm có độ đặc hiệu cao trên 90% và độ nhạy từ 60-90%. Xét nghiệm máu HP cho phép bác sĩ xác định xem vi khuẩn có trong máu hay không. 

Tuy nhiên, xét nghiệm máu HP có chính xác hay không thì các bác sĩ đều xác nhận rằng, xét nghiệm này không chính xác bằng các phương pháp khác như nội soi hay xét nghiệm hơi thở.

Đây cũng là nhược điểm lớn nhất của xét nghiệm HP bằng máu. Phương pháp này có thể gây khó khăn cho chính bác sĩ và bệnh nhân trong việc tìm ra nguyên nhân gây ra vi khuẩn HP và đưa ra phương án điều trị thích hợp. 

Xét nghiệm máu tìm HP có độ chính xác thấp hơn so với các phương pháp như nội soi dạ dày, xét nghiệm hơi thở.

Xét nghiệm máu tìm HP có độ chính xác thấp hơn so với các phương pháp như nội soi dạ dày, xét nghiệm hơi thở.

2. Lý giải xét nghiệm máu HP có độ chính xác thấp 

Trong nhiều trường hợp, xét nghiệm máu HP dạ dày có thể cho kết quả không chính xác, bởi vì:

– Thứ nhất: Vì lượng kháng thể trong máu thường giảm rất chậm. Vậy nên với các  trường hợp dù đã được điều trị và loại bỏ tất cả vi khuẩn HP trong cơ thể thì một lượng kháng thể nhất định vẫn tồn tại trong máu người bệnh trong thời gian dài, thậm chí nhiều tháng đến một năm sau đó.

Khi đó, xét nghiệm máu HP không thể xác định liệu bệnh nhân hiện có bị nhiễm vi khuẩn HP hay không, mặc dù trước đó họ đã bị nhiễm xoắn khuẩn HP và đã được điều trị khỏi bằng kháng sinh.

– Thứ hai: Ngoài dạ dày, vi khuẩn HP còn có thể sinh sống ở một số bộ phận khác trong cơ thể như ruột, xoang, miệng. Vì vậy, nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán là dương tính với vi khuẩn HP nhưng lại không có trong dạ dày và sẽ không gây ra các bệnh về đường tiêu hóa.

Xét nghiệm máu HP có thể cho kết quả không chính xác vì lượng kháng thể trong máu thường giảm rất chậm.

Xét nghiệm máu HP có thể cho kết quả không chính xác vì lượng kháng thể trong máu thường giảm rất chậm.

IV. Quy trình thực hiện xét nghiệm HP dạ dày bằng máu

Bác sĩ sẽ dùng kim để lấy mẫu máu, thường là từ cánh tay của bệnh nhân. Các bước thực hiện cụ thể như sau:

1. Trước khi xét nghiệm  

Các bước bạn cần thực hiện trước khi xét nghiệm máu sẽ tùy thuộc vào loại xét nghiệm máu bạn đang thực hiện. Nhiều xét nghiệm không yêu cầu chuẩn bị đặc biệt.

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn biết bạn có cần ngừng dùng bất kỳ loại thuốc nào trước khi làm xét nghiệm này hay không hoặc bạn có cần nhịn ăn không. Không được ngừng hoặc thay đổi thuốc mà không trao đổi với bác sĩ trước.

2. Trong khi xét nghiệm  

Mẫu máu xét nghiệm thường được lấy từ tĩnh mạch nằm ở mặt trong khuỷu tay hoặc mu bàn tay. Cụ thể:

  • Bước 1: Vệ sinh khu vực lấy máu bằng thuốc sát trùng. 
  • Bước 2: Một dải thun được quấn quanh cánh tay trên để tạo áp lực lên vùng đó. Điều này làm cho tĩnh mạch bên dưới nó sưng lên vì máu.
  • Bước 3: Bác sĩ sẽ dùng kim để lấy mẫu máu từ tĩnh mạch. Khi lấy mẫu máu, bạn có thể cảm thấy đau nhói hoặc châm chích nhẹ.
  • Bước 4: Máu được thu thập vào lọ hoặc ống kín gắn vào kim.
  • Bước 5: Dây chun được tháo ra khỏi cánh tay của người bệnh.
  • Bước 6: Rút kim ra và băng vết thương lại để cầm máu.
Bác sĩ sẽ dùng kim để lấy mẫu máu, thường là từ cánh tay của bệnh nhân. 

Bác sĩ sẽ dùng kim để lấy mẫu máu, thường là từ cánh tay của bệnh nhân.

Ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ, có thể sử dụng một dụng cụ sắc nhọn gọi là kim chích để chích vào da và làm chảy máu. Máu sẽ được thu thập trên một phiến kính hoặc que thử. Có thể đặt một miếng băng lên vùng bị chảy máu nếu có.

3. Sau khi xét nghiệm 

– Mẫu máu của bạn sẽ được gửi đến phòng xét nghiệm. Các kỹ thuật viên được đào tạo sau đó sẽ tìm kiếm thông tin mà bác sĩ đã yêu cầu. 

– Khi thực hiện xét nghiệm máu để tìm vi khuẩn HP dạ dày, các bác sĩ sẽ không trực tiếp tìm kiếm vi khuẩn HP trong mẫu máu. Thay vào đó, xét nghiệm sẽ tập trung vào việc kiểm tra sự hiện diện của các kháng thể đối với vi khuẩn HP. 

V. Kết quả xét nghiệm HP dạ dày được đọc như thế nào? 

Kết quả xét nghiệm kháng thể máu tìm HP dạ dày thường có trong vòng 24 giờ. Cách đọc kết quả xét nghiệm như sau:

1. Kết quả âm tính 

Xét nghiệm kháng thể máu âm tính tức là mẫu máu không chứa kháng thể H.pylori. Điều này đồng nghĩa với việc bạn chưa từng nhiễm HP hoặc cơ thể họ chưa sản xuất đủ kháng thể để được phát hiện.

2. Kết quả dương tính 

Xét nghiệm kháng thể máu dương tính tức là mẫu máu có chứa kháng thể H.pylori. Điều này đồng nghĩa với việc bạn đang bị nhiễm HP dạ dày hoặc bị nhiễm trước đó. 

Tuy nhiên, kết quả dương tính cũng chỉ có thể cho thấy bạn đã từng tiếp xúc với HP trong quá khứ, nhưng không đảm bảo vi khuẩn còn hiện diện.  

Kết quả xét nghiệm HP dương tính có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm HP dạ dày hoặc bị nhiễm trước đó. 

Kết quả xét nghiệm HP dương tính có thể cho thấy bạn đang bị nhiễm HP dạ dày hoặc bị nhiễm trước đó.

Để chẩn đoán chính xác hơn sự hiện diện của vi khuẩn HP trong dạ dày, các phương pháp xét nghiệm khác như xét nghiệm hơi thở ure, xét nghiệm nuôi cấy mô, nội soi dạ dày hay xét nghiệm phân có thể được bác sĩ yêu cầu thực phụ thuộc vào tình hình cụ thể của mỗi bệnh nhân.

Nếu xác định chính xác bị nhiễm HP, bác sĩ thường sẽ kê đơn cho  người bệnh một hoặc nhiều loại thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Bệnh nhân thường sẽ dùng các loại thuốc khác để làm giảm các triệu chứng và giúp chữa lành dạ dày. Sau khi kết thúc quá trình điều trị, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm lại để đảm bảo rằng tất cả vi khuẩn H. pylori đã biến mất.

VI. Những điều nên và không nên làm trước khi xét nghiệm máu HP 

Nếu bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu HP dạ dày, đây là những điều bạn có thể cần biết về việc xét nghiệm máu:

1. Nhịn ăn

Nếu bác sĩ yêu cầu xét nghiệm máu lúc đói có nghĩa là bạn không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoại trừ nước, thường là trong vòng 8 đến 12 giờ trước khi xét nghiệm máu.

Tại sao việc nhịn ăn lại quan trọng: Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và đồ uống sẽ đi vào máu và có thể làm thay đổi các thông số đo được trong xét nghiệm, dẫn đến kết quả không chính xác. 

Trong trường hợp bạn ăn hoặc uống bất cứ thứ gì ngoài nước, hãy thông báo cho bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

2. Uống nước

Uống đủ nước không chỉ giúp bạn cảm thấy khỏe hơn khi đang nhịn ăn mà còn giúp việc lấy máu diễn ra dễ dàng hơn. Máu có khoảng 50% là nước, do đó, bạn càng uống nhiều nước thì nhân viên lấy máu càng dễ dàng xác định vị trí tĩnh mạch và lấy máu.

Người bệnh cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ. 

Người bệnh cần nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm máu theo yêu cầu của bác sĩ.

3. Ngủ đủ giấc, tập thể dục, thư giãn

– Đảm bảo bạn ngủ đủ giấc vào đêm trước khi xét nghiệm máu.

– Tập thể dục: Tránh mọi hoạt động thể chất và căng thẳng trước khi xét nghiệm máu. Bạn nên bình tĩnh và thư giãn trong 10-15 phút trước khi lấy máu.

4. Uống thuốc

Uống thuốc theo chỉ định, trừ khi bác sĩ yêu cầu không uống thuốc trước khi xét nghiệm. 

Nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc làm loãng máu nào, chẳng hạn như heparin hoặc Coumadin (warfarin), hãy nói với nhân viên lấy máu về các loại thuốc này trước khi lấy máu.

Nếu đang dùng bất kỳ loại thuốc điều trị tiểu đường, tăng huyết áp, tim, thận hoặc kháng khuẩn, hoặc bất kỳ loại thuốc nào có chứa biotin, hãy thông báo chi tiết về loại thuốc, cùng với liều lượng và thời gian uống thuốc cuối cùng cho bác sĩ. 

VII. Đánh giá ưu – nhược điểm của xét nghiệm máu HP

Một số đánh giá ưu – nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về thủ thuật xét nghiệm máu tìm HP dạ dày:

1. Ưu điểm

– Không xâm lấn.

– Không gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân.

– Giúp bác sĩ chẩn đoán, phát hiện vi khuẩn HP nhanh chóng và dễ dàng.

– Kết quả nhanh chóng.

– Chi phí rẻ, khoảng 150.000 – 250.000 VNĐ/lần.

– Dễ dàng thực hiện ở các cơ sở y tế, bệnh viện khác nhau.

– Rủi ro thấp: Rủi ro sau khi thực hiện xét nghiệm máu tìm HP dạ dày thường rất thấp. Tuy nhiên, khi lấy mẫu máu, có thể hình thành vết bầm tím nhỏ tại vị trí đó.

2. Nhược điểm

– Độ chính xác thấp.

– Hiện phương pháp này không được khuyến khích sử dụng để tìm vi khuẩn HP và chẩn đoán bệnh dạ dày. Vì xét nghiệm  máu không thể phân biệt được vị trí, vùng phân bố của vi khuẩn HP. Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị bệnh.

Xét nghiệm HP dạ dày bằng máu có chi phí rẻ nhưng độ chính xác thấp. 

Xét nghiệm HP dạ dày bằng máu có chi phí rẻ nhưng độ chính xác thấp.

VIII. Khi nào cần thực hiện xét nghiệm máu HP? 

Bạn có thể cần thực hiện xét nghiệm máu HP dạ dày nếu có triệu chứng bị viêm dạ dày hoặc loét dạ dày. Những tình trạng này thường do vi khuẩn HP gây ra. Các triệu chứng có thể bao gồm:

  • Đau ở vùng bụng trên.
  • Đầy hơi (cảm giác đầy bụng hoặc sưng ở bụng).
  • Cảm thấy no quá sớm khi đang ăn.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Ợ hơi hoặc ợ chua.
  • Mất cảm giác thèm ăn.
  • Giảm cân đột ngột. 

Viêm dạ dày có thể dẫn đến loét, đây là tình trạng nghiêm trọng hơn. Các triệu chứng của loét có thể trở nên nghiêm trọng nếu bạn gặp biến chứng. Hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế ngay lập tức nếu bạn có:

  • Các dấu hiệu chảy máu dạ dày bao gồm: Phân đen hoặc phân hắc ín; máu đỏ trong chất nôn hoặc chất nôn trông giống bã cà phê
  • Đau bụng đột ngột, dữ dội hoặc dữ dội không khỏi.
  • Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
  • Nhịp tim nhanh hoặc các triệu chứng sốc khác.

Xét nghiệm HP dạ dày bằng máu có thể giúp phát hiện ra vi khuẩn HP nhưng phương pháp này có độ chính xác không cao và thường cho kết quả dương tính giả. Do vậy, nếu nghi ngờ có dấu hiệu bị nhiễm HP dạ dày, bạn nên đến bệnh viện gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp xét nghiệm chính xác và phù hợp nhất. 

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về phương pháp xét nghiệm HP dạ dày bằng máu, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800 1125 để được dược sĩ tư vấn chi tiết nhé!

Tài liệu tham khảo:

https://www.ucsfhealth.org/medical-tests/tests-for-h-pylori

https://medlineplus.gov/lab-tests/helicobacter-pylori-h-pylori-tests/

https://www.vinmec.com/eng/article/tests-to-check-stomach-hp-bacteria-en

https://www.healthlinkbc.ca/tests-treatments-medications/medical-tests/helicobacter-pylori-tests

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/giai-dap-thac-mac-xet-nghiem-mau-hp-co-chinh-xac-khong.html

https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/xet-nghiem-mau-co-phat-hien-vi-khuan-hp-khong.html

https://www.asterlabs.in/resources/blogs/dos-donts-before-getting-your-blood-test

https://www.hopkinsmedicine.org/health/treatment-tests-and-therapies/blood-test#:~:text=The%20technician%20will%20tie%20a,adhesive%20bandage%20over%20the%20site.

https://favinahospital.com/faq/xet-nghiem-mau-hp-co-chinh-xac-khong

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Bùi Thị Hoa - Tốt nghiệp Khoa Báo chí - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội niên khóa 2003 - 2007. Cô có 17 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới sức khỏe, làm đẹp,...

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *