Skip to main content

#8 thuốc trào ngược dạ dày thực quản được bác sĩ khuyên dùng

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Tham vấn y khoa: Nguyễn Thị Thu

Sự phát triển của y học đã điều chế ra loại thuốc điều trị dạ dày thực quản với tác dụng vượt trội. Cùng yumangel.vn tìm hiểu trào ngược dạ dày uống thuốc gì qua bài viết sau. 

Mục tiêu của việc điều trị trào ngược dạ dày thực quản là kiểm soát các triệu chứng bệnh, chữa lành thực quản bị viêm hoặc tổn thương và ngăn ngừa biến chứng. Hiện có rất nhiều loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản với cơ chế tác dụng và cách sử dụng khác nhau. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Dưới đây là danh sách chi tiết 8 nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản được chúng tôi nghiên cứu và tổng hợp từ các bác sĩ đầu ngành dưới đây:

STT Nhóm thuốc Loại thuốc thường dùng
1 Nhóm thuốc ức chế Proton (PPI)
  • Esomeprazole
  • Lansoprazole
  • Omeprazole
  • Rabeprazole
  • Pantoprazole
2 Nhóm thuốc trung hòa Acid
  • Maalox
  • Gastropulgite
  • Alusi
3 Nhóm thuốc kháng thụ thể Histamin H2
  • Cimetidine
  • Famotidine
  • Nizatidine
  • Ranitidine
  • Zantac
  • Tagamet
4 Nhóm thuốc điều hòa nhu động ruột
  • Metoclopramid
  • Sulpirid 
  • Domperidon
5 Nhóm thuốc tạo màng bọc
  • Silicate Al
  • Sucralfate
  • Prostaglandin
6 Nhóm thuốc kháng sinh 
  • Amoxicillin
  • Clarithromycin
  • Tetracyclin
  • Metronidazole
7 Nhóm thuốc chống trầm cảm
  • Imipramine
  • Nortriptyline
  • Trazodone
  • Sertraline
8 Nhóm thuốc dạ dày không cần kê đơn
  • Yumangel
Thuốc đặc trị trào ngược dạ dày thực quản
Thuốc đặc trị trào ngược dạ dày thực quản

Cùng đến với phần nội dung tiếp theo để tìm hiểu chi tiết hơn về từng nhóm thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.

1. Thuốc chữa dạ dày thực quản không cần kê đơn

Bên cạnh các loại thuốc điều trị trào ngược dạ dày kê đơn dùng theo chỉ định của bác sĩ, người bị trào ngược dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị tại nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì có thể kết hợp dùng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel.

Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do. 

Dùng Yumangel  giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị…  chỉ sau 5-10 phút sử dụng. 

Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.

Thuốc dạ dày chữ Y - Yumangel
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel

2. Thuốc trung hòa Acid 

Công dụng của nhóm thuốc này là làm giảm tính axit bằng cách trung hòa axit, làm giảm nồng độ axit trong dạ dày và giảm lượng axit trào ngược lên thực quản. Thuốc có tác dụng nhanh nên giúp giảm ngay các triệu chứng của trào ngược dạ dày thực quản.

  • Các thuốc thường dùng gồm: thuốc có chứa các muối nhôm (carbonat, hydroxyd, phosphate); các muối magnesi (carbonat, hydroxyd, trisilicate) như Maalox, Gastropulgite, Alusi…
  • Thời gian uống: Thường được sử dụng sau ăn từ 1- 3 giờ.
  • Tác dụng phụ: Có thể gây táo bón hoặc tiêu chảy khi dùng trong thời gian dài hoặc lạm dụng.
  • Lưu ý: Không khuyến khích sử dụng trong thời gian dài. Nếu đang dùng thuốc kháng axit, nên tránh dùng chúng cùng lúc với thuốc khác vì có thể gây tương tác bất lợi.
Thuốc trung hòa Acid giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày
Thuốc trung hòa Acid giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày

3. Thuốc kháng thụ thể Histamin H2

Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 có tác dụng tranh chấp với thụ thể H2 tại tế bào thành, giảm tiết acid dịch vị trong dạ dày. Từ đó giúp hạn chế tình trạng viêm loét thực quản.

  • Tên gọi khác: Thuốc chẹn H2, thuốc chẹn thụ thể H2, chất đối kháng thụ thể H2.
  • Thuốc thường dùng: Cimetidine, famotidine, nizatidine, Ranitidine, Zantac, Tagamet…
  • Thời điểm uống: Uống thuốc bữa ăn khoảng 15- 30 phút.
  • Tác dụng phụ: Thuốc kháng thụ thể Histamin H2 cho hiệu quả nhanh hơn so với nhóm ức chế bơm Proton (PPI). Tuy nhiên nếu dùng trong thời gian dài có thể gây ra các tác dụng phụ như: chứng vú to ở nam giới, đau đầu, táo bón, tiêu chảy, buồn nôn. Vì vậy nhóm này hiện ít được dùng hơn so với nhóm ức chế bơm Proton (PPI).
Thuốc kháng thụ thể Histamin H2
Thuốc kháng thụ thể Histamin H2

4. Thuốc điều hòa nhu động ruột

Câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi trào ngược dạ dày uống thuốc gì là nhóm thuốc điều hoà nhu động ruột. Công dụng của nhóm thuốc điều hoà nhu động ruột là giúp tăng đào thải acid trong lòng thực quản, đẩy mạnh làm rỗng dạ dày và tăng nhu động của cơ thực quản. 

Nhóm thuốc điều hoà nhu động ruột thường được dùng phối hợp với thuốc ức chế bơm Proton (PPI) trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. 

  • Một số thuốc thường dùng gồm: Metoclopramide (uống 10 – 15 mg x 4 lần/ngày);  Domperidone (uống 10 mg x 3 lần/ngày); Baclofen (uống 10 – 20 mg x 2 – 3 lần/ngày). 
  • Tác dụng phụ: Nhóm thuốc này rất ít khi gây ra tác dụng không mong muốn về tiêu hóa. Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp bệnh nhân có thể bị đau quặn bụng thoáng qua, sôi bụng hoặc tiêu chảy. 
Thuốc điều hoà nhu động ruột
Thuốc điều hoà nhu động ruột

5. Thuốc tạo màng bọc ổ loét, bảo vệ dạ dày 

Nhóm thuốc này có khả năng kết dính với dịch nhầy trong dạ dày thành 1 màng bao bọc niêm mạc dạ dày và đáy ổ loét, bảo vệ dạ dày. Mặt khác, sử dụng thuốc còn giúp trung hòa acid dạ dày tuy nhiên hiệu quả thấp hơn so với thuốc chống acid.

Các thuốc thuộc nhóm này gồm:

  • Silicate Al (Kaolin, Smecta), Bismuth (Subcitrate Bismuth hay CBS), Silicate Mg (Gastropulgite): Công dụng tạo màng bọc và tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter Pylori. Liều dùng: 120mg/lần x 4 lần/ngày, sử dụng trong 30 ngày rồi ngừng thuốc.
  • Sucralfate (Ulcer, Keal, Sucrate gel, Sucrabest,…): Công dụng gắn kết protein của dịch nhầy dạ dày rất chắc, không bị mật phá hủy, kích thích dạ dày sản xuất prostaglandin và ngăn chặn nguy cơ tái hấp thu ion H+. Liều dùng là 1g/lần x 3 – 4 lần/ngày, uống trước khi ăn. 
  • Prostaglandin: Chỉ dùng loại prostaglandin E1 và E2. Tác dụng chống bài tiết acid dạ dày, kích thích tiết chất nhầy dạ dày và bicarbonate, cải thiện lưu lượng máu tới dạ dày. Thuốc dùng để phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày khi sử dụng thuốc chống viêm không steroid hoặc aspirin hơn là điều trị bệnh.. Liều dùng là 200mg/lần x 4 lần/ngày hoặc 400mg/lần x 2 lần/ngày, dùng trong khi ăn và trước khi ngủ.
Thuốc tạo màng bọc ổ loét, bảo vệ dạ dày
Thuốc tạo màng bọc ổ loét, bảo vệ dạ dày

6. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh được sử dụng trong điều bệnh trào ngược dạ dày khi bệnh nhân bị nhiễm vi khuẩn HP. Tác dụng của thuốc kháng sinh là tiêu diệt vi khuẩn H. pylori – một trong các nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, giúp điều trị dứt điểm, ngăn diễn tiến xấu và phòng ngừa tái phát viêm loét dạ dày. 

Tùy vào khả năng dung nạp thuốc của từng bệnh nhân,  bác sĩ có thể lựa chọn các loại kháng sinh khác nhau như: 

  • Amoxicillin
  • Clarithromycin
  • Tetracycline
  • Metronidazole

Tuy nhiên, bệnh nhân thường cần phải phối hợp từ 2 loại kháng sinh trở lên để tăng hiệu quả diệt trừ HP. Khi dùng thuốc kháng sinh diệt HP, người bệnh cần tuân theo các hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian uống.

Thuốc kháng sinh dùng khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP
Thuốc kháng sinh dùng khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn HP

7.  Thuốc chống trầm cảm

Nhóm thuốc chống trầm cảm được bác sĩ chỉ định sử dụng như một biện pháp hỗ trợ trong quá trình điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Dùng thuốc giúp bệnh nhân giảm lo âu, căng thẳng, stress…  – đây đều là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

  • Các thuốc thường dùng gồm: Nortriptyline, Imipramine, Trazodone, Sertraline…
  • Tác dụng phụ: Dùng thuốc chống trầm cảm đôi khi có thể gây ra các tác dụng khó chịu như: Buồn nôn, thèm ăn, tăng cân, buồn ngủ, mệt mỏi, khô miệng, mờ mắt, táo bón…
Nhóm thuốc chống trầm cảm đặc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản
Nhóm thuốc chống trầm cảm đặc trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản

8. Thuốc ức chế bơm Proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm Proton (PPI) là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi trào ngược dạ dày uống thuốc gì. Công dụng của nhóm thuốc này là ngăn tiết acid dạ dày cho hiệu quả mạnh nhất và được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. 

  • Chỉ định: Điều trị trào ngược dạ dày thực quản ở mức trung bình, nặng và có biến chứng.
  • Cơ chế hoạt động: Ức chế sự hoạt động của enzym H+ K+ ATPase, từ đó ức chế bài tiết acid dịch vị.
  • Thời điểm uống: Uống trước khi ăn khoảng 30 phút.
  • Thời gian điều trị: Kéo dài từ 4 đến 8 tuần, hoặc có thể đến 12 tuần.
  • Tác dụng phụ: Dùng thuốc kéo dài có thể gây một số tác dụng phụ như:  Thiếu vitamin B12; tăng nguy cơ viêm phổi; tăng nguy cơ gãy xương do loãng xương; tăng nguy cơ viêm dạ dày ruột do vi khuẩn; thiếu magiê. 

Một số loại thuốc ức chế bơm Proton (PPI) được dùng phổ biến hiện nay trong điều trị trào ngược dạ dày thực quản gồm: 

  • Omeprazole: Liều chuẩn uống 20mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 20 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Pantoprazole: Liều chuẩn uống 40mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 40mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Esomeprazole: Liều chuẩn uống 40mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 40mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Rabeprazole: Liều chuẩn uống 20 mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 20 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Lansoprazole: Liều chuẩn uống 30 mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 30 mg/lần x 2 lần/ngày.
  • Dexlansoprazole: Liều chuẩn uống 60mg/ngày. Đối với GERD kháng trị, uống 60mg/lần x 2 lần/ngày.
Thuốc ức chế bơm Proton ngăn chặn tăng tiết axit dịch vị dạ dày
Thuốc ức chế bơm Proton ngăn chặn tăng tiết axit dịch vị dạ dày

9. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Khi sử dụng thuốc điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Thăm khám tại bệnh viện: Bệnh nhân cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất. 
  • Không chủ quan: Bệnh nhân trào ngược dạ dày có thể thỉnh thoảng sử dụng các thuốc không kê đơn để giảm triệu chứng khó chịu nhưng không nên lạm dụng và chủ quan. Nên đi khám bệnh nếu dùng thuốc không khỏi hoặc  bệnh tiến triển nặng.
  • Tuân thủ chỉ định dùng thuốc: Người bệnh cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc, liều lượng và thời gian. Đặc biệt là thuốc kháng sinh, việc không tuân thủ chỉ định của bác sĩ có thể làm giảm hiệu quả dẫn đến thất bại điều trị hoặc bệnh tái đi tái lại không dứt điểm.
  • Thông báo loại thuốc đang dùng: Bệnh nhân cần thông báo với bác sĩ loại thuốc đang dùng, kể cả các loại thực phẩm chức năng hoặc các sản phẩm bổ sung khác để tránh tương tác bất lợi.
  • Uống thuốc đúng thời điểm: Việc uống thuốc trước hoặc sau ăn không đúng theo hướng dẫn của bác sĩ cũng có thể làm thay đổi hiệu quả điều trị.
  • Theo dõi diễn tiến bệnh: Trong thời gian điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc, người bệnh cần theo dõi diễn tiến của bệnh. Cần đi khám ngay nếu thấy xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như nôn mửa, đau quặn bụng, nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mệt yếu…
  • Theo dõi các tác dụng phụ của thuốc: Khi xuất hiện tác dụng phụ do uống thuốc điều trị trào ngược dạ dày, bạn nên thông báo ngay cho bác sĩ
  • Kiêng một số thực phẩm: Trong thời điều trị trào ngược dạ dày bằng thuốc, người bệnh cần tránh ăn các thức ăn chua, cay nóng, thức ăn cứng, nhiều dầu mỡ chất béo gây khó tiêu và chướng bụng. Đồ uống chứa cồn, bia rượu, nên hạn chế vì có thể gây tương tác có hại với một số kháng sinh như metronidazol, tinidazol …
Bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ
Bệnh nhân cần tuân thủ dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ

Với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, chắc hẳn các bệnh nhân trào ngược dạ dày đã phần nào nắm được bị trào ngược dạ dày uống thuốc gì để kiểm soát bệnh và phòng ngừa tái phát.

Ngoài danh sách 8 loại thuốc điều trị dạ dày thực quản ở trên nếu bạn cần được dược sĩ của thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel tư vấn kỹ hơn về bệnh trào ngược dạ dày, bạn vui lòng gọi đến hotline miễn cước 1800.1125 nhé!

Xem thêm:

Đánh giá
Đinh Thị Hiền

Tác giả: Đinh Thị Hiền

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 3 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,…

Tham vấn y khoa: Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với trên 3 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Chưa có bình luận!

Địa chỉ Email của bạn sẽ được giữ kín.