Bệnh U trực tràng: Biểu hiện, mức độ nguy hiểm và cách chữa

U trực tràng là một trong các bệnh lý phổ biến ở trực tràng. Bệnh không chỉ gây khó chịu mà còn có nguy cơ gây ung thư đại tràng đe dọa tính mạng. Vì vậy, việc tìm hiểu các thông tin về bệnh u trực tràng là rất cần thiết để bạn có thể chủ động phòng ngừa cũng như phát hiện và điều trị bệnh sớm để bảo vệ sức khỏe của mình.

I – U trực tràng là gì? 

Bệnh u trực tràng là gìHình ảnh u trực tràng. 

U trực tràng là bệnh gì? Trực tràng nằm ở vị trí cuối cùng của đại tràng (ruột già), đây cũng là bộ phận dễ xuất hiện khối u nhất. U trực tràng là các khối u xuất hiện trên bề mặt niêm mạc trong trực tràng.

U trực tràng thường phát triển từ các polyp tuyến (adenomatous polyps) có trên niêm mạc trực tràng. Trong quá trình phát triển, những tế bào bất thường trong polyp có thể chuyển hoá thành ung thư nếu không được loại bỏ kịp thời.

U trực tràng là một trong những loại ung thư phổ biến nhất trên thế giới và có khả năng gây ra hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe nếu không được phát hiện và điều trị sớm

U trực tràng được phân thành 2 loại là u lành tính và u ác tính:

  • U lành tính: Đa phần u trực tràng là lành tính. Đây là 1 loại polyp trực tràng hình thành và phát triển trên bề mặt niêm mạc trong trực tràng.
  • U ác tính: Ung thư trực tràng, các khối u có tốc độ phát triển rất nhanh và có khả năng lan lan sang các mô lân cận và di căn xa qua hệ thống mạch máu và hạch bạch huyết.

II – Nguyên nhân gây bệnh u trực tràng 

u trực tràng thấp là gìLạm dụng rượu bia, chất kích thích là 1 trong các nguyên nhân gây u trực tràng

Việc nắm được các nguyên nhân gây bệnh u trực tràng không chỉ giúp bác sĩ có phác đồ điều trị phù hợp mà còn giúp bệnh nhân chủ động phòng ngừa bệnh. Một số nguyên nhân chính gây bệnh ung thư trực tràng gồm:

  • Thói quen ăn uống không khoa học: Bữa ăn quá nhiều chất đạm từ thịt, mỡ động vật; ăn nhiều đồ ăn nướng, rán, hun khói; thức ăn nhiều chất cholesterol, ít chất xơ, rau, hoa quả… làm tăng nguy cơ bị u trực tràng.
  • Lạm dụng rượu bia, chất kích thích: Thường xuyên uống bia rượu, sử dụng chất kích thích hay hút thuốc lá cũng là lý do gây u trực tràng. Nghiên cứu cho thấy, trong thuốc lá có chứa 7000 chất hóa học, 69 chất hình thành tế bào ung bướu dễ dẫn tới hình thành các khối u.
  • Di truyền: Di truyền có thể đóng vai trò trong một số trường hợp, nếu có người thân trong gia đình đã từng mắc u trực tràng hoặc các bệnh lý trực tràng khác, nguy cơ mắc bệnh này có thể tăng cao.
  • Thừa cân, béo phì: Những người bị béo phì, thừa cân cũng có nguy cơ mắc phải u trực tràng cao gấp nhiều lần so với người có cân nặng bình thường.
  • Tiền sử bệnh lý trực tràng: Những người từng mắc các bệnh lý trực tràng khác như viêm trực tràng mãn tính, polyp trực tràng, bệnh trực tràng có nhiều triệu chứng… có nguy cơ cao hơn mắc u trực tràng.
  • Tuổi tác: U trực tràng phần lớn xuất hiện ở người cao tuổi. Mặc dù u trực tràng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, nhưng nguy cơ mắc bệnh này tăng lên đáng kể từ độ tuổi 50 trở đi.

III – Dấu hiệu u trực tràng

dấu hiệu u trực tràng caoBệnh nhân bị u trực tràng ác tính có thể gặp các triệu chứng như đau bụng, đại tiện ra máu, sụt cân nhanh…

U trực tràng dấu hiệu thế nào? U trực tràng lành tính và u trực tràng ác tính có biểu hiện bệnh khác nhau. Cụ thể như sau: 

1. U trực tràng lành tính

U trực tràng lành tính hầu hết không có triệu chứng, nhưng cũng có thể có các dấu hiệu sau:

  • Chảy máu khi đi đại tiện.
  • Thiếu máu do chảy máu kéo dài. 
  • Nếu polyp có cuống dài gần hậu môn có thể sa ra ngoài hậu môn khi đi ngoài.
  • Polyp kích thước lớn có thể có dấu hiệu bán tắc ruột.

2. U trực tràng ác tính 

Triệu chứng của u trực tràng ác tính rõ rệt và nghiêm trọng hơn so với u trực tràng lành tính: 

  • Phân lẫn nhầy.
  • Chảy máu trực tràng, đại tiện ra máu.
  • Thiếu máu trầm trọng.
  • Sụt cân nhanh.
  • Tắc ruột.
  • Đau bụng.
  • Rối loạn đường tiêu hóa: tiêu chảy, táo bón…
  • Sờ bụng thấy có khối u.
  • Xanh xao, tinh thần suy sụp. 

IV – U trực tràng có nguy hiểm không? 

Bệnh u trực tràng có nguy hiểm khôngU trực tràng không được điều trị có thể phát triển thành ác tính gây ung thư trực tràng. 

Biến chứng nguy hiểm nhất của u trực tràng chính là ung thư trực tràng. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời ung thư trực tràng có thể gây tử vong cho bệnh nhân.

Bên cạnh đó, sau khi thực hiện phẫu thuật mổ u trực tràng, bệnh nhân có thể phải đối mặt một số biến chứng như: xuất huyết, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến cơ quan lân cận, tái phát khối u…

V – U trực tràng nên ăn gì và kiêng ăn gì? 

Theo các bác sĩ, một chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng nhưng dễ hấp thu sẽ hỗ trợ vết thương mau lành, chống viêm trùng và phục hồi sức khỏe của bệnh nhân u trực tràng sau phẫu thuật.

1. U trực tràng nên ăn gì? 

Bị u trực tràng nên ăn gìMột số thực phẩm tốt cho bệnh nhân u trực tràng. 

Ăn uống là một phần quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và hỗ trợ quá trình điều trị cho bệnh u trực tràng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống cho người mắc u trực tràng:

  • Thực phẩm giàu chất xơ: Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn uống, như rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và đậu phộng. Chất xơ có thể giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hỗ trợ điều trị u trực tràng.
  • Thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, như cà rốt, cà chua, quả mâm xôi, dưa hấu, quả dâu tây, có thể giúp giảm nguy cơ viêm và hỗ trợ quá trình phục hồi sau điều trị.
  • Giảm thiểu thức ăn chế biến sẵn: Hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến, thức ăn nhanh, thức ăn chứa nhiều chất béo, đường và muối, vì chúng có thể gây áp lực lên hệ tiêu hóa.
  • Thức ăn giàu protein: Ăn nhiều thức ăn giàu protein như thịt gia cầm, hải sản, đậu, hạt, và sữa chua để hỗ trợ phục hồi cơ bắp và hệ miễn dịch.
  • Đảm bảo đủ nước: Uống đủ nước trong ngày để giữ cho cơ thể luôn được cân bằng và hỗ trợ hệ tiêu hóa.
  • Thực phẩm chế biến từ sữa: Các thực phẩm chế biến từ sữa giàu vitamin D, canxi, đặc biệt là các probiotic rất hữu ích cho hệ tiêu hóa.

2. U trực tràng kiêng ăn gì? 

u trực tràng có nên ăn yến khôngNgười bị u trực tràng nên kiêng đường, cà phê, rượu bia, thuốc lá…

Một số thực phẩm bệnh nhân u trực tràng không nên ăn để tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn gồm có: 

  • Cà phê, rượu bia: Vì rất nhiều loại thuốc khi tiếp xúc với caffeine và rượu có thể gây ra những tác dụng phụ không tốt. 
  • Đường: Một chế độ ăn uống tốt cho bệnh nhân u trực tràng là hạn chế ăn nhiều thực phẩm chế biến, carbohydrate, các món tráng miệng hoặc đồ uống có đường.
  • Đồ uống có ga, thức ăn gây ra khí:  Các loại nước uống có ga hoặc một số thức ăn gây ra khí như đậu cũng không nên ăn khi bị u trực tràng vì đều không tốt cho hệ tiêu hóa. 

VI – Cách điều trị u trực tràng

Mổ u trực tràngPhẫu thuật mổ u đại tràng giúp loại bỏ các khối u ở bộ phận này.

Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác khối u trực tràng là lành tính hay ác tính, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện nội soi.

Nếu kết quả sinh thiết là khối u ác tính bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện các chẩn đoán chuyên sâu để đánh giá mức độ lây lan của khối u và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Tùy vào tình trạng bệnh và sức khỏe của từng bệnh nhân mà các sĩ có thể chỉ định  phẫu thuật, hóa trị, xạ trị hoặc kết hợp cả 3 phương pháp.

  • Phẫu thuật: Đối với u trực tràng ở giai đoạn sớm hoặc ở một số trường hợp ở giai đoạn tiến triển hơn, phẫu thuật có thể được thực hiện để loại bỏ hoàn toàn u và các cấu trúc xung quanh bị ảnh hưởng. Phẫu thuật có thể là một phẫu thuật tiểu phẫu trực tiếp (laparoscopic surgery) hoặc mở (open surgery).
  • Hóa trị liệu (chemotherapy): Hóa trị liệu là sự sử dụng các chất hóa học đặc biệt (thuốc hóa trị) để tiêu diệt hoặc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Hóa trị liệu thường được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại hoặc ngăn ngừa sự tái phát.
  • Xạ trị (radiation therapy): Xạ trị dùng tia phóng xạ cao năng lượng nhằm tiêu diệt tế bào ung thư. Nó thường được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật, hoặc kết hợp với hóa trị liệu để tăng hiệu quả điều trị.
  • Kết hợp điều trị: Trong một số trường hợp, các phương pháp điều trị như hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật có thể được kết hợp để tối đa hóa hiệu quả điều trị và cải thiện dự đoán về tỷ lệ sống sót và chất lượng cuộc sống.

VII – Cách phòng ngừa u trực tràng 

Bạn có thể thực hiện các thay đổi dưới đây để có lối sống lành mạnh giúp giảm và phòng ngừa nguy cơ bị u trực tràng:

  • Ăn nhiều trái cây, ngũ cốc, rau xanh: Nhóm thực phẩm này giàu vitamin, chất xơ, khoáng chất và các chất chống oxy hoá có vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư.
  • Hạn chế tối đa uống rượu: Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo, nam giỡi không nên uống nhiều hơn 2 cốc rượu/ngày, nữ giới là 1 cốc/ngày.
  • Bỏ thuốc lá: Bỏ thuốc lá không chỉ làm giảm nguy cơ bị u trực tràng mà còn phòng tránh nhiều bệnh ung thư nguy hiểm như: ung thư phổi, ung thư gan, ung thư hạ họng… 
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày: Dù bận rộn đến mấy bạn hãy cố gắng tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 3-4 lần/tuần để tăng cường sức khỏe và sức đề kháng.
  • Duy trì cân nặng hợp lý: Nếu bạn một cân nặng hợp lý sẽ giúp giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý, trong đó có u trực tràng.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp ở trên, các bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh u trực tràng để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời đồng thời biết cách phòng ngừa bệnh hữu hiệu. U trực tràng đa phần là các khối u lành tình nhưng cũng không loại trừ khả năng là các khối u ác tính. Do đó, khi phát hiện có khối u trực tràng bạn không nên trì hoãn điều trị mà cần thực hiện điều trị càng sớm càng tốt theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây biến chứng ung thư trực tràng. 

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu

Dược sĩ

Nguyễn Thị Thu

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Nguyễn Thị Thu – Tốt nghiệp chuyên ngành Quản lý và cung ứng thuốc – Cao đẳng dược TW Hải Dương với 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực trình dược, đã thực tập, công tác tại nhiều nhà thuốc khác nhau.

Đinh Thị Hiền (Tốt nghiệp Học viện Báo chí và Tuyên truyền niên khóa 2014-2018). Cô có 6 năm kinh nghiệm trong vị trí biên tập viên, content, Copy Write tại các lĩnh vực liên quan đến sức khỏe, làm đẹp,… Hiện nay, Đinh Thị Hiền được biết đến với vai trò biên tập viên cho nhãn hàng Yumangel, với mong muốn cung cấp những thông tin hữu ích liên quan đến sản phẩm cũng như các phương pháp trị đau dạ dày. Hy vọng, những nội dung mà Hiền truyền tải sẽ giúp bạn đọc có được những thông tin hữu ích, giúp bạn có được những phương pháp chăm sóc dạ dày phù hợp.

0/5 (0 lượt bình chọn)

Để lại bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *