Những dấu hiệu trào ngược dạ dày ở bà bầu thường gặp và phổ biến nhất là ợ chua, ợ nóng, ợ hơi, nôn và buồn nôn, ho khan, hàn giọng, khó nuốt, đau tức ngực, miệng tiết nhiều nước bọt, đầy bụng và khó tiêu… Cùng yumangel đánh giá các triệu chứng trào ngược thực quản ở bà bầu trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
- I. Thời điểm nào mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày nhất?
- II. 8 dấu hiệu trào ngược dạ dày ở bà bầu thường gặp
- III. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thai phụ nên đi khám ngay
- IV. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trào ngược dạ dày
- V. Trào ngược dạ dày ở bà bầu gây ảnh hưởng như thế nào?
- VI. Điều trị trào ngược dạ dày an toàn – hiệu quả cho mẹ bầu
I. Thời điểm nào mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày nhất?
Trào ngược dạ dày thực quản có thể xảy ra ở bất cứ ai nhưng ở bà bầu tình trạng này lại nghiêm trọng hơn so với bình thường do có nhiều sự thay đổi trong cơ thể của người mẹ.
Theo các chuyên gia, 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm mà mẹ bầu dễ bị trào ngược dạ dày nhất. Lý do là vì ở giai đoạn này, mẹ bầu bị ốm nghén, dẫn đến nôn khan nhiều, từ đó làm tăng tiết dịch axit dạ dày và làm rối loạn cơ hoành tại đây. Đây là điều kiện khiến axit bị trào ngược gây các triệu chứng khó chịu trong thai kỳ.

II. 8 dấu hiệu trào ngược dạ dày ở bà bầu thường gặp
Trào ngược dạ dày là tình trạng dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản và khoang miệng. Các dấu hiệu nhận biết bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản gồm:
1. Ợ nóng, ợ chua
Thức ăn trong dạ dày không được tiêu hóa thế khiến axit dịch vị phải tiết ra nhiều hơn gây cảm giác nóng rát ở vùng ngực. Triệu chứng này xuất hiện nhiều hơn khi mẹ bầu nằm ngủ hoặc ăn no.
2. Ợ hơi
Không khí tích tụ nhiều trong dạ dày và cần được phát ra ngoài thông qua đường miệng nên mẹ bầu bị trào ngược dạ dày thường xuyên bị ợ hơi.
3. Nôn và buồn nôn
Lượng hormone relaxin tăng cao trong thai kỳ kết hợp tình trạng thức ăn và axit ở dạ dày trào ngược lên gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa ở mẹ bầu.
4. Ho khan, khàn giọng
Axit trào ngược lên dạ dày gây tổn thương vùng họng khiến mẹ bầu gặp phải triệu chứng ho khan và khàn giọng.
5. Khó nuốt, nghẹn cổ họng
Mẹ bầu bị trào ngược dạ dày còn gặp phải các triệu chứng như nuốt nghẹn, nghẹn cổ họng, khó nuốt. Nguyên nhân là do lượng axit dạ dày trào lên làm sưng đỏ, phù nề niêm mạc thực quản. Khi lượng axit trào càng nhiều thì tình trạng này càng nghiêm trọng hơn.
6. Đau ngực
Axit dịch vị dạ dày trào ngược gây kích thích đầu mút sợi thần kinh trên bề mặt niêm mạc thực quản và khiến mẹ có cảm giác đau tức ở vùng ngực.
7. Miệng tiết nhiều nước bọt
Khi bị trào ngược dạ dày, mẹ bầu còn xuất hiện triệu chứng miệng tiết nhiều nước bọt. Đây là phản xạ bình thường và tự nhiên của miệng nhằm trùng hòa lượng axit chua trào lên.

8. Đầy bụng, khó tiêu
Thức ăn vẫn còn thừa và đọng lại ở dạ dày chưa tiêu hóa kịp sẽ sản sinh ra chất độc gây hại cho dạ dày và hậu quả là dẫn đến hiện tượng chướng bụng, đầy bụng và khó tiêu khiến thai phụ vô cùng khó chịu.
Bên cạnh đó, mẹ bầu còn có thể gặp một số triệu chứng khác như: chán ăn, ăn không ngon, mất vị giác, sụt cân nhanh, thiếu máu, xuất huyết đường tiêu hóa,…
III. Dấu hiệu trào ngược dạ dày thai phụ nên đi khám ngay
Theo các chuyên gia, khi có 1 trong các dấu hiệu cảnh báo đầu tiên bị trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng… các mẹ nên đi thăm khám ngay để được tư vấn điều trị phù hợp, tránh bệnh trở nặng gây nguy hiểm và khó khăn cho việc điều trị sau này.
Can thiệp và điều trị kịp thời giúp ngăn chặn các tác động không tốt của bệnh đến bà bầu. Các biểu hiện trào ngược dạ dày mẹ bầu cần được kiểm tra ngay gồm:
- Đau đầu, chóng mặt.
- Nôn ói nhiều.
- Sốt cao.
- Sụt cân nhanh.
- Đi ngoài phân đen.
- Đau tức ngực liên tục và kéo dài.
- Không muốn ăn, đắng miệng, khó thở.

IV. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị trào ngược dạ dày
Theo nghiên cứu của các chuyên gia, mẹ bầu bị trào ngược dạ dày có thể do các nguyên nhân sau:
- Sự thay đổi nồng độ hormone progesterone (1): Khi mang thai, hormone trong cơ thể mẹ bầu sẽ thay đổi. Khi nồng độ hormone progesterone này vượt quá giới hạn cho phép không thể ngăn axit ở dạ dày gây nên hiện tượng trào ngược.
- Nồng độ hormone relaxin tăng đột ngột: Nồng độ hormone relaxin tăng đột ngột cũng có thể là lý do dẫn tới hiện tượng bà bầu bị trào ngược dạ dày thực quản. Khi nồng độ hormone này tăng sẽ làm cản trở quá trình tiêu hóa của dạ dày gây nên hiện tượng đầy bụng, khó tiêu, ợ hơi.
- Sự phát triển của thai nhi: Quá trình thai nhi phát triển và lớn lên cũng làm tăng áp lực lên dạ dày gây nên trào ngược.
- Nhiễm khuẩn vi khuẩn HP: Hệ miễn dịch khi mang thai suy giảm, là cơ hội cho vi khuẩn HP có trong dạ dày sinh sôi và hoạt động mạnh mẽ. Từ đó, vi khuẩn HP sẽ gây hại đến đường tiêu hóa ở bà bầu.
- Stress, lo âu: Khi mang thai, phụ nữ thường căng thẳng kéo dài khiến cơ thể tiết ra nhiều hormon Cortisol. Chất này có thể kích thích sản xuất acid từ đó giảm chức năng của van cơ thắt, dẫn đến tình trạng lượng acid bị thừa và trào ngược lên thực quản.
Bên cạnh các dấu hiệu trào ngược dạ dày khi mang thai chính, mẹ bầu cũng có thể bị trào ngược từ một số các yếu tố khác như:
- Thói quen ăn uống và sinh hoạt không khoa học: ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn nhiều thức ăn cay nóng, chua; uống đồ uống chứa caffein và đồ uống và có ga… Gợi ý: trào ngược dạ dày có nên uống trà xanh
- Cân nặng gây áp lực nên thực quản và dạ dày.
- Có tiền sử thoát vị Hiatal hoặc hen suyễn.
- Từng bị trào ngược dạ dày.
- Bổ sung sắt không đúng cách.
- Tiếp xúc nhiều với khói thuốc.

V. Trào ngược dạ dày ở bà bầu gây ảnh hưởng như thế nào?
Thai phụ bị trào ngược dạ dày là tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên chủ quan coi nhẹ vì nếu không được điều trị phù hợp và kịp thời bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng phức tạp hơn.
- Chán ăn, thiếu dinh dưỡng, sụt cân: Mẹ bầu khi bị trào ngược thường xuyên sẽ cảm thấy buồn nôn, kèm theo đó là các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó chịu. Tình trạng này nếu để kéo dài có thể dẫn đến tình trạng tâm lý buồn chán, căng thẳng, stress, thiếu dinh dưỡng nuôi thai nhi, không muốn ăn, sụt cân…
- Khó ngủ, ngủ không sâu giấc: Trào ngược dạ dày nghiêm trọng hơn về đêm khiến mẹ bầu bị khó ngủ, ngủ chập chờn không sâu giấc. Điều này khiến thai phụ mệt mỏi, thiếu ngủ. Những điều này sẽ gây ra tác động trực tiếp đến thai nhi và khiến mẹ kém hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Biến chứng bệnh lý nguy hiểm: Trào ngược dạ dày diễn biến trở nặng có khả năng phát triển thành một số bệnh khó điều trị khác như viêm tai, viêm loét dạ dày, viêm loét thực quản, viêm xoang, tiền ung thư thực quản…
Vì vậy, ngay khi thấy xuất hiện một trong các triệu chứng bị trào ngược ở trên, các mẹ hãy đi khám để chữa trị kịp thời.

VI. Điều trị trào ngược dạ dày an toàn – hiệu quả cho mẹ bầu
Hiện chưa có biện pháp hay thuốc đặc trị điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản ở mẹ. Biện pháp tối ưu nhất để giảm triệu chứng bệnh là mẹ bầu nên thực hiện thói quen sống lành mạnh, khoa học theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Việc thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng trào ngược dạ dày ở mẹ bầu. Những lời khuyên mẹ có thể áp dụng:
- Ăn chậm, nhai kỹ, không ăn quá no.
- Chia đều khẩu phần ăn của một ngày thành nhiều bữa nhỏ.
- Không nên ăn nhiều đồ cay nóng, nhiều chất béo.
- Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm có cồn, chất kích thích.
- Uống nước giữa các bữa ăn.
- Giữ tâm trạng vui vẻ, thoải mái; hạn chế tối đa căng thẳng lo lắng.
- Nằm cao đầu, nghiêng sang trái hoặc đặt gối dưới vai để ngăn axit chảy ngược.
- Tăng cân ở mức hợp lý trong thai kỳ.
- Mặc quần áo bầu rộng rãi thoải mái, chất liệu tốt để tránh gây áp lực lên dạ dày, thực quản.
Trong trường hợp mẹ bầu bị trào ngược dạ dày ở mức độ nặng, không thể cải thiện bằng cách thay đổi lối sống, các bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh và thể trạng của mẹ đưa ra phương án điều trị nội khoa (bằng thuốc) hợp lý. Khi sử dụng thuốc điều trị trào ngược, các mẹ cần chú ý sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống.
Bác sĩ chuyên khoa có thể kê đơn thuốc thuộc các nhóm sau:
- Nhóm thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfat, Rebamipide, Misoprostol…
- Thuốc kháng axit tiết ra trong dạ dày: Nhôm hydroxit, Natri bicarbonat, muối Magie…
- Thuốc anti H2: Famotidin, Ranitidin…
- Thuốc làm ức chế bơm Proton: Pantoprazole, Omeprazole, Lansoprazole…

Việc nắm được các dấu hiệu trào ngược dạ dày ở bà bầu sẽ giúp các mẹ nhận biết bệnh sớm để có phương án điều trị kịp thời tránh bệnh trở nặng gây nguy hiểm. Tuy nhiên, trước khi chọn phương pháp điều trị nào các mẹ cũng cần thăm khám và hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn cho thai kỳ.
Tham khảo:
Chưa có bình luận!