Skip to main content

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể trở nên nguy hiểm nếu không được điều trị dứt điểm và kéo dài, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển. Cùng tìm hiểu các nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa để có cách điều trị và khắc phục hiệu quả giúp bé có hệ tiêu hóa khỏe mạnh qua bài viết sau các mẹ nhé.

I – Nguyên nhân bé bị rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em là tình trạng cơ vòng trong của hệ tiêu hóa bị co thắt bất thường, gây đau bụng và các thay đổi trong hoạt động tiêu hóa thức ăn. Các nguyên nhân rối loạn tiêu hóa ở trẻ em và trẻ sơ sinh gồm:

– Hệ tiêu hóa còn non yếu, chưa hoàn thiện dễ bị vi rút, vi khuẩn trong thức ăn tấn công.

– Loạn khuẩn đường ruột, hại khuẩn nhiều hơn lợi khuẩn cũng là lý do tại sao trẻ bị rối loạn tiêu hóa. 

– Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: cho trẻ ăn dặm quá sớm trước 6 tháng tuổi, ăn các món ăn nhiều giàu mỡ, nhiều đạm, ăn quá nhiều các thức ăn khó tiêu, rau củ giàu chất xơ …

– Sử dụng kháng sinh liên tục trong thời gian dài gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. 

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóaRối loạn tiêu hóa ở trẻ do nhiều nguyên nhân gây ra.  

– Thức ăn không đảm bảo vệ sinh, thức ăn sống, chưa nấu chín kỹ.

– Rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ do sử dụng nguồn nước nhiễm khuẩn.

– Môi trường sống không sạch sẽ, có nhiều khói bụi, ô nhiễm, vi khuẩn…

– Biến chứng của bệnh khác: Một số bệnh lý như viêm dạ dày, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm đại tràng, viêm ruột… đều có thể gây ra những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa. 

(>> Xem thêm: Rối loạn tiêu hóa có sốt không? Xử lý rối loạn tiêu hóa kèm theo sốt )

II – Triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ phổ biến giúp các mẹ nhận biết gồm:

– Nôn trớ: Nếu sau 1 tuổi, trẻ vẫn thường xuyên bị nôn trớ, sợ ăn, chậm tăng cân thì khả năng cao là trẻ bị rối loạn tiêu hóa hoặc bị các bệnh lý về tiêu hóa,.

– Tiêu chảy: Dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hóa này tình trạng bé đi phân lỏng nhiều hơn 3 lần/ngày. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài bé có thể bị mất điện giải, mất nước.

– Táo bón: Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóa này là tình trạng bé không thường xuyên đi ngoài đều đặn hàng ngày, 2 – 3 ngày mới đi một lần. Khi đi ngoài thì phân khô rắn, đóng khuôn, cứng, to; bé muốn đi nhưng không đi được, đau bụng khiến trẻ sợ ăn, biếng ăn và chậm lớn.

– Đi ngoài phân nát: Đây là dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ điển hình, nguyên nhân là do thức ăn không được tiêu hóa tốt.

triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ emCác biểu hiện khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa điển hình như đau bụng, táo bón, tiêu chảy… 

– Đi ngoài phân sống: Biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ nhỏ này cụ thể là trẻ đi  phân lỏng và có chất nhầy, đặc biệt có thể là phân lẫn máu.

– Đau bụng: Với biểu hiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em này, trẻ chưa biết nói sẽ khóc nhiều, mặt đỏ, bụng chướng, tay nắm chặt, chân co lên bụng…

– Đầy bụng, ợ hơi: Một dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ khác là bụng bé đầy bụng và ợ hơi liên tục gây chán ăn.

– Chậm tăng cân: Bên cạnh việc theo dõi cân nặng của bé, bố mẹ cần thường xuyên quan sát nước tiểu, phân và thói quen ăn uống của con để sớm phát hiện các biểu hiện của bé bị rối loạn tiêu hóa. 

III – Trẻ bị rối loạn tiêu hóa có nguy hiểm không? 

Đa phần các triệu chứng bệnh rối loạn tiêu hóa ở trẻ emrối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh không quá nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của trẻ. 

Dấu hiệu bé bị rối loạn tiêu hóaTrẻ bị rối loạn tiêu hóa kéo dài có thể bị chậm lớn, suy dinh dưỡng. 

Trẻ nhỏ bị rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện bất thường như nôn trớ, đau bụng, táo bón, tiêu chảy có thể làm giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng ở trẻ.

Điều này khiến trẻ mệt mỏi, chậm lớn, chậm tăng cân và ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần của bé.

Đặc biệt, khi bé bị rối loạn tiêu hóa kéo dài liên tục, nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách thì nguy cơ bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển là hoàn toàn có thể xảy ra.

Chưa kể, bệnh rối loạn tiêu hoá ở trẻ em kéo dài có thể diễn tiến thành mãn tính và dễ tái phát ngay cả khi trẻ đã lớn.

IV – Cách điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa? Ngay khi phát hiện con có dấu hiệu bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ đưa trẻ để bệnh viện để các bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương án chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ phù hợp và hiệu quả nhất.

Việc tự ý mua và sử dụng thuốc trị rối loạn tiêu hóa cho trẻ em như thuốc cầm tiêu chảy, thuốc kháng sinh là không nên vì bất kỳ loại thuốc nào trước khi cho bé uống cũng cần có sự cho phép của bác sĩ.

Bên cạnh áp dụng cách chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ em theo chỉ định của bác sĩ, các mẹ nên chú ý thêm một số vấn đề khác trong chế độ ăn uống hàng ngày của bé để cải thiện tình trạng bệnh cho con: 

– Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống: Chọn mua thực phẩm tươi sống, sử dụng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn, nấu chín kỹ.

– Xây dựng chế độ ăn phù hợp: Bữa ăn của trẻ cần đảm bảo được cung cấp đủ 4 nhóm dưỡng chất quan trọng gồm chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất. Nên cho trẻ uống đủ nước, ăn nhiều hoa quả, rau xanh. 

– Vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ: Hình thành cho bé thói quen rửa tay trước khi ăn và cả sau khi đi vệ sinh; vệ sinh đồ chơi, nơi ở và môi trường sống xung quanh bé sạch sẽ.

– Tẩy giun định kỳ: Để tránh nguy bị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em tái phát trở lại,các mẹ nên tẩy giun định kỳ cho bé 6 tháng/lần.

Chữa rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bằng thuốc cần có chỉ định của bác sĩ. 

Sử dụng thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa: Rối loạn tiêu hoá ở trẻ nên ăn gì? Các mẹ nên bổ sung cho bé các thực có lợi cho hệ tiêu hóa như sữa chua hay men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa thức ăn tốt hơn.

– Vận động thường xuyên: Để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, các mẹ cũng nên tăng cường cho trẻ vận động với các bài tập phù hợp để có sức khỏe hệ tiêu hóa khỏe mạnh.

V – Cách chăm sóc bé bị rối loạn tiêu hoá

Khi chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ngoài việc không tự ý sử dụng thuốc rối loạn tiêu hóa cho trẻ em thì các mẹ cũng nên kết hợp xây dựng cho bé chế độ ăn và thói quen ăn phù hợp giúp bảo vệ đường ruột cho trẻ. Cụ thể như sau:

– Nên chế biến thức ăn ở dạng mềm, dễ tiêu hóa.

– Thức ăn cần đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu mua cho tới khi chế biến, nấu.

– Nên chia nhỏ thành nhiều bữa để trẻ dễ ăn và dễ hấp thu, không nên ép trẻ ăn quá no.

Nên làm gì khi trẻ bị rối loạn tiêu hóaKhi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, các mẹ nên cho bé ăn thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. 

– Tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho hệ tiêu hóa vào bữa ăn hàng ngày của bé như: sữa chua, hoa quả, rau xanh…

– Tập cho bé thói quen nhai kỹ thức ăn trước khi nuốt để thức ăn được tiêu hóa dễ dàng hơn khi xuống dạ dày.

Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài gây mất điện giải và mất nước thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để dùng dung dịch oresol hoặc thuốc chữa rối loạn tiêu hóa cho trẻ em

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ có thể chữa trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và áp dụng cách trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ em phù hợp.

Vì vậy, các mẹ ngay khi phát hiện dấu hiệu rối loạn tiêu hóa ở trẻ em, hãy đưa con của mình tới gặp bác sĩ để được tư vấn điều trị tốt nhất nhé, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng tới phát triển thể chất và cả tinh thần của bé. 

5/5 - (1 bình chọn)
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.