Skip to main content

Trào ngược họng thanh quản là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Trào ngược họng thanh quản là bệnh lý phá phổ biết,  tuy nhiên mức độ hiểu biết của người bệnh về căn bệnh này còn hạn chế. Để hiểu rõ bệnh trào ngược họng thanh quản là gì, nguyên nhân do đâu, triệu chứng, cũng như mức độ nguy hiểm của bệnh, bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi.

I – Trào ngược thanh quản là bệnh gì?

Trào ngược họng – Thanh quản (Laryngopharyngeal reflux – LPR) là bệnh lý mà dịch vị axit dạ dày di chuyển trào ngược lên thanh quản.

trào ngược họng thanh quản

Hậu quả là gây ra các tổn thương ở niêm mạc vùng họng và thanh quản.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh trào ngược thanh quản là do cơ thắt thực quản có nhiệm vụ ngăn cản luồng trào ngược hoạt động không tốt khiến dịch vị dạ dày di chuyển ngược lên họng – thanh quản.

II – Đối tượng dễ bị trào ngược họng thanh quản

Bất kỳ ai và đối tượng ở độ tuổi nào cũng có thể bị hội chứng trào ngược họng thanh quản.

Tuy nhiên, một số đối tượng sau có nguy cơ mắc bệnh lý này cao hơn:

bệnh trào ngược họng thanh quản

– Những đối tượng có chế độ ăn uống nhiều đồ ăn chua, cay, dầu mỡ, uống nhiều bia, rượu, nước chè, cà phê…

– Người bị béo phì, thừa cân.

– Những người liên tục làm việc stress, căng thẳng. 

– Đối tượng thường xuyên mặc quần áo, đeo thắt lưng chật.

III – Trào ngược thanh quản triệu chứng như thế nào?

Giọng nói bị khàn, họng bị đau, vùng cổ có cảm giác vướng mắc, ho, khó nuốt, hay khạc dịch nhầy là các dấu hiệu trào ngược họng thanh quản. Cụ thể từng triệu chứng bệnh như sau: 

1. Đau họng

Trong dịch vị dạ dày có chứa Pepsin, axit HCl và men tiêu hóa.

dấu hiệu trào ngược họng thanh quản

Trong đó, Pepsin làm phá hủy lớp niêm mạc họng và thực quản để tạo điều kiện thuận lợi cho dịch mật, acid HCl gây tổn thương cho niêm mạc họng, gây đau họng/viêm họng. 

2. Hay ho, khạc dịch nhầy

Người bị trào ngược thanh quản thường bị ho nhiều và liên tục khạc dịch nhầy.

Lý do bệnh nhân có triệu chứng này là vì bộ phân dây thanh quản tiếp xúc với axit dạ dày bị sưng tấy. 

3. Cảm giác vướng mắc vùng cổ

Các chất từ ​​dạ dày trào ngược lên vùng cổ họng gây ra cảm giác khó chịu, khiến người bệnh luôn có cảm giác vướng mắc ở vùng cổ và liên tục đằng hắng giọng.

Bệnh trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không

4. Khàn tiếng

Triệu chứng ho nhiều và ho liên tục kéo dài khiến bệnh nhân trào ngược thanh quản bị khàn tiếng và khó nói, nhất là vào buổi sáng.

5. Khó nuốt

Trường hợp tình trạng bệnh trở nặng thì tần suất axit dạ dày trào ngược cũng sẽ tăng lên.

hội chứng trào ngược họng thanh quản

Hậu quả là gây sưng tấy và phù nề ở vùng niêm mạc thực quản nên người bệnh có cảm giác khó nuốt, bị vướng ở cổ và nuốt nghẹn.

Nguy hiểm hơn, bạn có thể gặp phải các vấn đề như: Trào ngược nôn ra máu,…

IV – Trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không?

Một số biến chứng mà bệnh nhân viêm họng thanh quản trào ngược có thể gặp phải nếu tình trạng bệnh kéo dài như:

– Các vấn đề về rối loạn hô hấp, ho kéo dài.

– Viêm phổi liên tục tái phát.

trào ngược họng thanh quản có nguy hiểm không

– Viêm thanh quản dai dẳng.

– Xảy ra các bất thường vùng họng miệng.

V – Cách giảm biến chứng trào ngược họng thanh quản

Bệnh nhân trào ngược họng thanh quản đa phần không cần sử dụng thuốc điều trị, thay vào đó cần thay đổi các thói quen sinh hoạt.

Để giảm thiểu tối đa các biến chứng của bệnh trào ngược thanh quản, người bệnh cần: 

1. Không sử dụng rượu bia

Bệnh nhân bị trào ngược họng thanh quản không nên uống bia, rượu, cà phê, trà, nước ngọt có gas, các loại nước ép hoa quả có vị chua (cam, bưởi, dâu, nho); các gia vị cay như ớt, tỏi, tiêu, hành, mù tạt…

Vậy trào ngược họng thanh quản nên ăn gì? Chế độ ăn của người bệnh nên có nhiều rau của quả, chất xơ và protein nạc.

Một số nghiên cứu cho thấy, hạn chế muối và tăng chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày giúp chống lại các triệu chứng của bệnh trào ngược.

Một số thực phẩm bệnh nhân trào ngược nên ăn như: Thịt nạc (gà, cá); chuối, các loại ngũ cốc, rau xanh, cây họ đậu, táo…

2. Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Những điều bệnh nhân trào ngược họng – thanh quản nên điều chỉnh trong sinh hoạt hàng ngày bao gồm:

Cai thuốc lá; giảm cân (nếu thừa cân) và giữ cân nặng ở mức phù hợp; nới rộng dây thắt lưng; gối đầu cao khi ngủ với khoảng cách khoảng 15 đến 20cm so với mặt giường; tránh mặc quần áo bó sát cơ thể…

Bệnh trào ngược thanh quản triệu chứng

Bên cạnh đó, cũng cần tránh sử dụng một số loại thuốc có thể gây ra tình trạng dãn cơ vòng thực quản dưới như: Thuốc ức chế canxi (Amlor), thuốc ngừa thai (progesteron), thuốc kháng viêm giảm đau (Aspirin), thuốc an thần…

3. Hạn chế đằng hắng giọng

Vì có cảm giác vướng và khó chịu ở cổ họng nên bệnh nhân trào ngược họng – Thanh quản sẽ liên tục đằng hắng giọng.

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cảnh báo, nếu việc này diễn ra thường xuyên thì có thể tác động xấu tới cổ họng cũng như các dây thanh quản.

4. Sử dụng sản phẩm giảm thiểu trào ngược

Trường hợp đã thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt nhưng không hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo cách chữa trào ngược họng thanh quản bằng thuốc trung hòa axit dịch vị.

Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel được dùng trong điều trị các bệnh liên quan đến  đường dạ dày như: Trào ngược dạ dày thực quản, loét dạ dày tá tràng, viêm dạ dày, ợ hơi đầy bụng khó tiêu, đau tức nóng rát dạ dày…

Almagate –  một hoạt chất kháng axit trong Yumangel có công dụng trung hòa acid dịch vị chỉ sau thời gian ngắn 5-10 phút, đồng thời tạo lớp màng bảo vệ cho niêm mạc dạ dày, hỗ trợ chữa lành các tổn thương.

Cách điều trị trào ngược thanh quản

Từ đó, giúp giảm nhanh chóng các triệu chứng của bệnh trào ngược như: đau rát thượng vị, ợ chua, buồn nôn, ợ hơi, khó tiêu, đầy bụng…

Sản phẩm hiện đã được Tập đoàn Dược Đại Bắc nhập khẩu và phân phối rộng rãi tại Việt Nam nên bạn có thể dễ dàng tìm mua ở các hiệu thuốc trên toàn quốc. 

Bệnh trào ngược họng thanh quản nếu để kéo dài co thể gây biến chứng viêm phổi, ho kéo dài hay viêm thanh quản. Do đó, nếu đã thay đổi lối sống nhưng nhận thấy tình trạng bệnh không cải thiện, người bệnh nên đến gặp sĩ để được thăm khám và tư vấn cách chữa trào ngược họng thanh quản hiệu quả, phù hợp.

Nếu còn bất kỳ băn khoăn nào, bạn vui lòng liên hệ hotline miễn cước 1800.1125 hoặc bình luận bên dưới nhé.

3/5 - (4 bình chọn)
Hà Thị Kim Liên

Tác giả:

Hà Thị Kim Liên - Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2010-2014. Cô có 8 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copywriter tại các lĩnh vực liên quan tới làm đẹp, sức khỏe…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.