Đau thượng vị sau ăn đôi khi chỉ là do thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Tuy nhiên, đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về đường tiêu hóa như: viêm túi mật, viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày… nên người bệnh không nên chủ quan. Cùng thuốc dạ dày yumangel tìm hiểu về triệu chứng đau vùng thượng vị sau khi ăn và cách điều trị trong bài dưới đây.
Mục lục
I – Nguyên nhân đau thượng vị sau khi ăn
Đau thượng vị sau ăn là tình trạng cơn đau bùng phát ngay sau khi ăn hoặc khoảng 30 – 60 phút sau đó với mức độ từ nhẹ đến nặng.
Cơn đau thượng vị nằm ở vị trí vùng bụng giữa, phía trên rốn và dưới xương ức. Bên cạnh các cơn đau ở vùng thượng vị, người bệnh thường có một số triệu chứng kèm theo như: nôn mửa, buồn nôn, đầy hơi, chướng bụng khó tiêu, ợ nóng, ợ hơi…
Nguyên nhân phổ biến gây đau tức vùng thượng vị sau khi ăn là do chế độ ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học, ăn nhiều thức ăn cay nóng và axit; ăn quá nhanh và quá no; lạm dụng thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm.
Bên cạnh đó, đau thượng vị sau ăn còn có thể do một số bệnh lý sau gây ra: Trào ngược dạ dày, viêm thực quản, viêm loét dạ dày, viêm túi mật…
II – Đau thượng vị sau ăn nguy hiểm không?
Sau khi ăn bị đau thượng vị không chỉ gây cảm giác khó chịu mà còn làm kích thích phản ứng nôn ói. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, người bệnh có thể sụt cân, suy nhược cơ thể do giảm hấp thu dinh dưỡng.
Người bệnh có thể bị chán ăn, ăn uống kém nếu cơn đau tức thượng vị sau khi ăn tăng mạnh về mức độ.
Trường hợp sau ăn bị đau thượng vị do nguyên nhân bệnh lý thì cơn đau vùng thượng vị thường đi kèm với một số triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn.
Để kiểm soát bệnh triệt để, bạn cần đến bác sĩ thăm khám và điều trị theo hướng dẫn, tránh để lâu khiến bệnh trở nặng gây khó khăn cho việc điều trị.
III – Cách xử lý đau vùng thượng vị sau khi ăn hiệu quả nhất
Cơn đau vùng thượng vị sau khi ăn gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel để làm giảm triệu chứng.
Thuốc dạ dày chữ Y có thành phần chính là Almagate với công dụng giúp điều tiết và trung hòa axit dạ dày đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Sau khi uống từ 5-10 phút, cơn đau thượng vị do viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược thực quản dạ dày sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Thuốc dạ dày chữ Y có mùi thơm nhẹ, dạng gel, thuận tiện khi dùng và mang đi xa. Bạn có thể uống ngay 1 gói Yumangel khi cơn đau vùng thượng vị xuất hiện để làm giảm sự khó chịu.
IV – Cách phòng tránh bị đau vùng thượng vị sau khi ăn
Đa phần các trường hợp bệnh nhân bị đau tức vùng thượng vị sau khi ăn đều bắt nguồn từ thói quen ăn uống và sinh hoạt thiếu khoa học. Do đó, để phòng ngừa tình trạng này, bạn cần xây dựng cho mình một thói quen sống lành mạnh:
- Tránh ăn quá no, chỉ nên ăn vừa đủ hạn chế tăng áp lực lên dạ dày và các cơ quan tiêu hóa khác.
- Ăn chậm và nhai thật kỹ.
- Không nằm hoặc vận động mạnh ngay sau bữa ăn.
- Hạn chế tối đa sử dụng các thực phẩm gây tăng tiết dịch vị và khiến dạ dày co bóp quá mức như: thức ăn nhiều gia vị, axit, dầu mỡ, thực phẩm khó tiêu hóa, thức ăn có khả năng gây dị ứng…
- Hạn chế tối đa uống bia rượu, nước ngọt có gas.
- Tăng cường ăn các thực phẩm có khả năng trung hòa dịch vị và dễ tiêu hóa như: rau xanh, ngũ cốc, trái cây, sữa chua, sữa, trứng…
- Điều chỉnh thói quen sinh hoạt: Đi ngủ sớm, vận động hàng hàng, giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái; tránh ngủ muộn, ngủ không đủ giấc, thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi…
Đau thượng vị sau ăn có thể thuyên giảm sau khi bạn thay đổi lối sống sinh hoạt và ăn uống. Nhưng nếu nguyên nhân do bệnh lý thì có thể tiến triển dai dẳng và nghiêm trọng dần theo thời gian. Do đó, khi thấy cơn đau tức thượng vị sau mỗi bữa ăn nặng dần theo thời gian kèm theo triệu chứng nôn mửa, sụt cân, suy nhược cơ thể, đi ngoài phân đen, khó thở, nôn ra máu và đau ngực thì bạn nên đi khám ngay để được bác sĩ điều trị kịp thời, tránh bệnh tiến triển nặng.
Xem thêm:
Tui bị đau lâm râm dưới xương ức không biết dùng thuốc gì được nhỉ
Chào bạn! Đau dưới xương ức có thể là bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày. Không biết bạn có các triệu chứng nào khác như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn không?