Viêm dạ dày Hp là gì, triệu chứng như thế nào, có nguy hiểm không, điều trị ra sao?… và rất nhiều câu hỏi thường gặp khác về viêm dạ dày Hp sẽ được giải đáp cặn kẽ trong bài viết này. Tìm hiểu ngay bạn nhé!
Mục lục
I – Tổng quan về bệnh viêm dạ dày Hp
1. Bệnh viêm dạ dày Hp là gì?
Vi khuẩn Hp, có tên đầy đủ là Helicobacter Pylori. Xoắn khuẩn này sinh sống trong dạ dày người và là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày, hẹp môn vị, trào ngược dạ dày, thực quản, ung thư dạ dày…
Viêm đau dạ dày Hp là gì? Vi khuẩn Hp là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày.
Dựa theo tính phổ biến của nguyên nhân gây viêm dạ dày, chúng ta có thể chia viêm dạ dày thành 2 dạng là viêm dạ dày Hp âm tính và viêm dạ dày dương tính.
– Viêm dạ dày Hp âm tính là gì? Là tình trạng viêm dạ dày nhưng không tồn tại vi khuẩn Hp trong dạ dày. Nguyên nhân viêm dạ dày Hp âm tính có thể do lạm dụng bia rượu, thường xuyên căng thẳng, stress, thức khuya, thuốc, rối loạn tự miễn dịch…
– Bệnh viêm dạ dày hp dương tính là gì? Đây là tình trạng viêm dạ dày có tồn tại vi khuẩn Hp trong dạ dày.
2. Viêm dạ dày Hp triệu chứng ra sao?
- Triệu chứng trẻ em bị viêm dạ dày Hp
Nhiễm khuẩn Hp dạ dày ở trẻ em thường khó phát hiện vì không có dấu hiệu quá đặc trưng. Giống như người lớn, vi khuẩn Hp cũng thường gây ra các bệnh lý liên quan đến dạ dày như người lớn, nhưng chưa ghi nhận trường hợp trẻ em bị ung thư dạ dày do vi khuẩn Hp.
Trong trường hợp trẻ bị viêm dạ dày Hp sẽ có các dấu hiệu phổ biến sau đây:
– Đau thượng vị, đau quanh rốn
– Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng
– Có thể bị nôn ra máu hoặc đi ngoài ra phân đen nếu viêm tiến triển thành loét
Triệu chứng viêm dạ dày Hp của trẻ giống người lớn.
Hầu hết các dấu hiệu bệnh viêm dạ dày Hp ở trẻ em đều giống với người lớn. Tuy nhiên, một số trẻ bị đau dạ dày Hp hoàn toàn không có những triệu chứng trên mà chỉ gầy gò, xanh xao, thiếu máu không rõ nguyên nhân.
- Dấu hiệu đau dạ dày Hp ở người lớn
Thông thường, khi phát hiện nhiễm khuẩn Hp dạ dày thì người bệnh đã bị viêm loét dạ dày. Lúc này, người bệnh sẽ bị các triệu chứng phổ biến dưới đây làm phiền:
– Bỏng rát và đau vùng bụng trên
– Cơn đau bụng thường kéo dài âm ỉ, khó chịu và tăng lên khi đói bụng
– Có thể buồn nôn, nôn khan vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy
– Ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, khó chịu
– Thiếu máu và thiếu sắt bất thường
– Giảm cân nặng không rõ nguyên nhân
3. Bệnh viêm dạ dày Hp có nguy hiểm không?
Viêm dạ dày Hp âm tính thường nhẹ hơn và hướng điều trị viêm dạ dày Hp âm tính cũng đơn giản hơn so với viêm dạ dày Hp dương tính.
Bởi vì, vi khuẩn Hp chính là nguyên nhân chính làm thay đổi pH dịch vị, kích thích dạ dày tăng tiết axit, làm tăng nhanh quá trình viêm loét. Còn viêm dạ dày Hp âm tính tiến triển chậm và phụ thuộc phần lớn vào chế độ ăn uống, sinh hoạt…
Viêm dạ dày Hp dương tính nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như:
– Xuất huyết dạ dày
– Hẹp môn vị
– Thủng dạ dày
– Ung thư dạ dày
– …
Viêm dạ dày Hp có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
4. Viêm dạ dày Hp có chữa được không?
Thông thường, người bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp sẽ được chỉ định sử dụng kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn Hp.
Việc sử dụng thuốc kháng sinh thường kéo dài trong vòng 2 tuần và 4 – 8 tuần sử dụng thuốc giúp liền vết viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, vi khuẩn Hp rất có khả năng kháng thuốc rất mạnh mẽ.
Hơn nữa, việc có chữa khỏi viêm dạ dày Hp còn phụ thuộc vào lối sống, chế độ ăn uống của người bệnh. Vì thế, để có thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn bạn cần tuân thủ phác đồ điều trị bác sĩ đưa ra và duy trì lối sống thật lành mạnh.
II – Viêm dạ dày Hp có lây không? lây qua đường nào?
Viêm dạ dày hp dương tính có lây không? Vi khuẩn Hp hoàn toàn có thể lây từ người đang bị nhiễm khuẩn sang người bình thường.
Viêm dạ dày do Hp có thể lây nhiễm.
Viêm dạ dày Hp lây qua đường nào? Các con đường lây nhiễm vi khuẩn Hp chính là:
– Miệng – Miệng: Đây là con đường làm lây nhiễm vi khuẩn Hp phổ biến nhất thông qua nước bọt và dịch tiêu hóa.
Điều này cũng giải thích tại sao trong gia đình có 1 người nhiễm vi khuẩn Hp thì những người khác cũng có nguy cơ bị. Để phòng tránh lây nhiễm, bạn không nên sử dụng chung bát đĩa với người bệnh, nhai cơm, hôn nhau…
– Phân – Miệng: Vi khuẩn Hp có thể sống trong phân của người. Do vậy, sau khi đi vệ sinh, bạn nên rửa tay thật sạch để không bị lây nhiễm vi khuẩn.
– Con đường khác: Vi khuẩn Hp có thể lây do dùng chung các thiết bị y tế như nội soi dạ dày, nội soi tai mũi họng… Vì thế, việc tiệt trùng thiết bị y tế sau khi dùng chung cho các đối tượng khác nhau là rất cần thiết.
III – Bị viêm dạ dày hp nên ăn gì và kiêng ăn gì?
1. Viêm dạ dày Hp dương tính nên ăn gì?
– Tỏi: Allicin là một hoạt chất có khả năng ức chế hoạt động của vi khuẩn Hp rất tốt. Thật đặc biệt, hoạt chất này lại có trong tỏi. Vì thế, bạn có thể xem xét đưa tỏi vào thực đơn của người bị viêm dạ dày do Hp.
– Nghệ: Ngoài tỏi, nghệ cũng là thực phẩm tốt cho người viêm dạ dày do Hp. Vì nghệ có thể làm giảm sự phát triển của vi khuẩn Hp.
– Mật ong: Mật ong chứa hydrogen peroxide tự nhiên. Chất này có thể loại bỏ vi khuẩn Hp ra khỏi dạ dày.
– Rau củ: Bệnh nhân bị viêm dạ dày nên thường xuyên sử dụng rau củ nấu chín trong các bữa ăn. Vì rau củ chứa nhiều chất xơ, dễ tiêu nên ít tạo áp lực lên dạ dày. Đồng thời, một số loại rau củ còn có tác dụng kháng khuẩn Hp.
– Dầu ô liu: Hoạt chất polyphenol có trong dầu ô liu không những có tác dụng kháng vi khuẩn Hp truyền thống mà còn kháng được cả vi khuẩn Hp kháng kháng sinh.
– Các loại thực phẩm giàu tinh bột: Cơm, cháo, bánh mì, súp… có tác dụng làm giảm nồng độ axit dạ dày. Đồng thời, thực phẩm giàu tinh bột còn giúp làm lành tổn thương trên niêm mạc dạ dày.
Cháo là thực phẩm tốt cho người bị viêm dạ dày Hp.
Ngoài những thực phẩm nên sử dụng, bệnh nhân cũng cần biết viêm dạ dày Hp không nên ăn gì để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp nhất.
2. Bị iêm dạ dày Hp kiêng ăn gì?
Viêm dạ dày hp nên kiêng ăn gì? Dưới đây là những thực phẩm người bị viêm dạ dày Hp không nên sử dụng:
– Thức ăn có vị cay: Các thực phẩm có vị cay như ớt, hạt tiêu, mù tạt… rất dễ làm kích ứng niêm mạc dạ dày.
– Thực phẩm chứa nhiều axit như giấm, chanh, mẻ, cà chua… sẽ khiến bệnh nặng hơn.
– Rượu, bia, cà phê, đồ uống có gas,… là các loại nước người bị viêm dạ dày không nên sử dụng.
– Thuốc chống viêm: Bạn không nên sử dụng thuốc chống viêm nếu đang bị viêm dạ dày do vi khuẩn Hp. Bởi vì thuốc kháng viêm có thể khiến dạ dày bị kích ứng. Trong trường hợp cần sử dụng thuốc giảm đau, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ.
– Thực phẩm được ngâm như dưa muối, cà muối, kim chi,…
– Đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ thường khó tiêu, gây áp lực cho dạ dày.
Đồ ăn nhanh không tốt cho người bị viêm dạ dày Hp.
IV – Viêm đau dạ dày hp uống thuốc gì? Thuốc trị viêm dạ dày HP
Viêm dạ dày hp dương tính điều trị như thế nào? Khi những dấu hiệu đầu tiên của viêm dạ dày xuất hiện, bạn cần tới cơ sở y tế để thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân viêm dạ dày có phải do vi khuẩn Hp hay không.
Từ đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn phác đồ viêm dạ dày Hp phù hợp và hiệu quả nhất.
1. Thuốc chữa viêm dạ dày Hp bằng Tây y
Thuốc điều trị viêm dạ dày Hp ở trẻ em và người lớn thường được kết hợp ít nhất 2 loại là thuốc kháng sinh và thuốc kháng hoặc ức chế axit dạ dày.
Liệu trình sử dụng thuốc trị đau dạ dày Hp thường kéo dài ít nhất 2 tuần hoặc nhiều hơn tùy theo từng trường hợp.
Việc sử dụng các loại thuốc này có thể gây ra một số tác dụng phụ như tiêu chảy, phân đen, rối loạn vị giác… Vì vậy, quá trình điều trị cần được thường xuyên theo dõi và có ý kiến của bác sĩ.
Bạn nên cẩn trọng khi điều trị viêm dạ dày HP bằng thuốc Tây
Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nhất định phải tuân thủ chính xác phác đồ để tránh trường hợp vi khuẩn Hp kháng thuốc.
Điều trị viêm dạ dày Hp kháng thuốc thường rất khó khăn. Sau khi thực hiện các kiểm tra để phát hiện vi khuẩn Hp kháng thuốc, người bệnh nên sử dụng phác đồ điều trị mới ngay lập tức.
Bác sĩ sẽ kê cho bệnh nhân thuốc kháng sinh điều trị vi khuẩn Hp mới để thay thế với mong muốn mang lại hiệu quả cao hơn.
2. Chữa viêm dạ dày Hp bằng Đông y
Để chữa viêm dạ dày Hp bằng Đông Y, người bệnh có thể áp dụng các nhóm thuốc sau đây:
– Nhóm 1: Thuốc có tác dụng giảm đau bao gồm cam thảo, cà độc dược.
– Nhóm 2: Giúp giảm nồng độ axit trong dạ dày và ức chế sự phát triển của vi khuẩn Hp, bao gồm: mai mực và vỏ hàu.
– Nhóm 3: Tác dụng trừ bĩ tích, phá khí, hành khí, điều hòa trường vị, bao gồm các vị: vỏ vối rừng, thương truật, quả chấp non.
– Nhóm 4: Có khả năng kháng sinh tương tự như các loại thuốc Tây y, bao gồm: bồ công anh, lá khôi, khổ sâm, dạ cẩm.
Thuốc Đông y không gây ra tác dụng phụ, nhưng thời gian tác dụng hơi lâu. Do đó, bạn cần kiên trì sử dụng. Tuy nhiên, các cách trên chỉ mang tính chất tham khảo và chưa được kiểm chứng.
3. Thuốc Yumangel – Giảm nhanh các triệu chứng viêm dạ dày Hp
Trong trường hợp các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, bỏng rát, đau thượng vị… của viêm dạ dày do Hp khiến bạn cảm thấy khó chịu, hãy dùng ngay 1 gói thuốc dạ dày chữ Y.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel ở dạng hỗn dịch giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, đồng thời giúp trung hòa axit, nhanh chóng làm dịu cơn đau, trả lại cảm giác dễ chịu.
Như vậy, chúng ta vừa mới tìm hiểu các thông tin cần thiết về bệnh viêm dạ dày Hp. Nếu bạn cần được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ trực tiếp cho dược sĩ của Yumangel qua hotline 1800.1125 (miễn phí cước).
Chưa có bình luận!